Thông cáo về cách dự Thánh Lễ và hát lễ trong nhà thờ

16163 hoi gioan 4 - Thông cáo về cách dự Thánh Lễ và hát lễ trong nhà thờ

Trong thông cáo số 13/1959, ra ngày 21-2-1959, tòa Giám mục Hà Nội đã đưa ra một số quy định về cách tham dự Thánh lễ và hát lễ trong nhà thờ. Thánh lễ trong thời gian này vẫn được cử hành bằng tiếng Latinh. Việc đưa ra thông cáo này đã hướng dẫn các giáo hữu biết cách tham dự Thánh lễ một cách hữu hiệu hơn.

———

TÒA GIÁM MỤC HÀ NỘI

THÔNG CÁO CỦA TÒA GIÁM MỤC HÀ NỘI

SỐ 13/1959

THÔNG CÁO VỀ CÁCH DỰ THÁNH LỄ, HÁT LỄ TRONG NHÀ THỜ 

1. Tòa Thánh mới ban bố nhiều huấn lệnh về cách dự Thánh lễ, về sự hát, trong nhà thờ, về đàn, về chuông nhà thờ v.v…

Dưới đây là mấy huấn lệnh cần hơn, dễ thi hành hơn, phải giữ trong các lễ đọc, nghĩa là lễ Thày cả không hát, chỉ đọc cho kinh lễ mà thôi, xưa nay quen gọi là lễ thường. Các Cha sẽ dạy cho các giáo hữu biết và giữ ngay.

2. Khi dự Thánh lễ chẳng kỳ lễ đọc hay lễ hát, các giáo hữu chớ ở như người xem trò, coi việc tế lễ như không phải là việc của mình, một phải cộng tác trong việc tế lễ, trước hết phải cộng tác bề trong là cầm trí lại hợp ý hợp lòng, hợp tâm tình với Đức Chúa Giêsu mà dâng lễ với Chúa, nhớ Chúa và dâng chính mình với Chúa nữa.

3. Cộng tác vào việc tế lễ cả bề trong lẫn bề ngoài nữa thì hoàn bị hơn. Cộng tác bề ngoài theo đúng lễ nghi, quỳ gối, đứng ngồi, cúi đầu, chắp tay, làm dấu. v.v… nhất là thưa kinh lễ, đọc kinh, hát kinh xứng hợp với phần lễ.

3. Khi dự lễ chẳng những ta dự lễ cộng tác vào việc dâng lễ, cả bề trong cả bề ngoài, lại chịu lễ nữa, thì đó là thông công lễ một cách hoàn hảo.

4. Nên có sách lễ Tiếng Việt để theo lễ suy ngắm, cầu nguyện với Thày cả. Nhưng muốn được ích lợi, và xem lễ sốt sắng hơn, chờ đợi đến khi xem lễ mới mở sách ra xem, nên sửa soạn trước là đọc cho hiểu các kinh về lễ trước khi dự lễ. Các Cha nên cắt nghĩa cho giáo dân hiểu một ngày một hơn các kinh lễ và ý nghĩa lễ.

5. Cấm ngặt không được đọc to tiếng, hoặc một người đọc hoặc các giáo hữu cùng đọc, những kinh thuộc về Thánh lễ, dù học bằng tiếng la tinh, dù đọc bằng tiếng Việt cũng cấm, trừ những kinh sẽ nói sau đây, (Và các kinh khác sẽ nói khi khác).

6. Các ngày chủ nhật và các ngày lễ nên đọc Thánh thư và Phúc âm bằng tiếng Việt Nam cho giáo dân nghe và hiểu, còn các kinh khác không được đọc, ví dụ kinh cáo mình khi Thày cả đứng dưới phần bàn thờ và khi sắp cho chịu lễ, kinh lạy Cha, lúc Thày cả đọc Pater và các kinh khác trong lễ tiếng Việt. Nhưng được đọc kinh ngắm lễ, kinh dọn mình chịu lễ v.v…. Vì các kinh ấy không phải bản dịch kinh, về Thánh lễ Thày Cả giảng đọc, cùng được hát vắn tắt, sốt sắng xứng hợp với phần lễ, miễn là các bài ấy không phải là những bản dịch kinh về Thánh lễ, Thày Cả đang đọc.

7. Hội thánh cho phép đọc và hát bài khác với kinh của Thánh lễ, kẻo giáo dân ngồi không buồn chán, và để giáo hữu dễ cầm trí hơn, nhưng Hội thánh ước mong giáo hữu biết tiếng Latinh, và đọc chung với Thày Cả những kinh được phép đọc chung, nghe hay theo Thày Cả khi người đọc những kinh không được phép đọc chung, thưa lại bằng tiếng Latinh, ít là những câu dễ hơn.

8. Nên tập cho các giáo hữu bằng tiếng Latinh những câu như: Amen, Et…

9. Từ lúc truyền phép đến Kinh Lạy Cha nên im lặng đứng hát, đừng đọc kinh to tiếng.

10. Trong lễ đọc không được đánh đàn luôn cả lễ, đàn phải im lặng trong lúc này: từ khi Thày cả đến phản bàn thờ, cho đến khi dâng bánh rượu, những câu trước Praefatio cho đến hết Sanctus, từ khi truyền phép đến kinh lạy Cha, từ kinh lạy Cha đến Sanctus, đang khi đọc Confiteor trước chịu lễ, khi đọc Postcommunio, khi làm phép lành cuối lễ.

11. Khi nhà thờ rộng, đông người dự lễ, Thày Cả phải đọc to tiếng, những kinh chữ đỏ dạy cần đọc rõ tiếng (Clara voce) để giáo hữu dễ theo lễ.

 

Hà Nội, ngày 21-2-1959.

T.L Đức Giám mục

Nguyễn Ngọc Oánh. Bí thư.

Exit mobile version