Suy nghĩ và tự hỏi

Hôm nay Giáo hội hân hoan mừng lễ sinh nhật Gioan Tẩy Giả, là một minh chứng cho cuộc sinh ra mang tính lịch sử. Trong lịch phụng vụ của giáo hội, chỉ có 3 ngày lễ mừng sinh nhật đó là: Sinh nhật Chúa Giêsu (24/12), sinh nhật Đức Maria (8/9), và sinh nhật Gioan Tẩy Giả (24/6). Từ đó chúng ta thấy rằng Gioan Tẩy Giả có một vị thế rất quan trọng trong Giáo Hội. Trước tiên Gioan Tẩy Giả là vị tiền hô dọn sẵn đường cho Đấng Cứu Thế, là vị trung gian giữa Cựu ước và Tân ước, vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước và vị tiên tri đầu tiên của Tân Ước, và được xem là bậc thông thái ngay cả vua Hêrôđê và dân chúng đều kính sợ, đều đặc biệt Ngài rất khiêm nhường và công chính. Quả là một cuộc sinh ra mang tính lịch sử.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới đến ngày 22/3/2017 là 7,49 tỷ người. Ước tính dân số thế giới dự kiến ​​đạt 8 tỷ người vào năm 2023 và đạt 10 tỷ người năm 2056. Liệu 7,49 tỷ người này, tất cả đều sống có ích không, một đều chắc là không. Vậy chúng ta có nằm trong con số vô ích này không? Chúng ta cùng nhau thử đối chiếu cuộc đời chúng ta với cuộc đời của Thánh Gioan Tẩy giả thử xem, được bao nhiêu phần trăm.

Mang niềm vui đến với tất cả mọi người

Ngay lúc sinh ra, Ngài đã mang niềm vui đến cho tất cả mọi người. Cụ thể láng giềng và thân thích đều chia vui (c58), miệng lưỡi ông Dacaria lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa (c64)..Còn mỗi người chúng ta, có mang niềm vui đến cho mọi người không? Hay những cuộc gặp gỡ của chúng ta mang tính xác khí, của hận thù chia rẽ…

Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi

Biến cố của Thánh Gioan đã gây một tiếng vang rất xa, sự kiện trên đã làm cho mọi người không thể nào tin được, đến nổi phải tốt lên rằng: Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây? Niềm vui ngài mang lại đã gây tiếng vang, đến nổi dân chúng phải đặt câu hỏi, rồi chính mình tự nhủ. Vậy trong cuộc sống của mỗi người chúng ta có bao giờ, mình để tiếng lại tiếng thơm tiếng tốt cho thế hệ mai sau không? Có làm cho người khác nhìn vào mình, mà thấy được tình thương Chúa hay không? Hay khi người khác nhìn vào mình, họ cũng suy nghĩ đó, nhưng suy nghĩ tại sao mình lại sống vô ích vậy.

Chính là mình, không là ai khác

Tuy trong đoạn tin mừng ngày hôm nay không nhắc tới việc, Gioan đến rao giảng và thực hiện nghi thức sám hối cho dân chúng, và dân chúng tưởng ngài là Đấng Cứu Thế. Ngài đã khẳng định, tôi chỉ là vị Tiền hô doạn đường, chứ không phải là Đấng Cứu Thế (Ga 1, 19-28). Ngài biết ngài là ai, nhiệm vụ của ngài là gì, ngài không lợi dụng lòng tin mà thực hiện âm mưu, hay cậy dựa thế lực để chứng tỏ quyền lực của mình. Trong hành trình của mỗi người chúng ta, chắc hẳn mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng biệt, có điều chúng ta sống trọn vẹn cho điều đó chưa, hay còn đứng núi này trông núi nọ, lợi dụng quyền thế để mưu ý cho cá nhân,…..

Luôn là người làm chứng cho sự thật

Gioan tẩy giả đã mạnh dạn lên tiếng cho sự thật, dù biết mình sẽ bị giết (Mc 6,17-29). Nếu vua Hêrôđê nhắm mắt làm ngơ để chiếm hữu được người vợ loạn luân của mình, thì lắm khi chúng ta cũng giống như ông ta, lắm khi đã ngậm câm trước những bất công, nhắm mắt làm ngơ trước nổi thống khổ của mọi người, hay có những cuộc tình bất chính…

Ước mong sau ngày sống, chúng ta hãy trở lại với lòng mình, suy nghĩ và tự hỏi, tôi đã làm được gì? Điều gì tôi chưa làm được? Và tôi phải làm sao? Vì bạn chỉ có 1 giây để làm, nhưng phải dùng cả đời để quên nó.

Xin Chúa đồng hành với mọi người chúng con, xin cho chúng con học nhân đức từ thánh Gioan Tẩy Giả, một người được mệnh danh lớn nhất nước trời. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết nhìn nhận lại bản thân của mình, luôn là tình thương và nối kết, là ân sủng của Chúa giữa thế giới ngày nay.

CAO DƯƠNG CẢNH ( GIÁO PHẬN CẦN THƠ)

Exit mobile version