Đây là một vị giáo hoàng sáng chói trong Hội Thánh. Ngài đã xác nhận quyền tài thẩm trên toàn thể Giáo hội là do thánh Phêrô lãnh được bởi Chúa Kitô. Đức giáo hoàng Libêriô đã chú ý tới linh mục Damasô gốc Tân Ban Nha và đặt Ngài làm tổng phó tế cai quản Giáo hội. Khi hoàng đế Constance ủng hộ phái Ariô bắt Đức Libêriô đi đày. Damasô đi theo Ngài. Nhưng Đức Libêriô cảm thấy mình sắp chết, và để chiều theo ý Ngài, Damasô trở lại Roma, nơi Ngài sẽ được chọn làm giáo hoàng.
Giữa những phiến động, phân ly và xáo trộn, triều đại giáo hoàng của Ngài khổ não tột cùng. Dầu vậy, chính những điều đó làm nên vinh quang cho đức giáo hoàng. Là nhà trí thức, khảo cổ và thi nhân, Đức Damasô đã lưu giữ những chứng liệu quý báu về Roma của Kitô giáo thời xưa, Ngài đã sửa sang phần mộ các thánh tử đạo, trước tác những vần thơ để ở mộ bia. Những nét chữ đẹp trên các mộ mênh danh là “chữ Damasô”. Ngài cho xây nhiều đại thánh đường và nhiều nhà từ thiện.
Chúng ta phải biết ơn thánh Damasô nhiều, vì Ngài đã nhận thức được tài năng giá trị của thánh Hiêrônimô và đã trao phó trách nhiệm hiệu đính bản dịch thánh kinh. Chính Ngài đã kết các thánh vịnh bằng kinhsáng danh.
Giữ cho đức tin được tinh ròng ở cộng đồng Nicêa chống lại phái Ariô, Đức Damasô đã triệu tập nhiều công đồng. Công đồng Constantinople đã đưa Ngài tới danh hiệu cao cả nhất là “viên ngọc của đức tin”.
Đức Damasô đã viết nhiều vần thơ đề mộ bia. Có một tấm Ngài viết về chính mình và đăt ở nghĩa trang thánh Callistô : “Tôi, Damasô muốn được chôn cất tại đây, nhưng tôi sợ phàm tục hóa xương cốt các thánh nhân”.
Bởi vậy, Ngài đã được chôn cất trong một thánh đường ở Via Ardeatina.