Tạo vật – Thụ tạo

taovat - Tạo vật - Thụ tạo

Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hãy những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

1. Nghĩa chữ tạo, thụvật:

1.1. Tạo: có mấy chữ Hán này là , , , , , . Trong từ tạo vật là chữ , chữ này có bộ xước (nghĩa là đi) và chữ cáo (nói cho người khác biết), cho nên nghĩa nguyên thuỷ của chữ tạo là làm việc thành công.

Chữ có nhiều nghĩa. (đt.) (1) Làm cho từ không có trở thành có và tồn tại. (2) Chế tác: Tu tạo. (3) Kiến thiết: Tạo phúc nhất phương (Kiến thiết phúc cho cả một phương). (4) Phát minh: Sai Luân tạo chỉ (ông Sai Luân chế tạo ra giấy trước nhất). (5) Sinh ra. (6) Làm ra. (7) Bịa đặt: Tạo dao sinh sự (bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự). (8) Đi về phía trước. (9) Đến: Tạo phủ (tới hầu ngài). (10) Bồi dưỡng. (11) Thành tựu. (dt.) (12) Niên đại. (13) Tên tế tự. (14) Giờ, ngày, tháng, năm sinh của một người theo bói toán gọi là tạo. (15) Thăm hỏi. (16) Thời đại: Mạt tạo (đời cuối, cuối mùa). (17) Hai bên tố tụng: Lưỡng tạo (cả hai bên). (18) Mùa gặt: Nhất niên tam tạo (một năm ba mùa). (19) Họ Tạo. (20) May mắn. (21) Nhà bếp. (22) Tên tước hiệu. (pht.) (23) Vội vã: Tạo thứ (vội vàng). (24) Bắt đầu.

1.2. Thụ: Có những chữ Hán này: ,,,,,,, trong trường hợp này là chữ , có nghĩa: (đt.) (1) Sử dụng: Hưởng thụ. (2) Tiếp nhận: Thụ lễ. (3) Được / thích hợp. (4) Bị : Thụ phê bình (bị phê bình). (5) Chịu cái dở: Thụ phạt (bị phạt). (6) Ráng chịu. (7) Thu mua. (8) Thu hồi. (9) Chứa đựng: Tiêu thụ (Hưởng dùng). (10) Tiếp thu. (pht.) (11) Hợp với giác quan: Thụ thính.

1.3. Vật: có ba chữ Hán: , , , trong từ tạo vật là chữ , có nghĩa: (dt.) (1) Cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được: Phế vật (đồ bỏ). (2) Các loại sinh ở trong trời đất đều gọi là “vật” cả: Vật hoán tinh di (vật đổi sao dời). (3) Hoàn cảnh hay sự việc bên ngoài. (4) Người hay hoàn cảnh bên ngoài. (5) Nội dung: Ngôn chi hữu vật (lời nói có nội dung). (6) Màu sắc. (đt.) (7) Tìm tòi: Vật sắc.

Nghĩa Nôm: (1) Nói chung về muông thú: Các vật có vú. (2) Các thức chung quanh: Vật đổi sao dời.

2. Nghĩa thuật từ thụ tạo:

Thụ tạo như trên đã nói, thụ là được, bị, chịu… có nghĩa là được tạo thành, tức là vạn vật do Thiên Chúa tạo dựng lên.

3. Nghĩa thuật từ tạo vật:

Ta thử tìm ý nghĩa của thuật từ này trong các từ điển.

– Hán Ngữ Đại Từ Điển 1 : (1) Cách gọi đơn giản của “Đấng Tạo Vật”: “Sinh sinh đắc sở, sự sự duy tân, nguy nguy hô do tạo vật chi khúc thành dã” (Sự sống triển nở, mọi sự đổi mới, vĩ đại thay, như do Đấng Tạo Vật dựng nên) (Nguỵ Thư, Lý Bưu Truyện); (2) Vận may.

– Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển 2 : (1) Người xưa cho rằng do Trời dụng nên, nên gọi Trời là Tạo Vật. (2) Số mệnh, vận may.

– Hán Ngữ Từ Điển 3 : Như Tạo Hoá, là trời.

– Từ Vựng 4 : Trời.

– Vương Vân Ngũ Đại Từ Điển 5 : Trời. Chính là Đấng tạo ra vạn vật.

– Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin: tạo vật: Creation, Createur.

– Từ điển Việt – Hán hiện đại, NXB Khoa Học Xã Hội: tạo vật = tạo hoá

– Từ điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học: Tạo vật = tạo hoá = Trời.

– Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác: Tạo vật = tạo hoá: The Creator.

– Petit Passe-Partout de la presse Sino-Annamite 6 : kẻ dựng vật.

– Việt Pháp Từ Điển 7 : Créer le monde, Créateur.

– Hán Việt Từ Điển 8 : Dựng ra vạn vật; trời; tạo hoá (createur).

– Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais 9 : Création, Créateur.

– Ông Nguyễn Trường Tộ trong các Di thảo đều dùng “tạo vật” theo nghĩa Đấng Tạo Hoá.

4. Nhận xét

Hầu như tất cả các từ điển đều ghi rõ tạo vật là Đấng Tạo Hoá, duy nhất có “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ Học (NXB Đà Nẵng, 2004) thêm hai nghĩa của “tạo vật”: (1) (cũ) như “tạo hoá”; (2) Những vật tồn tại trong thiên nhiên nói chung, coi là do tạo hoá tạo ra. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này, có lẽ vì người ta hiểu lầm cách tạo từ. Ví dụ: phế vật = vật bị bỏ đi, di vật = vật được để lại khi chết, cống vật = vật được đem đi dâng biếu, tặng vật = vật để tặng, vật được tặng. Cho nên người ta dễ liên tưởng “tạo vật” = vật được tạo ra.

Kết luận

Rõ ràng, tạo vật có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, tức là Thiên Chúa, hoàn toàn không có nghĩa là vạn vật. Vạn vậtthụ tạo.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải trả lại ngữ nghĩa nguyên thuỷ cho từ tạo vật.

——————————————————————
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Tự Điển, Đài Loan, 1970.

  2. Từ điển Hán Việt, Trung Quốc, 1994.

  3. Từ Điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, NXB TP.HCM, TP.HCM, 2002.

  4. Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển, Đài Loan, 2004.

  5. Giúp đọc Nôm và Hán Việt, LM. Antôn Trần Văn Kiệm, 2004.

  6. Hán Ngữ Đại Từ Điển, Thượng Hải, Trung Quốc, 2003.

  7. Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán, Lý Lạc Nghị, NXB Thế Giới, 1997.

  8. Từ Điển Việt – Hán Hiện Đại, Trương Văn Giới – Lê Khắc Kiều Lục, NXB Khoa Học Xã Hội, 2005.

  9. Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin, Saigon, 1957.

  10. Việt Hán Từ Điển Tối Tân, nhà sách Chin Hoa.

  11. Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác, NXB Thế Giới, 2000.

  12. Từ Điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, 2005.

(Tháng 10/2007)


(1) La Trúc Phong (chủ biên), NXB Thế Kỷ, Thượng Hải, 2003, tr. 1268.

(2) Châu Hà (chủ biên), NXB Ngũ Nam, Đài Loan, 2004, tr. 1944.

(3) NXB Thương Vụ, Hồng Kông, 1968, tr. 985

(4) Lục Sư Thành (chủ biên) NXB Tập Thành, Đài Loan, 1972. tr. 1275

(5) Vương Vân Ngũ, Trung Quốc, 1936, tr. 573.

(6) G. Hue, Nxb Trung Hoa, Hà Nội, 1931, tr. 439.

(7) Đào Đăng Vỹ, Saigon, 1956, tr. 1119.

(8) Đào Duy Anh, Nxb Trường Thi, Saigon, 1957, tr. 237.

(9) Guslave Hue, NXB Trung Hoa, 1937.

Exit mobile version