Tại sao được phép dùng hải sản vào thứ Sáu trong Mùa Chay?

A haddock caught in the net - Tại sao được phép dùng hải sản vào thứ Sáu trong Mùa Chay?

Một độc giả đặt câu hỏi, trung tâm của vấn đề: “Chúng tôi [ở Belize] được khuyến khích ăn cá hoặc hải sản vào thứ Sáu. Điều kỳ lạ là hải sản đắt hơn các món như gà rán, vì vậy, tôi tự hỏi, thực sự có hợp lý để ăn cá hay hải sản mà thực sự có khi đó là những món ăn xa xỉ hơn so với thịt gà hoặc thịt bò bình thường. Có phải tinh thần tiết chế, ăn chay đòi hỏi kiêng bất kỳ loại thực phẩm xa xỉ nào? Ngoài ra, lý do tại sao các sinh vật máu nóng lại bị cấm trước tiên? Xin cho một lời giải thích?”

Tiến sĩ Taylor Marshall, Viện trưởng Đại học Thánh John Fisher và Thomas More in Fort Worth, Texas, có câu trả lời.

Đây là một câu hỏi hay. Đặc biệt là việc so sánh chi phí hải sản so với các loại thịt ăn trưa. Thánh Tôma Aquinô đưa ra 2 lý do thần học cho lý do “cấm thịt” trong Mùa Chay.

– Trước hết, Đức Kitô đã hy sinh thân xác mình cho chúng ta qua việc hiến mình trên gỗ cây Thánh giá. Vì Chúa Kitô đã ban cho chúng ta thịt máu Người, nên chúng ta cũng kiêng thịt.

– Lý do thứ hai “không ăn thịt” của Thánh Thomas cần được giải thích nhiều hơn một chút. Đây là những lời của Thánh Tôma Aquiô:

“Ăn chay đã được Giáo Hội thiết lập nhằm kềm chế sự đòi hỏi của xác thịt (concupiscences), liên quan đến thú vui về cảm ứng liên hệ với thức ăn và tình dục. Vậy nên Giáo Hội cấm những người ăn chay dùng những loại thực phẩm có khả năng tạo phấn khích, bên cạnh đó là động lực ham muốn rất lớn.

Đó là những loại thịt động vật sống trên đất, những sản phẩm như sữa từ những động vật sinh sống trên đất, và trứng của các loài chim. Vì cơ thể những động vật như vậy giống như trong cơ thể con người, chúng tạo nên khoái vị khi làm thực phẩm và có sự dinh dưỡng lớn hơn cho cơ thể con người, vì vậy, việc tiêu thụ những sản phẩm đó tạo nên sự thặng dư lớn về tinh dịch, khi dồi dào sẽ trở thành một động lực thèm khát cao độ. Do đó, Giáo Hội khuyến cáo những người ăn chay để tránh, đặc biệt là những thực phẩm này.”


Vì thế, thức ăn từ động vật máu nóng thường tạo sự ham muốn hơn là thức ăn động vật máu lạnh. Thánh Tôma liên kết thú vui từ thực phẩm đến niềm vui tình dục. Thánh Tôma dạy, lượng thức ăn của chúng ta tác động sự ham muốn tình dục của chúng ta. Tôi đoán bạn đã không hy vọng câu trả lời như thế này. Và có chứng cứ khoa học để hỗ trợ lý luận này? Này nhé, nếu bạn muốn tăng testosterone của bạn, hãy ăn nhiều thịt đỏ và thịt mỡ. Muốn giảm testosterone của bạn ư? Hãy ăn salad, rau, cá nạc.

Nhưng còn tôm hùm hoặc sò thì sao? Được viết từ thế kỷ 13, Thánh Tôma đã nhận ra vấn đề này: “Một số loài cá thì thú vị khi ăn như thịt một số loài động vật”. ‘Dục vọng là sự đòi hỏi của thú vui’ như đã nêu trên (I-II, 30, 1)”. Thánh Tôma viết rằng các quy tắc của Giáo Hội về vấn đề này là nói chung và việc muốn ăn thịt thì nhiều hơn muốn ăn cá. Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy đếm số lượng bánh mì thịt kẹp trong tiệm ăn, nhà hàng bán bít-tết (steaks houses) và nhà hàng gà rán rồi so sánh con số đó với số lượng của các nhà hàng dây chuyền bán cá như Long John Silver.

Tất nhiên, tôm hùm thì ngon hơn nhiều so với Long John Silver, phải không? Đây có thể là một quy luật tự nhiên để tránh tôm hùm hoặc cua trong tinh thần đền tội. Tuy nhiên, đối với tôi, tôi thà phải ăn miếng thịt bò hoặc bánh mì thịt kẹp hơn tôm hùm.

Nó cũng tương tự như rượu vang. Giáo Hội không cấm uống một chai rượu vang giá 100 USD trong Mùa Chay, nhưng nó trái với tinh thần Mùa Chay. Các quy tắc chung về Mùa Chay của Giáo Hội là mức tối thiểu. Sự hy sinh chân thành của tình yêu mà chúng ta ẩn ý để đền tội (như ăn salad chứ không ăn tôm hùm vào thứ Sáu) để dâng lên Chúa Kitô niềm vui cho trái tim của Người và ân sủng cho linh hồn chúng ta. Dù sao, hầu hết mọi người không thường xuyên ăn tôm hùm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ăn thịt thường xuyên và Giáo Hội nghĩ rằng chúng ta nên hy sinh nhiều hơn nữa về vấn đề này vào thứ Sáu.

Câu hỏi: Đối với cá nhân bạn, việc ăn chay và kiêng thịt trong Mùa Chay nhằm để giảm bớt thú vui hay đó là kỷ luật? Thậm chí bạn có phân biệt được hai việc này không? Đối với tôi, đó là kỷ luật: làm cho ý muốn của tôi được phù hợp theo một tiêu chuẩn và nói “không!” với ham muốn của tôi. Còn bạn thì sao?


(Hùng Nguyễn, ETMY 13-03-2013)

Exit mobile version