Văn bản được ký kết vào tháng Chín bởi Chính thống giáo và Công giáo chưa phải là cuối cùng, mà nó là một bước quan trọng hướng tới sự thống nhất giữa hai Giáo Hội.
Nó thiết lập các khuôn khổ đối thoại ở hai khía cạnh quan trọng: ý nghĩa của tính ưu việt của giáo hoàng, và cách thức thực hiện thượng hội đồng; nhóm họp các giám mục.
Đức Ông Andrea Palmieri, Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo:
“Tính ưu việt có thể là vấn đề đòi hỏi sự tinh tế nhất trong cuộc tranh chấp lịch sử giữa Chính thống giáo và Công giáo, những người đã bị tách biệt hàng 1.000 năm. Đó là lý do tại sao mà nó đã được quyết định để chúng ta cùng nghiên cứu các thiên niên kỷ đầu tiên, khi Kitô hữu Đông phương và Kitô hữu Tây phương trong sự hiệp thông đầy đủ.”
Những chi tiết tài liệu về cách Giáo Hội hoạt động liên quan đến tính ưu việt và hội nghị tôn giáo trong 1.000 năm đầu của lịch sử.
Vào thời kỳ đó, các Kitô hữu đã được chia cho các năm ghế giáo trưởng và Roma nắm quyền danh dự tối thượng.
Tuy nhiên, không ai trong số các giáo trưởng có thể đưa ra quyết định với thẩm quyền của mình mà không cần có sự đồng ý của thành phần còn lại. Đây là hội nghị tôn giáo.
Đức Ông Andrea Palmieri:
“Khía cạnh quan trọng của tài liệu này đó là xác định vai trò của Roma xem xét sự hiệp thông của Giáo Hội hoàn vũ. Vai trò này được được công nhận ba vấn đề. Các giám mục Rôma có quyền chủ sự các nghi lễ phụng vụ với tư cách giám mục chủ tế. Thứ hai, nó công nhận vai trò của mình trong các hội đồng. Vị này không bao giờ tham gia trực tiếp nhưng gửi các đại biểu hoặc xử phạt những gì đã được đồng ý. Thứ ba, tài liệu này công nhận quyền khiếu nại lên Roma. Các Giám mục tin thượng hội đồng của họ không được tiến hành một cách công bằng có thể kháng cáo lên Roma.”
Trong số những người ký tên trong hiệp ước này có các giáo hội Chính Thống Nga và Gruzia, những giáo hội này nhiều thù nghịch truyền thống với Vatican. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ riêng từng thượng phụ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã được gặt hái những gì đã được gieo trồng bởi những vị tiền nhiệm của ngài từ Công Đồng Vatican II. Hiện vẫn còn một chặng đường dài để tiến bước, nhưng tài liệu này là một bước đột phá trên con đường đối thoại.
Jos. Tú Nạc, nguyễn Minh Sơn