Hỏi: Thưa cha, con muốn làm rõ một số điểm về phụng vụ Tam Nhật Phục Sinh. Liệu một thầy phó tế có thể chủ sự phụng vụ vào các ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh, và đêm Vọng Phục Sinh không, trong một tình hình không có linh mục tại chỗ? Nếu có, những gì làm được và những gì không được làm? – R. M., Kitwe, Zambia.
Đáp: Câu trả lời nhanh và ngay lập tức cho câu hỏi này là không được, thầy phó tế không thể chủ sự bất kỳ các cử hành nào, và nếu không có linh mục tại chỗ, các nghi thức là đơn giản không được cử hành.
Cần phải nhớ rằng các cử hành của Tam Nhật Phục Sinh là không phải các ngày theo luật buộc, do đó, trong khi tất cả mọi thứ có thể làm nên được thực hiện để đảm bảo việc cử hành cho càng nhiều tín hữu tham dự càng tốt, điều này phải được thực hiện mà không phá hoại bản chất của chính buổi cử hành.
Cũng cần nhớ rằng các buổi cử hành có liên quan mật thiết với nhau và liên quan đến ý nghĩa bên trong của họ. Thư luân lưu “Paschales Solemnitatis” của Tòa Thánh năm 1988 và các qui chế của Sách Lễ Latinh mới, nói rõ ràng rằng Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly của Chúa và việc cử hành của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có liên quan trong một cách thân thiết, đến nỗi chúng thường phải được cử hành cùng trong một nhà thờ. Mặc dù chúng không nhất thiết phải được cử hành bởi cùng một linh mục, sự liên kết mật thiết của chúng và bản chất của chúng đòi hỏi sự hiện diện của một linh mục. Liên quan đến khó khăn của việc cử hành cho hơn một giáo xứ, Thư luân lưu “Paschales Solemnitatis” nói:
“43. Thật là phù hợp khi các cộng đồng Dòng tu nhỏ, cả giáo sĩ và giáo dân, và các nhóm giáo dân khác nên tham gia vào cử hành Tam Nhật Phục Sinh ở các nhà thờ chính lân cận.
“Tương tự, nơi đâu số lượng người tham dự và các thừa tác viên là quá ít, đến nỗi các cử hành của Tam Nhật Phục Sinh không thể được thực hiện với sự trang trọng cần thiết, các nhóm tín hữu ấy nên tập họp trong một nhà thờ lớn hơn.
“Ngoài ra, nơi đâu có các giáo xứ nhỏ với chỉ có một linh mục, các giáo xứ này được khuyên tập họp lại, càng nhiều càng tốt, trong một nhà thờ chính và tham dự việc cử hành tại đó.
“Xét nhu cầu của các tín hữu, nơi đâu một linh mục chịu trách nhiệm cho hai hoặc nhiều giáo xứ, mà trong đó các tín hữu qui tụ thành nhóm lớn, và nơi đâu việc cử hành có thể được thực hiện với sự quan tâm cần thiết và trang trọng, việc cử hành Tam Nhật Phục Sinh có thể được lặp lại phù hợp với các qui chế đã có”.
Một chú thích cho đoạn văn đầu tiên trên làm sáng tỏ trường hợp của các cộng đoàn Dòng kín: “Tại các đan viện nữ tu, mọi nỗ lực nên được thực hiện để cử hành Tam Nhật Phục Sinh với buổi lễ lớn nhất có thể, nhưng chỉ trong nhà thờ đan viện mà thôi”.
Về sự hiệp nhất của Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh, thư luân lưu nói:
“46. Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly của Chúa được cử hành vào buổi tối, vào thời điểm thuận lợi hơn cho việc tham gia đầy đủ của toàn thể cộng đồng địa phương. Tất cả các linh mục có thể đồng tế, cho dù họ đã tham dự đồng tế thánh lễ Truyền Dầu trong ngày ấy, hoặc nếu, vì lợi ích của các tín hữu, họ đã cử hành một thánh lễ khác rồi.
“47. Nơi đâu vì có yêu cầu mục vụ, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép một Thánh lễ khác được cử hành tại nhà thờ và nhà nguyện vào buổi tối, và trong trường hợp cần thiết thật sự, làm vào buổi sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham gia vào Thánh lễ buổi tối. Tuy nhiên sự chăm sóc vẫn được thực hiện, để đảm bảo rằng các cử hành của loại này không diễn ra vì lợi ích của ít cá nhân hoặc nhóm nhỏ, và rằng cử hành này không làm tổn hại cho Thánh lễ chính.
“Theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội, tất cả các Thánh lễ mà không có tín hữu tham dự là bị cấm trong ngảy này.
“48. Nhà Tạm phải là hoàn toàn trống rỗng trước Thánh lễ. Bánh Thánh cho tín hữu rước lễ phải được truyền phép trong lễ này. Một lượng Bánh Thánh vừa đủ cũng được truyền phép, và để dành cho việc rước lễ ngày hôm sau.
“49. Đối với nơi cất Mình Thánh, một nơi cần được chuẩn bị và trang trí một cách để có lợi cho cầu nguyện và suy niệm, sự trang nghiêm phù hợp với phụng vụ của các ngày này được qui định, để tránh mọi lạm dụng và bị ức chế. Khi Nhà tạm ở trong một nhà nguyện nằm tách rời phần trung tâm của nhà thờ, đó là nơi thích hợp hơn để chuẩn bị nơi cất Mình Thành và tổ chức phiên chầu.
“53. Thật là thích hợp hơn rằng Mình Thánh được mang trực tiếp từ bàn thờ bởi các phó tế, hoặc thầy giúp lễ, hoặc các thừa tác viên ngoại thường, ở thời điểm rước lễ, để trao Mình Thánh cho các bệnh nhân và người tàn tật phải rước lễ tại nhà, để cho theo cách này họ có thể liên kết chặt chẽ hơn với Giáo Hội đang cử hành.
“54. Sau lời nguyện sau rước lễ, cuộc kiệu diễn ra, với thánh giá đi đầu. Mình Thánh Chúa, được kèm theo các ngọn nến thắp sáng và bình hương, được mang qua nhà thờ đến vị trí cất Mình Thánh, trong khi ca đoàn hát thánh ca ‘Pange lingua’ hoặc một số ca khúc khác về Thánh thể. Nghi thức rước này không được thực hiện, nếu Phụng vụ cuộc Thương Khó của Chúa sẽ không được cử hành trong cùng một nhà thờ ngày hôm sau.
Qui chế cuối cùng này nhấn mạnh sự kết hiệp của hai nghi thức, vốn trong cách nào đó tạo ra một tổng thể duy nhất, và như vậy một linh mục phải sẵn sàng cho cả hai buổi lễ.
Cũng phải lưu ý rằng bởi vì qui chế của Sách Lễ chỉ cho phép cho Rước lễ ngoài Thánh lễ cho người bệnh vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, và cho người hấp hối rước lễ ngày thứ Bảy Tuần Thánh, do đó không thể có việc Cử hành Lời Chúa và cho Rước lễ vào các ngày này.
Ngày này là tưởng nhớ Thánh Lễ Đầu Tiên, và sẽ là không thích hợp khi thay thế Thánh lễ bằng bất cử cử hành khác nào.
Tuy nhiên, nơi đâu không thể có linh mục tại chỗ, một số hình thức của việc đạo đức có thể được tổ chức bởi các giáo lý viên hoặc thậm chí các phó tế, để tưởng niệm các ngày ấy, nhưng loại trừ việc cho rước lễ và lưu giữ Mình Thánh.
Lễ đêm Vọng Phục Sinh không được liên kết theo cách này, và có thể được cử hành cách độc lập với hai ngày kia. Tuy nhiên, đêm Vọng là cơ bản một Thánh lễ, và do đó không thể được chủ sự bởi một phó tế. Mình Thánh được trao cho tín hữu ngày này phải được truyền phép trong chính Thánh lễ.
Tuy nhiên, trong các cộng đoàn, mà không có Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, có thể tổ chức cho rước lễ ngoài Thánh lễ. Tốt nhất phụng vụ rước lễ này nên dùng các Bánh thánh đã được truyền phép trong Thánh lễ Vọng Phục Sinh.
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org 15-3-2016)