Mỗi lần lên Sài Thành, thông thường tớ hay quá độ tiệm sách T.S thân quen, gần chân cầu Thị Nghè… Lại mất bộn tiền mua sách! Lại thấy sức mạnh vô hình của…cơn mê sách đang… lạc lõng trong thế giới phẳng. (Dù nhiều lần tự nhủ vào xem chơi thôi, nhất định không mua… nhưng hầu như tớ dễ … siêu lòng trước những đầu sách mới, có giá trị). Tớ chấm tiệm sách này, đơn giản có triết khấu giảm sách khá cao, 20-30%. Thú thực, mua… cả đống sách nhưng có bao giờ đọc … ra hồn quyển nào đâu. Chỉ đọc lướt, xem tổng quát để rồi may ra khi nào đụng vấn đề thì có cái trích dẫn… Hôm nay tớ lên Sài Thành theo hẹn ‘hội lớp’ cùng các bạn đồng môn báo chí thời đại học… Thấy sớm tí tớ lại… ngứa mê sách, lại ghé vào với ‘quyết liệt’ chỉ tham qua thôi, nhất định không mua. Nhưng cái ‘quyết’ của tớ sớm phát huy công năng… ‘liệt’ ngay, khi thấy tái bản một số đầu sách của Cha Giáo sư KIM ĐỊNH (Vấn Đề Quốc học; Tinh Hoa Ngũ Điển, Triết Lý Cái Đình…); quyển ‘Vua Gia Long và Người Pháp’(Biên khảo của Thụy Khuê)… tớ lại không tiếc tiền …tậu về, mặc dù giá cả dẫu có triết khấu giảm giá vẫn…nặng ký (nhất là cuốn Biên Khảo…) Tớ có chút suy tư về Cha Ân sư Kim Định. Linh mục Đaminh Lương Kim Định (15.6.1915-25.3.1997) là một giáo sư thời danh của ‘bên thua cuộc’ trước 1975. Ngài được coi là một Triết gia Việt Nam, ‘ông tổ’ của Triết Việt. Quả thật, Ngài có công lớn lớn trong việc khai phóng, đặt nền tảng xây dựng Triết Việt Nam (Cha gọi là Việt Triết hay Việt Nho). Ngài là một trong những người có công khai sinh khoa Triết học Phương Đông trường Đại học Văn Khoa… Có thể nói Ngài là tinh hoa minh triết tài đức của dân tộc, niềm tự hào của nhà trường để ‘ngẩng cao đầu’ với quốc tế… Những trước tác đầy giá trị của Ngài để lại đến nay hậu sinh vẫn chưa khai thác hết. Đặc biệt công trình đồ sộ- bộ sách triết lý An vi gồm 35 cuốn… Người có công lớn thế thế đáng phải dựng tượng trong khuôn viên nhà trường như cách tri ân, giáo dục ‘nhân văn’ trực quan sinh động… Thế mà 4 năm ngồi mài… lủng bao cái quần ở đại học này (giờ là Đại Học Khoa Học xã hội và Nhân văn), học chương trình 6 cùng ngành Triết- cũng đã từng học chung chuyên ngành Triết ở giai đoạn Đại Cương… tớ chẳng thấy ai chính thức nhắc đến cái tên ‘Giáo sư Kim Định’, chứ đừng nói đến công đóng góp lớn của Ngài cho nhà trường. Đôi lần tớ vào khoa Triết, cũng chẳng thấy trưng hình Ngài như cách…biết ơn Ân sư… (không biết bây giờ có không!). Người ta đã quên Ngài, cố tình quên công lớn của Ngài…! Thiếu lòng biết ơn thì liệu có giáo dục con người ‘nhân văn’ được không !?
Lm.Đaminh Hương Quất