”THẦY” hay là ”NGƯỜI”?

Trong thời “Việt Nam Cộng Hòa”, tôi chưa bao giờ nghe các câu: ”Chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm! Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm! Cô giáo là cáo dô! Thầy giáo tháo giầy! ‘Thưa thày’ là ‘thay thừa’! ‘Thay, thừa’ là ‘thế, dư’, tức là THỨ DÊ! Tử hình thì nhẹ quá! Cho nó làm thầy giáo mới đáng đời! Nhà Trường nhường trà! Phụ đạo là phạo…!”

Thật ra, ”SƯ” là cách Việt Bào phát âm ”độc đáo” chữ Nho () để chữ ẤY trở thành tiếng Mẹ. Nhiều nhà ngôn ngữ Pháp xác nhận tiếng ấy có hơn tám mươi phần trăm do gốc nước ngoài. Nhưng ”họ” vẫn tự hào: ”Điều gì không rõ ràng thì không phải của tiếng Pháp / người Pháp!” (Ce qui n’est pas clair, n’est pas français!)

Chữ ”maître, master, Meister” (Pháp, Anh, Đức) có gốc Latinh MAGISTER: THẦY TRÊN người khác (qui est au-dessus des autres), cho nên người Pháp cũng có danh ngôn: ”Dieu n’a point de maître, et j’en ai un.” (Thượng Đế không có Thầy, còn tôi thì có.) Ngạn ngữ Latinh dạy đời: ”Magister dixit!” (Thầy phán mà!)


Vậy, chẵng lẽ Việt Bào hôm nay MẤT SƯ? Tuyệt đại đa số THẦY-của-tôi đều TUYỆT VỜI bởi vì các VỊ ẤY có kiến thức RỘNG. Không phải là Giáo Sư ngoại ngữ, các THẦY-của-tôi có thể đọc tài liệu bằng tiếng Pháp, Anh, Latinh… Hồi đó, sinh viên Khoa Học, Y Khoa, Luật Khoa… được nghe giảng bằng tiếng Pháp, Anh, thậm chí học sinh Trung Học (chương trình Việt, lớp Đệ Tứ) có thể làm ”Nghị Luận Luân Lý” bằng tiếng Anh, Pháp. Chứ không như bây giờ, quá nhiều Thầy Giáo (tốt nghiệp Đại Học, không thuộc Ban Ngoại Ngữ) chẳng nói được tiếng Anh, Pháp!


Vào máy, tìm ra Trang Công ty Gia sư Đức Minh có lời giới thiệu: ”Đức Minh là một công ty hoạt động trong lĩnh vực Giáo Dục và Đào Tạo. Được thành lập năm 2003, đơn vị chúng tôi luôn lấy khách hàngchất lượngdịch vụ làm mục tiêu chính để phát triển công ty….Cung cấp dịch vụ học tập chất lượng cao tại Công ty do các Giảng Viên hàng đầu giảng dạy.”, tôi nghe xót xa trong lòng bởi vì ”người ta” dùng từ ”Công ty, đơn vị, dịch vụ…”, nhất là chữ CHẤT LƯỢNG bởi vì ”chất lượng” (masse) là ”cái thực chất của VẬT THỂ”, chẳng hạn: gỗ ép khác với gỗ cẩm lai!

Hiện nay, ở Sài Gòn (Tp HCM), có Trang:
Gia sư | Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức

Ở Hà Nội và nơi khác cũng vậy:
CÔNG TY GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC – Hà Nội –
Gia su Thu Duc (gia sư thủ đức) Tâm Tài Đức

Gia sư Bình Dương Tâm Tài Đức – Gia su Binh Duong

Phan văn Phước


Bài viết: Thầy và Sư

Ngày xưa, các thầy giáo miền Bắc gọi học sinh là các Anh, hoặc các Chị, và xưng là Tôi. Khi tôi mới ra trường, chịu ảnh hưởng của các thầy, cô cũ, tuy tôi không gọi các học sinh là anh, chị (vì thấy quá xa cách) mà gọi là các Em, nhưng vẫn dùng đại từ nhân xưng “Tôi”. Trong mấy năm học đầu, tôi vẫn giữ cách xưng hô ”Tôi và các Em” như vậy. Cho tới một năm, tôi đổi lại cách xưng hô với các học sinh. Nguyên nhân như sau.

Hàng năm, vào tháng sắp nghỉ hè, nhiều học sinh làm các sổ lưu bút, để đưa các thầy cô và bạn bè ghi vài dòng kỷ niệm, cũng có người viết dài cả hai, ba trang. Thường thường, với các lưu bút của học sinh, tôi chỉ ghi cô đọng khoảng năm hay sáu dòng. Có những em giữ cuốn lưu bút vài năm, rồi để mất lúc nào không biết; nhưng cũng có những em, tôi gặp lại sau hơn ba mươi năm, khoe vẫn giữ cuốn lưu bút thời học ở Lê Ngọc Hân và đọc lại cho tôi nghe, ngày xưa, tôi viết những gì trong đó.


Trở lại lý do làm tôi thay đổi cách xưng hô với học sinh. Một năm, một em học sinh đưa tôi quyển lưu bút nhờ tôi viết. Tôi ghi vài ý nghĩ của mình và vài lời chúc em về sự học và cuộc sống tương lai, rồi hoàn lại. Cuốn lưu bút sau đó được gửi cho nhiều thầy cô khác. Một buổi, anh bạn cùng ở chung appartement mang về cuốn lưu bút đó. Nhân lúc rảnh rỗi, tôi mở ra xem các cảm nghĩ được mọi người ghi lại và đọc luôn cả các dòng mình đã viết thì thấy, các chữ “Tôi” mà tôi ghi đã được em học sinh khéo léo tẩy đi và viết lại bằng các chữ “Thầy”. Tôi hiểu rằng, chữ “tôi” đối với các em quá xa cách. Từ đó, vào các lớp học, tôi dùng cách xưng hô “Thầy và các Em”.


Ở trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, các bạn nào vào học trước năm 1975 thì còn thấy ở mỗi lớp học có treo câu nêu lên trách nhiệm của người Thầy Giáo: LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC. Người thầy dạy học, không phải chỉ đơn thuần là rao giảng kiến thức, mà trọng đại hơn, còn có trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước. Một đất nước lạc hậu, muốn tiến lên, phải canh tân và đẩy mạnh công tác giáo dục. Đó là một phương châm mà trường Đại học Sư Phạm muốn nhắc nhở các sinh viên, muốn họ ghi khắc trong lòng. Tiếc thay, sau năm 1975, câu phương châm đó bị gỡ đi vì bị chê là “phong kiến”, và các người làm thiên chức dạy học ở đại học đều được gọi chung là “cán bộ giảng dạy”, như là cán bộ hỏa xa, cán bộ y tế, cán bộ ngân hàng v.v

Trước 1975, ở miền Nam, các thầy, cô giáo cấp Tiểu học thì gọi là Giáo viên, các thầy cô dạy Trung học trở lên thì gọi là Giáo sư, giống như cách gọi của Pháp. Sau 1975 thì tất cả đều gọi là giáo viên. Cũng là một điều hơi lạ và cũng hơi hài hước là: các ông không phải là “sư” thì được gọi là “sư”, như KỸ SƯ, LUẬT SƯ, vv… còn mấy ông “ sư” thật một trăm phần trăm thì không được gọi là GIÁO SƯ!


Nguyễn Trần Trác

(Cựu SV&GS ĐHSPSG)

Sao từ LINK: Vài nét về trường ĐHSP Sàigòn

Exit mobile version