Sống sứ mệnh làm giáo hội tại châu Á: Cùng với thần khí đi vào Sự sống sung mãn

DẪN NHẬP

1. Sự sống. Sự sống sinh độngđang sôi sục với sức năng phongphú của Châu Á. Lời hứa vàniềm hy vọng về sự sống sung mãntrong Kinh Thánh kitô. Sự sống trong NướcThiên Chúa. Ðức Giêsu đến làđể cho chúng ta được sống vàsống dồi dào (x. Ga 10,10). Sự sống:một món quà nhưng cũng là một nhiệm vụ. Cuộc hành trình đi vào SựSống ấy, cuộc đấu tranh như thế choSự Sống là chủ đề chúng tôiđã bàn đến trong các cuộc thảoluận tại Hội nghị Thần học Quốctế do Ủy Ban Cố Vấn Thần học củaFABC tổ chức tại Pattaya, Thái Lan,trong các ngày 12-6 tháng 4, 1994 [2]

2. Tụ họp nhờ tác động của ThầnKhí Thiên Chúa, chúng tôi đã cầunguyện và nhận định trong tinh thần củaNgài, đã làm việc, suy nghĩ, giảiquyết và sống qua những giây phúthân hoan trong cùng một Thần Khí. Chínhnhờ Thần Khí mà tuy đến từnhiều chủng tộc, ngôn ngữ, cảnhsống và nhiều nền văn hóa khácnhau tại Châu Á, chúng tôi cũng đãđồng tâm nhất trí với nhau trong mốiquan tâm đối với Châu Á cũngnhư đối với Giáo Hội. Sựsống phát nguyên từ Thần Khí. Sựsống được phục hồi và canh tân–tái sinh– trong Thần Khí.

3. Nhờ tin như thế vào Thần Khí củaÐức Giêsu, chúng tôi mới cảdám cố sức tìm hiểu về nhữngvấn đề phức tạp khó khăn. Làmthế nào để Giáo hội có thểlà Giáo hội thực sự của ChâuÁ và thực sự của ÐứcGiêsu? Dung mạo Ðức Giêsu tại ChâuÁ là như thế nào? Là thiểu sốđếm đầu ngón tay, làm sao chúng tacó thể chu tất nổi sứ mạng loanbáo cho từng cá nhân và cho hếtthảy mọi người biết rằng ÐứcKitô là chính Ðấng trao ban sự sống,và chính Ngài là Sự sống? Nềnthần học của chúng ta đóng góp đượcgì để phát huy việc xây dựngmột đời sống công bằng và sángsủa hơn? Chúng ta có thể làm đượcgì để cổ xúy một đời sốngnhân bản hơn tại một đại lụcbao la đang khổ đau ở khắp nơi, vôsố người đang bị gạt ra ngoàilề xã hội và đang phải kéo lêmột cuộc sống túng quẫn trong nghèođói bần cùng? Trong tư thế là Giáohội phục vụ sự sống, chúng ta cóbổn phận phải chiếu tỏa niềm hy vọngnhư thế nào cho các dân nướcChâu Á của chúng ta?

4. Có thể là những câu hỏi chúngtôi đặt ra chưa bao gồm hết mọi khíacạnh, và thậm chí không ứng đápthích đáng cho tình huống thực tếnữa. Còn những câu trả lời chúng tôi đề ra, thì khó mà cósức đào sâu được mộtthực trạng bí nhiệm như là ChâuÁ, và càng khó lòng hơn nữađể có thể vén mở nổi mầunhiệm của Ðức Giêsu và của chínhcả chúng ta là những môn đồcủa Ngài. Chúng tôi ý thức rõvề những điều đó. Nhưng, chúngtôi cũng xin được đưa ra cácthành quả có hạn rút tỉa đượctừ những suy tư chúng tôi đãlàm nhằm phục vụ Giáo hội tại ChâuÁ, ngỏ hầu mọi người có cơmay nhận biết Sự Sống và vươntới với Sự Sống.

PHẦN I.

THÁCH ÐỐ VÀ ÐE DỌA NƠI NHỮNG HIỆN TƯỠNG MỚI TẠI CHÂU Á

Chúng tôi xin bắt đầu suy tư vớimột số nhận định tổng quát vềthực trạng Châu Á.

5. Trên đà chuyển di bước qua ngưỡngcửa thế kỷ 21, các dân nướcChâu Á đang chứng kiến cảnh tượngnhững đợt phát triển tân kỳvà lý thú dồn dập ập phủ lêntrên cuộc sống của mình. Hiện tượngphát triển trong thời đại kỹ thuậtquả đã biến toàn bộ thế giớichúng ta đang sống trở thành mộtngôi làng toàn cầu. Một tia tự dovà công bằng chỉ mới chớm trổtại một nơi xa xăm hẻo lánh ởChâu Á thì trong khoảnh khắc, qua cácphương tiện truyền thông, cũng đãthu hút được ngay chú ý của cácnơi khác trong khắp năm châu bốn bể.Thế giới bao la này đã trở thànhmột ngôi làng trong đó, tinh thần khíchlệ và gây hứng cũng như niềmhy vọng có thể được thông truyềnmau chóng đến với những ngườilâm cảnh tai ương. Kiến thức đangbùng phát ra ngoài giới mức củaóc tưởng tượng. Những bímật của vũ trụ được tiếpthu vào trong những thiết bị điệntử bỏ túi, và nhờ đó màviệc học hỏi trở thành gần gũihơn với tầm tay con người, vàlàm cho công tác phục vụ cùng thểhiện tình thương đối với tha nhâncũng được nhanh chóng hữu hiệuhơn. Hiện tượng hình thành củanhiều phong trào phụ nữ cũng làmột khía cạnh tích cực trong đàphát triển chung. Các phong trào này đangngày càng lớn dần tại Châu Á,giúp cho nữ giới ý thức rõ ràng hơn về những tiềm năng vàtài lực đặc thù của họ, đặtvấn đề xét lại cảnh nữ giớiđã phải từ hàng thế kỷ nay,gánh chịu thân phận lệ thuộc nam giới,và tạo cho họ có cơ hội cùng điềukiện thuận lợi mà lên tiếng đòihỏi những quyền lợi của mình,chẳng hạn như là quyền tham gia đầyđủ vào trong đời sống công giữaxã hội. Thần Trí của Thiên Chúahằng có mặt ở trong các hiện tượngphát triển ấy (x. Hiến chế Mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng, 26). Nhìn theoviễn ảnh Kinh Thánh về công cuộc tạodựng còn đang tiếp diễn, tất chúngta phải nhận ra rằng hết thảy nhữngđiều kỳ diệu ấy đều là công trình của Thiên Chúa, để rồi cùngvới Tác giả Thánh vịnh thốt lên:“Ôi lạy Chúa! Công trình Ngài xiếtbao kỳ diệu!” (Tv 139,14).

6. Những bước phát triển trong cáclãnh vực khoa học, kỹ thuật và kinhtế đang tạo điều kiện thuận lợicho nhiều phong trào khác nhau như FABC đã từng ghi nhận trong các kỳ họptrước đây (x. FABC V, Bandung), chẳnghạn như: phong trào đẩy mạnh việcxây dựng cộng đồng tại các nướcChâu Á, phong trào cổ xúy việc thamgia, và những nổ lực nhằm màidũa cho sắc bén hơn cảm thức vềnhững thực tại thần thiêng. Ðólà những phong trào sinh động vàđầy hứa hẹn, những phong tràonói lên cuộc đấu tranh của ChâuÁ nhắm đến một cuộc sống đầyđủ và tốt đẹp hơn.

7. Tuy nhiên, nói lên niềm lạc quan trênđây không có nghĩa là bỏ sót,không biết nhìn đến tính cách mậpmờ nước đôi không thể chốicãi được của những đổithay đang xảy ra trước mắt. Thế nên,chúng ta hãy thử cùng nhau nhìn cho sâuhơn vào trong thực trạng của cuộcsống tại Châu Á.

Ðà phát triển kinh tế vàquy trình công nghiệp hóa

8. Hiện tượng đọc thấy hay nghe nóitới hầu như mỗi ngày, đi lạirồi cũng không là gì khác ngoàinhững chuyện xảy ra trong lãnh vựckinh tế: là giấc mơ đẹp về đàtiến phát kinh tế.

9. Một quy trình công nghiệp hóa khắcnghiệt đang được áp dụng tạiChâu Á. Quy trình ấy nằm trong thế dínhchặt với và phụ thuộc vào quy trìnhtoàn cầu hóa toàn bộ nền kinh tếthế giới. Như thác lũ, tư bảnnước ngoài từ Tây Phương cũngnhư từ các nước phát triểnvùng Ðông Á, ồ ạt tràn tớimang theo những phương thức sản xuấtvà những kỹ thuật công nghệ vượtquá tầm khả năng hiện có của mộtsố quốc gia Châu Á, nhằm trục lợi.Chủ nghĩa thực dân mới càng đượccủng cố kiên vững hơn.

10. Những đổi thay tận gốc trong cáchthức làm việc, trong cấu trúc cơbản của nền kinh tế, và trong chính bảnchất của những mối quan hệ giữacác cá nhân và các cộng đồng,đã biến con người thành nhữngbộ phận máy móc trong quy trình sản xuất;và hậu quả là công việc làm trởthành bóc lột phi nhân. Ðiều này đặc biệt đúng đối với cácnữ công nhân. Càng ngày càng thấygia tăng những hành động ác độcxúc phạm đến phụ nữ, đếnđời sống và công việc làm củahọ, cũng như đến các trẻ em. Phụnữ thường là những ngườitrước ai hết, nhận chịu hậu quảcủa tình trạng sa sút kinh tế và lạmphát. Và thường thì ngượclại, họ là những người cuốicùng được bảo vệ và quan tâmđến.

11. Cho dù phần lớn các nền kinh tếtại Châu Á đang ở trong giai đoạnthôn dã và nông nghiệp, thì tháiđộ trắng trợn lơ là đối vớilãnh vực này đã gây ra nhữnghậu quả tiêu cực với sứctàn phá khốc liệt không ai chối cãiđược, phương hại đến cuộcsống các cá nhân cũng như các tậpthể. Tình trạng ấy của các vùngnông thôn vẫn mãi kéo dài, ởtrong thế giẫm chân tại chỗ.

Hiện tượng hiện đại hóa,tục hóa và truyền thông đại chúng

12. Song song với quy trình công nghệ hóa,thì có nhu cầu hiện đại hóa ngànhthương mại. Và quy trình hiện đại hóa này lại đẩy mạnh hơn nữanhững kiểu sống thiêu thân theo đàtiêu thụ, đến độ ngay cả nhữngngười nghèo túng cũng đang bịcuốn hút để bắt đầu nhập cuộcđua tranh. Qua việc thương mại hóa giáodục và kiểm soát các phương tiệntruyền thông đại chúng, kinh tế đãtrở thành đầu máy kéo truyềnlực chi phối đến tận hết mọilãnh vực cuộc sống. Nếu không cóngành công nghệ nào là “không hàmchứa một phán đoán giá trị”cả, thì những phương tiện truyềnthông cũng hệt như vậy cả! Vớiviệc phổ biến tin tức và nhữngthứ giải trí đủ loại, các phươngtiện truyền thông đại chúng đangtạo ra một hệ thống giá trị cả tốtlẫn xấu, cũng như cả một lối nhìnchưa bao giờ thấy, về cuộc sống.Vì thế, cần phải biết cẩn trọngphân định trước hiện tượngđó. Các giới thiếu nhi và thanh niênChâu Á là những giới bị ảnhhưởng nhiều nhất bởi một thứkhái niệm “ngoại lai” về ý nghĩacủa chính sự sống. Hình ảnh màtruyền thông đại chúng trình họavề phụ nữ, là chính hình ảnhcủa quan niệm coi nữ giới kém thuanam giới và chỉ như là “dụng cụ”để tạo khoái lạc; và như thế,quan niệm này càng đứng vữngvà càng lan rộng thêm ra. Ði song đôivới sức ép của đà hiện đạihóa, là hiện tượng tục hóa.Những mối quan hệ gắn bó keo sơntrong truyền thống gia đình Châu Á đangbắt đầu lóc lở dần mòn đi;thay vào đó thì lại có nhữnghình thức mới trong quan hệ thân tìnhhiện đang được thử nghiệmvà khuyến khích. Quả vậy, cảm thứcsâu sắc về cộng đồng và vềtôn giáo, là nét tiêu biểu đặctrưng nhất của các dân tộc ChâuÁ, hiện đang bị tiêu tán dần mònđi.

Chính trị và phần tham gia củadân chúng

13. Chúng tôi nhận ra rõ vai trò thốngtrị của những khối tập đoàn côngnghiệp và thương mại. Vai trò nàykiểm soát hầu hết những bộ phậnchủ yếu của nền kinh tế, đặc biệtlà các bộ phận đi liền gắn chặtvới những nhóm chúa trùm cótừ lâu đời, với các nhàcông nghiệp thời nay nằm trong vòng thâncận của các thế lực chính trị,cũng như với các lực lượngquân đội như thường thấy tronghầu hết các quốc gia của chúng ta. Mộthình thức đàn áp tinh vi đang đượcdùng đến để dã tâm tướcđoạt khỏi các cá nhân cũng nhưcác tập thể, quyền tham gia một cáchcó ý nghĩa, vào trong tiến trình hìnhthành các quyết định. Viện cớan ninh quốc gia và ổn định chính trị,người ta đang hạn chế hay cắt giảmđi các quyền con người. Nhữnghình thức độc tài và thống trịtheo một kiểu mới đang ló dạng mọcdần. Ðáng buồn là chính trị chỉbiết chăm lo làm sao cho có quyền hànhmà thống trị, chứ chẳng để ýgì đến công tác phục vụ cho đạiđa số nhân dân. Nhiều nước ChâuÁ hiện đang chứng kiến việc hồisinh của tinh thần tôn giáo đạo đức,và trào lưu hồi sinh ấy thườngcho thấy là rất tích cực. Nhưng, lậptrường tôn giáo cực đoan cọngvới não trạng chủng tộc hẹp hòi,đang làm dấy lên theo một kiểu mới,những hình thức bạo lực, hậnthù và chia rẽ giữa các dân nước.

Ảnh hưởng của các hiệntượng mới

14. Chắc chắn là những đổi thay dựkiến sắp xảy đến trong hầu hết mọilãnh vực cuộc sống của thế kỷ21, song song với và cũng có thể lànhờ những bước tiến bộ trongcác ngành khoa học, công nghệ học vàtruyền thông đại chúng, rồi sẽ ảnhhưởng sâu rộng theo chiều hướngtốt hoặc xấu, đến các nền vănhóa và các dân tộc Châu Á. Nếumuốn giữ cho được bản chấtđích thực của mình, thì con ngườicần phải biết đâm rễ vào trong nhữngý nghĩa sâu sắc hơn nữa của cuộcsống. Nếu chẳng may các gốc rễ ấysuy yếu (hay tệ hơn nữa, bị hủy hoại)đi, thì sẽ xảy ra tình trạng phânhóa văn hóa và phi nhân hóa.

15. Nhờ có nền công nghệ cao, việcsản xuất hàng loạt đã trở thànhchuyện thông thường, và sẽ đặtvào trong tầm tay bỡ ngỡ của đạichúng, vô số những hàng hóa muônhình thái và những dịch vụ đadạng. Những phương tiện truyền thôngtinh vi sẽ cung cấp những khả năng mớicho việc trao đổi, chia sẻ với nhau vàgặp gỡ nhau giữa các dân tộcthuộc những nền văn hóa và tôngiáo khác nhau. Tuy nhiên, một xã hội“đại chúng” như thế tất sẽkhó mà tránh cho được tình trạngđánh mất đi những mối quan hệkết liên truyền thống, trở thànhvô danh, mất gốc và phải đứngriêng lẻ ra ngoài môi trường sống.Ðó là điều cần phải đượclượng định cho nghiêm túc trong ánhsáng của tự do và của bản sắcvăn hóa các dân tộc.

16. Tại Châu Á, giới quyền thế vềmặt chính trị thường chỉ là mộtthiểu số, và giữ một nền vănhóa riêng của họ. Những thành phầnđại chúng cũng giữ những nềnvăn hóa riêng tư, là những ngườinghèo và những người bị gạtra ngoài vòng sinh hoạt chính trị. Cólẽ những đổi thay như đã đượcdự đoán về mặt xã hội đưadần tới tình trạng toàn cầu hóatrong thế kỷ 21, rồi sẽ dồn nhữngngười nghèo vào các nền vănhóa riêng tư và càng nghèo nàn hơn.

17. Hiện nay, thực tế đang cho thấy nhữngdự đoán trên đây là đúng.Chúng tôi nghĩ rằng những tiến bộvà những bước đi lên củamột thiểu số đã làm cho ngườidân có ảo vọng tưởng là cảnh“phồn vinh” ấy rồi sẽ từ từlan rộng ra cho toàn bộ cộng đồng condân Châu Á.

18. Các nền kinh tế tự túc tựcường và các cộng đồng nôngthôn, có tính cách vừa truyền thốngvừa bộ tộc, là phải gánh chịunhiều nhất những hậu quả khốc hạido các trào lưu kia gây ra. Sự việcnền kinh tế nông thôn bị sụt giávà tình trạng lệ thuộc vào nhữngmón nhu yếu phẩm nước ngoài đưavào qua quy trình trao đổi, tất sẽ kéotheo những hậu quả khốc hại cho tươnglai của các tập thể nông thôn.

19. Nếu các cá nhân và hàng loạttập thể toàn bộ đều trở thànhnạn nhân của quy trình ấy, thì môisinh và thiên nhiên cũng không thể thoátkhỏi được những hậu quả tànphá khốc hại. Chỉ xin nhắc tới haitrong những hậu quả khốc hại đó,là việc phá hoại những khu rừngmưa nhiệt đới, và tình trạng ônhiễm môi sinh.

20. Những công việc làm ở trong cáclãnh vực công nghiệp hiện đạicũng ảnh hưởng lớn đến đờisống gia đình và sức khỏe. Nhữngquan hệ theo kiểu mới trong công ăn việclàm đang phá đổ dần mối hiệpnhất và tính chất bền vững củagia đình. Phụ nữ và trẻ em lànhững nạn nhân hàng đầu. Ðãtừng là nạn nhân của huyền thoạitrọng nam hơn nữ, ngày nay, phụ nữvẫn còn phải làm nạn nhân của nhữnghình thức bạo hành mới và phảisống qua cảnh vong thân về mặt văn hóa.

21. Nếu chỉ biết cố dùng cho hết sứcnăng một cách ám ảnh để đạtcho được những thành tựu vậtchất và kinh tế, nếu chỉ biết tìmcách để thỏa mãn những nhu cầudo truyền thông đại chúng và vănhóa công nghệ học kiểu mới tạora, thì con người sẽ bị, qua nhữngphương cách tinh xảo, kéo lôi dầnđến một đời sống không còncó gốc rễ luân lý và tôn giáo.

Viễn ảnh cơ bản và đườnghướng của Giáo hội tại ChâuÁ

22. Trong ánh sáng của bối cảnh sơ pháctrên đây, Giáo hội tại Châu Ánhận ra rõ là cần phải tìm hiểuthêm và trình bày trở lại vềvai trò mình phải đóng giữ tạivùng này. Cần phải có một nhãnquan đổi mới và một cảm thứcđầy sức sống mới về sứmạng, một ý thức sâu đậm hơnvề những nguồn sức năng nhânbản của mình, thì Giáo hội mớithực hiện được công tác ấy.Giữa các nguồn sức năng ấy thìcó:

a) Con người: với phẩm giánhận được từ tay Thiên Chúangay từ giây phút đầu cuộc sống,và với những tiềm năng khônlường được phú bẩm cho đểkhông ngừng thăng tiến sự sống,con người là nguồn sức năng sốmột.

b) Gia đình: gia đình truyền thống Châu Á có đặc tính là gắn bókeo sơn với nhau, chăm lo và giúp đỡcho nhau, hiếu khách và đạo đức.Ðó là niềm hy vọng cơ bản nhấtcho những gì Giáo hội đang chờmong.

c) Giới trẻ: giàu nghị lực, đầy lý tưởng, có khả năngcao để dấn thân hoạt động cho cônglý và tự do, họ là những nguồnlực chưa được tận dụng nhằmphục vụ sứ mạng và sự sống.

d) Nữ giới: cùng với namgiới, họ đứng ngay ở nơi contim của gia đình Châu Á, gánh vácsứ mạng nói lên lòng xót thươngvà chăm lo, niềm hòa hợp và tìnhthương mến; cùng hợp tác vớinam giới trong việc sinh thành và dưỡngdục sự sống, ngày nay họ còn đứngngay cả ở tuyến đầu trong cuộc đấutranh cho công lý và tự do.

Giáo hội có sứ mạng phải dùngđến các nguồn lực nhân bản nhưthế cọng với bao nhiêu nguồn lựckhác nữa, mà đối phó vớitình trạng mập mờ nước đôitrong các thực tại ngày nay tại ChâuÁ, cũng như để đưa dẫn nhữngnhân tố tích cực đi vào lối ngảphục vụ cho công cuộc phát triển conngười.

23. Giữa những đổi thay tầm cỡlớn tại Châu Á, Giáo hội cóbổn phận phải loan báo về ý nghĩaThiên Chúa đã mang lại cho sự sống,và về một mô mẫu khác cho đờisống và đường hướng hoạtđộng của con người, trong một cáchthức đổi mới và năng độnghơn, bằng chính ngôn từ, hành độngvà lối sống của mình. Công trìnhNhập thể của Tin Mừng đòi hỏiphải có một đời sống đổimới về phẩm chất, tức là khôngphải chỉ lo để “có cho nhiều hơn,”nhưng là để “sống cho xác thựchơn” và để biết “chia sẻ nhiềuhơn”.

24. Ðối với chúng ta, là nhữngngười đang sống trong hiện tình ChâuÁ, điều đó có nghĩa là cầnphải biết ý thức sâu xa hơn về ý nghĩa và tầm trọng yếu của Giáohội. Chúng ta chỉ là một “đoànchiên nhỏ,” một cộng đoàn ítỏi giữa tập thể đông đảovô kể tại Châu Á mênh mông đangtiến bước đi dần đến vớisự sống sung mãn. Phần đóng gópđặc thù của chúng ta là dồn hếtsức năng để nỗ lực xây dựngmột “mối hiệp thông giữa cáccộng đồng” bắt đầu từ giađình, một mẫu thức mới trong cáchsống sứ mạng làm Giáo hội, cóđủ khả năng biểu thị theo một cungcách mới, dung mạo của Ðức Kitôra ở giữa các lãnh vực sinh hoạtcủa xã hội Châu Á.

PHẦN II.

A. DUNG MẠO CỦA ÐỨC GIÊSU TẠI CHÂUÁ

25. Cách thức Giáo hội ứng đápvới các thách đố do những đổithay mới xảy đến đặt ra, thì chủyếu tùy thuộc vào cách thức Giáohội hiểu về cương vị làm mônđồ (của Ðức Giêsu). Nhưng đểnhận ra cách thức ứng đáp thíchđáng, thì trước tiên Giáo hộicần phải tìm hiểu Ðức Giêsu làai trong bối cảnh Châu Á.

Ðức Giêsu là Ðức Chúa

26. Nếu ngày nay Ðức Giêsu hỏi chúngta là những người đang sống tạiChâu Á: “Các bạn nghĩ tôi làai?” chúng ta sẽ hiên ngang tuyên xưnggiống như Giáo hội thời sơ khai rằng:“Thầy là hình ảnh của Thiên Chúavô hình, là trưởng tử giữamọi loài thọ tạo” (x. Cl 1,15); Thầylà Ðấng Mêsia, Ðấng Cứu độ,là Ðức Chúa! “Thầy là Lờitừ nguyên thủy, Thầy ở nơi ThiênChúa, Thầy là Thiên Chúa” (x. Ga 1,1).Lòng tin của chúng ta là chính lòng tincủa các Tông đồ vào ÐứcKitô Sống lại.

Ðức Giêsu và ngườinghèo: thái độ đặc đãi

27. Tuy nhiên, khi suy nghĩ về mặt trái caynghiệt của Châu Á đang khổ đau, chúngta thấy rằng hình ảnh hiện rõ lêntrong trí óc hình dung của chúng ta, làchính chân dung nhân tính gặp thấy ởtrong Kinh Thánh. Sinh làm con một ngườinữ (x. Gl 4,4), Ngài là Thiên Chúa, Ðấngđã đến cư ngụ ở giữachúng ta (x. Ga 1,l4). Ngài tự làm cho mìnhthành trống không hầu kết giây liênđới với những kẻ nhỏ bé,với những kẻ bị đối xửnhư không phải là người: nhữngngười nghèo đói và túng quẫn,những người bị ruồng rẫy vàgạt bỏ ra ngoài lề xã hội, nhữngngười bị áp bức và chà đạp,những người bệnh hoạn tật nguyền,những người bị coi thường vàkhông được đếm xỉa đến,những trẻ em và phụ nữ. Ngàilớn tiếng lên án lòng tham khôngđáy của con người đối vớigiàu sang và danh vọng; Ngài đến vớinhững người bị chà đạp ápbức: Ngài đi giữa họ, sống vớihọ, vác lấy những gánh nặng chohọ, gọi họ là bạn hữu của mình(x. Lc 4,18; 15,2). Ngày nay chúng ta gọi lòngthương đặc biệt dành cho ngườinghèo như thế là thái độ đặcđãi của Ngài đối với họ.

Phá vỡ mọi hàng rào phâncách

28. Ngài phá vỡ những hàng ràophân cách trong xã hội đã từngăn sâu gắn chặt vào trong tập tụcvà truyền thống, cũng như bện liềnvới những cơ cấu xã hội. Ngàichống lại lập trường tôn giáocố chấp đã từng gây chia rẽgiữa người Do thái và ngườixứ Samaria, và nêu lên một cung cáchhoàn toàn mới mẻ trong lề lối thờphượng Thiên Chúa, tức là thờphượng “trong Thần Khí và trong Chânlý.” Ngài không ngại chung đụng vớitiện dân, và gọi những phụ nữvào trong hàng môn đồ thân tín củaNgài. Lòng yêu thương của Ngài làmđộng lòng những người khốnkhổ sống trong cảnh bị ruồng bỏ, tháogỡ gông xiềng cho họ thoát khỏicảnh bị tước mất hết phẩm giávà mọi thứ đảm bảo an toàn,và đưa dẫn họ đến sống trongtự do và niềm vui Ngài hằng chia sẻvới Cha của Ngài. Ngài nói cho họbiết về Cha của Ngài, và nói làCha của Ngài cũng là Cha của họ; “Chachúng tôi” chăm lo chẳng những chochim trời cá biển và hoa đồng nộikhông thôi, mà còn hơn nữa, đặcbiệt chăm lo cho con người (x. Mt 6,25-32;Lc 12,22-30). Ngài tha thứ và giải hòa.Ngài là hiện thân của niềm hàihòa. Ngài là bình an (x. Ga 14,27; 20,21-22; Ep2,14).

Nước Thiên Chúa

29. Lấy hết lòng thâm tín của mìnhvà với những lời lẽ có thẩmquyền, Ngài giảng giải về Thiên Chúavà về cung cách Thiên Chúa trị vì.Nước Thiên Chúa ở ngay đây,ở giữa các bạn! (x. Lc 17,21) Ngàiđặc biệt đem lòng thương xót quầnchúng nhân dân. Ngài khóc thươngmột người nằm xuống (x. Ga 11,35-36),Ngài khóc thương cả một thị thành(x. Lc 19,41-44). Ngài muốn ban sự sống chohọ. Ngài gọi người nghèo làcó phúc: Nước Thiên Chúa làcủa họ! (x. Lc 6,20) Những kẻ vô giacư, những người không có cơmăn áo mặc –những kẻ bé mọn–chính là những người mang dung mạocủa Ngài. Thái độ cương quyếtbảo vệ những kẻ bé mọn, sứctác động chữa lành và lờicó quyền tha thứ của Ngài là baonhiêu dấu chỉ cho thấy cảnh thái NướcThiên Chúa đang tràn ngập, đầy xótthương, vào giữa không gian và thờigian chúng ta đang sống.

Ngôn sứ gan dạ

30. Vì quyền lợi của họ, Ngài mạnhmẽ đối đầu với những hạngquyền thế bất kể họ là ai, và tốcáo lòng tham và thói giả hình (x. Mt23,13-36; Lc 12,1), tật hư đốn và hànhđộng áp bức, lối lãnh đạocủa họ và việc họ bỏ rơi nhữngđiều quan trọng trong lề luật, như côngbình, nhân nghĩa và thành tín (x. Mt 23,23)để chạy theo những tư lợi íchkỷ. Gan dạ và dám ăn dám nói, hằngkhát khao công lý, bằng lời nóivà hành động, vị ngôn sứ muônthuở đã đảo lộn nấc thang giátrị của thế giới này. Ngài nóiđến việc làm hòa với kẻ thù,cầu nguyện cho họ, yêu thương họvà sống tình thứ tha đối vớihọ (Mt 5,43-48; Lc 6, 27-36). Quả là một tìnhyêu triệt để, khôn tả!

Dấu chứng đối kị

31. Bàn đến lãnh vực kinh tế, Ngàiđã định lượng của cải trầngian theo giá trị tương đối của chúng,đặt chúng làm phương thế phụcvụ cho Nước Thiên Chúa, và lênán lối sống làm tôi “thần tiền,”lòng tham và tính ích kỷ là con đẻcủa thái độ tôn thờ ngẫu thầntiền của (x. Lc 12,13-21; Mt 6,24). Ngài là Ðường(x. Ga 14,6). Là Thầy, nhưng Ngài lại phụcvụ. Ngài chỉ rõ cho thấy công dụngcủa quyền bính: không phải để thốngtrị và áp bức, nhưng là đểphục vụ (x. Ga 13,13-15; Lc 22,27; Mc 10,45). Khôngchút do dự, Ngài công khai đối đầuvới những hạng quyền thế, bấtkể họ là ai. Ngài nói thẳng: cầmquyền là phục vụ. Không chỉ làmThầy nói suông, Ngài còn sống lờiNgài dạy nữa. Ngài quả là hiệnthân của trung thực, trong sáng, uy tín,và chính là Sự thật. Ngài đãbị giết chết chỉ vì Ngài nhìn sựthật bằng một cặp mắt chính trực,khác hẳn với yêu sách tôn giáovà với quan niệm về công ích củagiới cầm quyền cai trị.

Thánh Giá và Thánh Thể: TìnhYêu và Sự Sống

32. Việc Ngài tự trao hiến chính mìnhđể chịu chết trên thập giá hùnghồn nói lên ý nghĩa của yêu thương,chia sẻ và phục vụ. Vì yêu thương,Ngài chịu chết hầu mưu ích cho chúngta. Nhờ Ngài yêu thương, nên chúngta được sống.

33. Thánh Thể mà Ngài cử hành vớicác môn đồ của mình trong đêmtrước khi Ngài chịu chết, là nghithức tưởng niệm tình yêu trọnvẹn ấy một cách bí tích (x. Mc 14,22-25;Mt 26,26-29; Lc 22,14-20; Ga 13,1-5). Ðó là điềunói lên ý nghĩa sứ mạng củaÐấng-Ðược-Xức-Dầu, củaÐấng Kitô, của Con Người chếtđi để ban sự sống cho nhân loại.Ngài đã nhận uống chén đắngkhổ đau (x. Mc 14,36; Mt 26,39.42; Lc 22,42). Thật philý, đúng! Nhưng trong thân phận mỏngdòn yếu đuối và khổ đau cam go đếntột độ ấy, trong những gì phi lýnhất của kinh nghiệm loài người lạisinh động tiềm ẩn quyền năng, thượngtrí và tình yêu của Thiên Chúa (x.1Cr 1,24).

34. Bằng khổ đau và chết chóc, ÐứcGiêsu đã đánh bại sự chếtvà phục hồi sự sống. Cuộc Ngàisống lại từ cõi chết đã làmcho Ngài trở thành “Cuộc Chiến Thắngcủa Nhân Loại Khổ Ðau.” Ðó là niềm vui Phục Sinh, là niềm vui mà chúngta phải để cho thấm nhập sâu vàotrong những nỗ lực đấu tranh vàniềm hy vọng của chúng ta. Ngài là củaăn của uống bổ sức cho sự sống,là nước ban sự sống (x. Ga 6,51; 4,10.13;7,37-38). Ngài là Sự Sống. Là con ngườichỉ biết sống hoàn toàn cho ngườikhác và hoàn toàn cho Thiên Chúa, Ngàiđáp ứng thỏa mãn những khátvọng sâu thẳm nhất của nhân loại,khát vọng được hưởng sựsống sung mãn.

35. Ðó chính là Ðức Giêsu màchúng ta đã từng nghe biết, đãtừng một cách nào đó chạm đếnvà nhìn ngắm ở trong các mầu nhiệmchúng ta cử hành (x. 1Ga 1,1). Ðó làcách thức chúng ta nhìn Ðức Giêsutrong dung mạo của Ngài tại Châu Á ngàynay.

36. Vậy, Ngài là Lời Sự Sống (x. 1Ga 1,1) mà chúng ta có bổn phận chiasẻ với những người đồnghương Châu Á của chúng ta. Cũng nhưNgài đã là Tin Mừng cho ngườinghèo khó trong thời Ngài, thì cũngvậy, ngày nay, Ngài không thể là gìkhác ngoài Tin Mừng được gửiđến cho “hàng triệu hàng tỉ” ngườiChâu Á. Chân dung nhân tính ấy củaÐức Giêsu –sinh bởi một ngườinữ, Thiên Chúa-trở-thành- ngườinghèo, Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta,bình an của chúng ta, thầy dạy và ngônsứ, người chữa lành, con ngườicủa hài hòa, người lãnh đạo-tôitớ khổ đau, Ðấng giải phóng vàban sự sống– là hình ảnh có tácdụng mạnh và thích hợp đối vớitrạng huống nô dịch hiện nay tại ChâuÁ, đối với cuộc đấu tranh củaChâu Á nhằm tới công lý vàhòa hợp, tức là đối vớicuộc đấu tranh cho sự sống mà chúngta đang tiến hành.

B. DUNG MẠO CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂUÁ

37. Và nếu Thầy là thế, thì cộngđoàn-môn đồ, tức Giáo hộicũng phải là như vậy. Chỉ khi nàolời nói, hành động và cung cáchsống của chúng ta thực sự dângtrào lên từ những gì chúng tatin ở nơi Ðức Kitô, thì lúcđó chúng ta mới có đủ khảnăng và điều kiện mà mời gọingười khác “Hãy đến mà xem.”Bởi lẽ, dung mạo của Ðức Giêsusẽ thu hút các dân nước ChâuÁ, trong và qua gương mặt của Giáohội.

Những môn đồ của ÐứcGiêsu là Chúa

38. Lời tuyên xưng “Ðức GiêsuKitô là Chúa” (Pl 2,11) đã làm phátsinh ra một cộng đoàn môn đồ. Làphần tử của một cộng đoàn tinnhận Ðức Giêsu là Chúa, toànbộ chính con người và cuộc sốngcủa chúng ta, những môn đồ, mangđậm ấn tín đặc thù của sứmạng phục vụ, tức là sống chếtvà hoạt động cho tha nhân. Ðiều đólàm cho chúng ta hằng không ngừng lưutâm tìm kiếm, nhìn kỹ và chiêm ngưỡngdung mạo của Ðức Chúa hằng sống.Là những môn đồ của ÐứcGiêsu là Chúa, chúng ta đượcmời gọi để giới thiệu cho ChâuÁ thấy gương mặt của một Giáohội trung thực tuyên xưng niềm tin củamình, chăm lo phục vụ, để tâm nhậnđịnh và chiêm niệm.

39. Nói thế không có nghĩa là chúngtôi không ý thức rõ về thựctrạng tội lỗi của chúng ta, cả vềmặt cá nhân lẫn về mặt cơ cấutổ chức. Chính Phêrô là ngườimôn đồ đã thú nhận trướcmặt Ðức Chúa rằng: “Lạy Chúa,xin hãy xa con, vì con là kẻ tội lỗi”(Lc 5,8). Những thái độ đắc thắng,kỳ thị, phò giáo sĩ, thống trị, cốchấp, vòng vo dàn xếp phương hạiđến chân lý và công bình, làmột số trong những thái độ cóthể đã ăn sâu gắn chặt vàotrong các cơ cấu tổ chức của chúngta. Thú tội là con đường dẫntới hoán cải và tới chỗ sốngsứ mạng làm môn đồ một cáchtriệt để hơn.

Những môn đồ của ÐứcGiêsu nghèo khó

40. Nếu dung mạo con người của ÐứcGiêsu thu hút các dân nước ChâuÁ, đặc biệt là những từnglớp đông đảo quần chúng đangkhổ đau và bị ruồng bỏ ra ngoài lềxã hội, tất cộng đoàn chúng ta quảđang được mời gọi mặc lấymột dung mạo thực sự đầy tìnhngười: một Giáo hội không chốngcưỡng lại đòi hỏi phải nhậpthể vào giữa lòng nhân loại yếuđuối mỏng dòn; một Giáo hội khôngngoảnh mặt làm ngơ trước nhữngthập giá (gian nan khốn khó) của lịchsử; một Giáo hội không ngần ngạitự hủy chính mình ra không; một Giáohội không coi là điếm nhục khi phảisống cảnh nghèo; một Giáo hội dámsống sứ mạng làm Giáo hội củangười nghèo. Qua một Giáo hội chứngtá như thế, tất dung mạo của ÐứcGiêsu, Ðấng yêu thương ngườinghèo với một tình thương đặcbiệt, sẽ rực sáng rạng ngờilên tại Châu Á.

Những môn đồ của ÐứcGiêsu, Chúa của hiệp thông và hài hòa

41. Tại Châu Á, với những sắcthái hòa giải và bình an, diên mạocủa Ðức Giêsu có một sứchấp dẫn đặc biệt. Trong tư cách làmột cộng đoàn Giáo hội, chúng tađược kêu gọi đóng giữvai trò làm bí tích, tức là dấuchỉ và khí cụ, của mối kết hợpmật thiết với Thiên Chúa và củamối hiệp nhất toàn thể nhân loại,do Ðức Giêsu đã kiến tạo (x.Hiến chế về Giáo hội Ánh sángmuôn dân, 1). Bởi lẽ, sự sốngbên trong của chúng ta –theo tư cách làcộng đoàn Giáo hội– là chínhThần Khí của hiệp thông, cho nên nếuchúng ta không lưu tâm đủ đếnsứ mạng phá đổ tất cả nhữngràng rào phân cách, thì chúng ta đánhmất đi căn tính của mình.

42. Chúng ta được kêu gọi đểsống hiệp thông với nhau không phảichỉ theo tư thế là cá nhân mà thôi,nhưng là để sống hiệp thông giữacác dân tộc và các cộng đoàngiáo hội, cũng như để khắc phụcnhững khó khăn và chia rẽ giữacác giáo hội kitô nữa. Có thế,chúng ta mới minh chứng cho thấy đượcrằng cộng đoàn-môn đồ ÐứcGiêsu là thực sự dân riêng củaThiên Chúa.

43. Trong bối cảnh sinh sôi nẩy nở nhữngxu hướng tôn giáo cực đoan, nhữngxung khắc hung bạo giữa các tôn giáo,những tan vỡ trong đời sống chunggiữa xã hội và những hành độnghủy hoại môi sinh, chúng tôi xét thấycần xác định rõ về tầm giá trịcủa những suy tư do FABC nêu lên liênquan đến chiều kích đối thoại, làmột chiều kích chủ yếu và có tínhcách bao hàm trong bản chất của Giáohội. Ðối thoại là cách thế đầutiên Giáo hội tại Châu Á dùng đếnhầu xây dựng và cổ xúy tinh thầnhòa hợp. Nhưng, giống như Thầy chúngta đã làm, chúng ta cũng phải điqua con đường yêu thương ngườinghèo bằng một tình yêu đặc đãi,thì mới có thể xây dựng đượccảnh sống hài hòa cho Châu Á.

Những môn đồ của ÐứcGiêsu, Người Tôi Tớ phục vụ NướcThiên Chúa

44. Bởi vì Ðức Giêsu đã xảtoàn thân cho Nước Thiên Chúa, thếnên, tất cả chúng ta cũng đều đượcmời gọi để tìm hiểu và sốngcho sâu hơn mối quan hệ chúng ta có đốivới sự kiện cơ bản ấy trong cuộcsống của Ðức Chúa chúng ta. Ðiềuđó đòi hỏi phải lột bỏ mọithái độ đắc thắng trong cuộc sốngvà trong cơ cấu tổ chức của Giáohội, vì lẽ Nước Thiên Chúa thìlớn rộng hơn chúng ta. Ðiều đóthôi thúc chúng ta tìm đến vớimột niềm vinh quang duy nhất, đó là làmngười tôi tớ khiêm hạ củaNước Thiên Chúa, bởi vì nếukhông thì chúng ta sẽ đánh mất đikhả năng giúp cho cộng đoàn chúng ta nói lên được ý nghĩa đặcthù của mình. Ðiều đó thúc báchchúng ta sống một cuộc đời truyềngiáo thật sự, lý do là vì sựsống mà Nước Thiên Chúa hứaban, phải được khám phá ra từtrong và phải được chia sẻ vớinhững người khác. Ðiều đóthường xuyên đặt chúng ta trướctầm phán xét của Nước ThiênChúa, bởi vì cuối cùng rồi, chínhnhững giá trị của Nước ThiênChúa sẽ kết hợp chúng ta lại làmmột với Ðức Chúa chúng ta.

Những môn đồ của ÐứcGiêsu Ngôn Sứ và Dấu Chứng ÐốiÐầu

45. Ðức Giêsu đã phục vụ NướcThiên Chúa trước tiên là qua sứmạng làm chứng tá ngôn sứ. Giáohội Châu Á không thể mang một gươngmặt nào khác được. Qua lờicông bố, cách sống và hiện diện,chúng ta có bổn phận phải vạch trầnnhững giá trị giả dối lòe bịpđang được Châu Á niềm nởtiếp đón và ôm ấp, cũng nhưnhững hậu quả phi nhân hóa do chúnggây ra, cách riêng là trên nhữngngười nghèo khó. Giữa cảnh lèolái lừa bịp, chúng ta phải là nhữngngười loan báo sự thật và tựdo. Giữa cảnh quy mô của đờisống tiêu thụ, giàu có sang trọng vàduy vật, chúng ta phải nêu cao dấu chứngcủa bình dị và chừng mực. Giữacảnh đay nghiến của nghèo đói vàcơ cực, chúng ta phải là trạng sưlên tiếng đấu tranh cho công lý vàgiải phóng. Giữa cuộc cuồng loạntranh dành uy thế và quyền hành, chúngta phải là hiện thân của lòng trắcẩn, của thái độ quan tâm lo lắngvà vị tha, của lòng thương xót vàtình yêu thương.

46. Ðể bày tỏ một gương mặt nhưthế, thì chúng ta phải sẵn sàng lộtbỏ khỏi chúng ta những thứ nãotrạng, phạm trù và cơ cấu loài người,thường làm cho lu mờ đi dung mạocủa vị Ngôn Sứ và của Dấu ChứngÐối Ðầu mà chúng ta cung kính gọilà Ðức Chúa của chúng ta.

Những môn đồ của ÐứcChúa Chịu Ðóng Ðinh

47. Hình ảnh Ðức Giêsu chịu treo trầntrụi trên thập giá cũng không phảilà không có sức thu hút đốivới các dân nước Châu Á.Ðêm đen của đức tin phủ kínÐức Chúa chịu đóng đinh giữalúc Ngài cảm thấy như đang bị bỏrơi, đôi lúc cũng là kinh nghiệmcủa chính bản thân chúng ta trong đờilàm môn đồ của Ngài. Ðối vớichúng ta, dung mạo của Ðức Chúa chịuđóng đinh biểu thị tình yêu trọnvẹn và vị tha đối với Thiên Chúavà đối với tha nhân. Dung mạo củaGiáo hội cũng phải là dung mạo củatình yêu thương tinh ròng, đặc biệtlà giữa cảnh tăm tối thiếu vắngtình yêu. Nhưng, chúng ta cũng biết rằngthập giá là một biểu tượng,biểu tượng của Ðức Kitô PhụcSinh. Vì thế, tình yêu thương của chúngta có sứ mạng giúp cho thế giớichúng ta sống được một cuộc sốnghân hoan với hy vọng ngập tràn, đểcó thể giữ mãi một niềm lạcquan lớn ngay ở giữa cảnh khổđau.

PHẦN III:

LỜI ÐÁP TRẢ CỦA GIÁO HỘI TẠICHÂU Á

A. THẦN HỌC PHỤC VỤ SỰ SỐNG

48. Chúng tôi xem việc suy tư thần họctại Châu Á là một công tác phụcvụ sự sống. Thần học phải suy nghĩmột cách có hệ thống về nhữngchủ đề quan trọng đối với: cuộcchung sống giữa các dân nướcChâu Á, cuộc sống của ngườikitô và của các Giáo hội kitô tạiChâu Á, và công tác của các Hộiđồng Giám mục Châu Á.

49. Ðể làm công việc phục vụ ấycho thích đáng về phương diện mụcvụ và cho có hiệu quả đối vớicuộc sống, linh đạo và sứ vụcủa cộng đồng môn đồ, thì thầnhọc phải khởi công từ bên dưới,từ hạ tầng của lịch sử, từviễn cảnh của những người đangđấu tranh cho sự sống và tình yêuthương, cho công lý và tự do. Nhữngkinh nghiệm sống niềm tin kitô qua nhiềuthế kỷ giữa các Giáo hội khácnhau trong bối cảnh Châu Á phải đượcchọn làm khởi điểm. Làm thầnhọc theo cung cách ấy sẽ trở thànhmột công trình bao quát rộng rãi hơnlà đơn thuần việc “đức tinđi tìm nhận thức” (fides quaerens intellectum), tức là công trình đức tin yểmtrợ cho sự sống và tình yêu thương,cho công lý và tự do.

50. Bằng cách đó, thần học sẽ trởthành một tiến trình sinh động cósức mang lại ý nghĩa và tạo đượcđiều kiện thuận lợi cho cuộc hànhtrình hướng tới sự sống, sẽtrở thành một bộ phận trong quy trìnhbiến thành và sống sứ mệnh làmGiáo hội tại Châu Á.

B. NHỮNG ÐƯỜNG HƯỚNGMỤC VỤ

51. Làm môn đồ (discipleship) là mộtmô biểu mới trong việc tìm hiểu vềGiáo hội. Cương vị này đòi hỏiGiáo hội phải là một Giáo hội truyềngiáo. Vì thế, Giáo hội đượckêu gọi tiến hành công tác phúcâm hóa đổi mới, tức là côngkhai giới thiệu Ðức Giêsu. Trong bốicảnh Châu Á, công tác phúc âm hóađổi mới đòi phải có mộtcách thức biểu đạt đổi mới,những phương pháp và một nhiệthuyết đổi mới. Muốn đượcthế, thì cần phải có óc sáng tạomục vụ.

52. Làm môn đồ trong Giáo hội làchấp nhận sống một cuộc hoán cảitriệt để, cởi bỏ những đườnghướng và cơ cấu gây ra chết chócđể chọn lấy lề lối hành độngmang lại sự sống; thay đổi não trạnglà điều kiện tiên quyết của mộtcuộc hoán cải như thế. Ðiều đócó nghĩa là phải gầy dựng mộtcộng đoàn bao gồm, không phân biệtvăn hóa, giai cấp xã hội hay giớitính về mặt bình đẳng và quan hệhỗ tương trong Giáo hội. Việc xâydựng này tất phải thực hiệnbằng cách cổ xúy ý thức “thuộcvề,” tức là làm phần tửcủa một đoàn thể, một cộng đoàn,dưới nhiều hình thức khác nhau:tạo điều kiện thuận lợi cho việcsuy niệm Lời Chúa trong các nhóm nhỏhay các cộng đoàn; dùng đến nhữnggiai đoạn cụ thể trong tiến trình cửhành các nghi thức để làm cho cácnhóm khác nhau nhận ra được rõràng hơn ý nghĩa của phụng vụ; củngcố ý thức về sự việc làmphần tử của Giáo hội, đặc biệtlà trong các gia đình, vì đó làmôi trường đầu tiên của việctruyền thụ những giá trị của NướcThiên Chúa; tăng cường việc giáodân tích cực tham gia vào đờisống và sứ vụ của Giáo hội,đúng theo những quyền lợi họđã nhận được từ các bítích Rửa Tội và Thêm Sức; pháthuy tinh thần tương trợ và hợptác giữa nam giới và nữ giớitrong mọi lãnh vực cuộc sống, tứclà trong gia đình, giữa xã hội cũngnhư trong Giáo hội. Cần phải tìm hiểucho kỹ lưỡng hơn về vị trí vàvai trò của nữ giới ở trong Giáohội, bởi vì tất cả chúng ta, namcũng như nữ, đều là phần tửtrong cùng một cộng đoàn-môn đồ.

53. Ngoài ra, còn có những yêu cầumục vụ khác cũng cần phải đượcđáp ứng theo đường hướnghoán cải nói trên, như các côngtác sau đây: chỉnh đốn những lềlối thực hành có tính cách bấtcông hay kỳ thị –cách riêng đốivới phụ nữ– trong các cơ cấutổ chức của Giáo hội; nhìn nhậngiới trẻ như là những ngườicộng sự bình đẳng trong sứ vụ,và có quyền được tôn trọng;đưa vào thực tế một chươngtrình nghiêm túc cho việc huấn luyệngiáo dân và giáo sĩ về mặt thầnhọc, một chương trình khả dĩ giúpcho họ theo dõi kịp những bướcphát triển cập nhật trong thần học,ngõ hầu họ có thể ứng đápthích đáng và hữu hiệu hơn, trướcnhững thách đố gặp thấy trong cuộcsống thường nhật.

54. Làm môn đồ trong công tác cổxúy và thăng tiến đời sống cũngcòn có nghĩa là dấn thân hoạt độngnhằm biến đổi xã hội. Ngày nay,công tác này phải được thểhiện qua việc dấn thân sống tình liênđới với hết thảy những aibị tước đoạt hết quyền sốngvề mặt kinh tế, và bằng cách ra sứcvật lộn và đấu tranh cho công lývà hoà bình, cũng như bằng cách thiếtlập những phương án thích ứngnhằm nâng cao mức sống kinh tế. Ðiềunày cũng có nghĩa là biết kính trọngđón nhận như là sở hữu củachính Giáo hội, nền văn hóa củadân tộc mà Giáo hội cùng tiến bướctrên đường khám phá cho ra nhữnggiá trị tiềm ẩn có khả năng manglại sức sống.

55. Trong mục đích ấy, Giáo hội đãkhởi xướng và khai triển mộttiến trình hội nhập văn hóa, vànhờ vậy mà Giáo hội càng cảmthấy tự tín hơn để biên soạncác thư mục vụ và các văn kiệnhội đồng miền, cũng như để chiasẻ các tài liệu đó với cácGiáo hội địa phương khác.

56. Vì là cộng đoàn-môn đồ, nênGiáo hội có bổn phận phải cùnghợp tác hoạt động với cácGiáo hội và cộng đoàn kitô khác,cũng như với những người thànhtâm thiện chí và với những ngườithuộc các tôn giáo khác: hợp tácbằng cách cùng dấn thân, cách riênglà qua giới giáo dân, vào trong cáchoạt động trần thế nhằm thăng tiếnđời sống con người. Ðể cóđược uy tín trong lãnh vực kinhtế, thì không những đơn thuầnphát huy tri thức kinh tế qua việc nghiêncứu phê bình các mô hình kinh tếvà những chính sách của các giớicầm quyền, nhưng hơn nữa, Giáo hộicòn phải biết khuyến khích nhữngkế hoạch kinh tế khả thi khác, cũngnhư phải biết sống một lối sốngbình dị. Cần phải làm sao để cáccấp lãnh đạo trong Giáo hội ra sứcliên hệ nhiều hơn với ngườikhác bằng những quan hệ đầy tìnhngười, chứ không phải là chỉcó tính cách “thủ tục hành chánh.”Cần phải cấp thiết hiệu chính lạinhững cách kiểu khoa trương trang trọng,những hình ảnh méo mó về quyềnbính và thái độ độc đoántrong Giáo hội, bởi vì những cáchkiểu hành động như thế thì đềutrái nghịch với hình ảnh Giáo hộicủa Con Người Nghèo và của ÐốiThoại.

57. Vì bản chất là thông truyền (PhúcÂm), nên Giáo hội phải xây đắpnhững mối quan hệ tốt với giớichuyên môn về truyền thông, và phảiý thức hơn về sức năng ảnhhưởng rộng lớn của truyền thôngđại chúng, phải thấu hiểu về nhữngkỹ thuật tiến hành của các phươngtiện ấy, và phải đi đến chỗnắm vững khả năng chuyên môn thựcsự trong việc sáng suốt sử dụngchúng.

58. Kiên trì trong cố gắng tìm cách đápứng đúng mức đòi hỏi bứcthiết của Phúc Âm, Giáo hội cũngcần phải nhận rõ rằng những cơcấu tổ chức loài người củamình đều được thiết lập “từbên dưới” theo tinh thần thích ứngđối với những yêu cầu chínhđáng của thời đại và trong mốihòa nhịp với nền văn hóa củadân chúng. Qua những cung cách khác nhaunày và trong tình liên đới bềnchặt với tất cả, Giáo hội thựcsự có khả năng để trung thựcphản ánh dung mạo của Ðức Giêsutại Châu Á cho toàn Châu Á.

KẾT LUẬN

59. Chúng ta đang chứng kiến hiện tượngkhai sinh một thế giới mới tại ChâuÁ. Ðại lục rộng lớn bao la vàđông đúc dân cư này –mộtlục địa quả là phong phú vô ngầnkhông những với nhiều nền vănhóa đa dạng và với nhiều tôngiáo khác nhau, mà còn cả với nhữngtiềm năng vô ngần nữa, nhưng lạiphải dồn dập gánh chịu những đợttàn phá khốc liệt ngoài sức tưởngtượng, gây hại lớn cho cả dânchúng lẫn môi sinh– đang rên xiếtgiữa những đớn đau của hồisinh nở. Từ cảnh phân hóa chia rẽ,tranh chấp, xung đột hung bạo và ngang nhiêntàn phá môi sinh, từ cảnh nhan nhãnxảy ra những bất công không kể xiết,và từ tình trạng xói mòn vănhóa, tắt một lời, từ tất cảnhững gì làm cho Châu Á phải gánhchịu cảnh đau xót tan nát tâm can, đangvọng rõ lên một tiếng rên la nãonuột thống khổ. Ðó là nỗi thốngkhổ của người nghèo. Hàng triệutriệu người dân nghèo Châu Áđang rên xiết mong sao hưởng đượcmột cảnh tái sinh tái tạo, mà chỉcó Thần Khí của Ðức Giêsu mớiđem lại được.

60. Thúc đẩy bởi lòng yêu mếu,yêu mến dân chúng Châu Á và yêumến Ðức Giêsu, chúng ta không cómột chọn lựa nào khác ngoài việcphải để tâm lắng nghe tiếng rênla ấy. Sự sống mới đang thai nghén.Và không thể cứ phó mặc hìnhthức cũng như phẩm chất của cuộctái tạo ấy cho những mưu đồ đentối của các thế lực chính trịvà kinh tế để rồi họ muốn thao túnglèo lái làm sao thì cũng được.Hệt như vị ngôn sứ ngày xưa, ngàynay Giáo hội có bổn phận thưa lênlời đáp trả: Lạy Chúa, xin hãysai con, vì con là tôi tớ của Ngài.

61. Ðảm nhận sứ mạng này, chúngta không gánh vác lấy một mình, nhưnglà cùng với các dân tộc củachính Châu Á, với những tín ngưỡngvà những nền văn hóa khác nhau,với những giá trị muôn thuởcủa họ, là những giá trị đãđược Thần Khí và Lời củaThiên Chúa thì thào và thốt lênngay từ phút giây đầu của thờigian. Xét cho cùng rồi, chính Thiên Chúacủa mọi dân tộc là Ðấng kêugọi cộng đoàn-môn đồ, và cũngchính Ngài hiện thân trong Ðức Giêsu,là Ðấng đang đồng hành vớichúng ta. Ðược Thần Khí hướngdẫn, chúng ta cùng lên đườngthi hành sứ vụ.

62. Lạy Thiên Chúa là Ðấng yêu thươngvà trao ban Sự Sống, ngay từ đầu,Chúa đã kêu gọi chúng con là condân Châu Á, sinh ra làm người, đivào trong sự sống, và đã cho chúngcon có được một di sản phong phúlạ thường với những nền vănhóa, những phong tục tập quán vànhững tín ngưỡng muôn hình thái.Là những anh chị em của nhau trong cùngmột đại gia đình Châu Á của Chúa,chúng con xin cảm tạ và chúc tụng Chúavì hết mọi ân huệ Chúa đã bancho chúng con.

63. Sống giữa chúng con tại Châu Á,có vô số những người nghèonhất trong những người nghèo: họlà hàng triệu những người đangmò mẫm đi tìm cho được khôngnhững một đời sống sáng sủahơn, mà còn cả Sự Sống sung mãnnữa: Sự Sống mà chỉ một mìnhChúa mới ban cho được. Chúng conđã nghe biết tiếng Chúa kêu mờichúng con phục vụ họ theo cung cách củaÐức Giêsu, Con Một của Chúa, làÐấng đã phục vụ tha nhân bằngmột tình yêu trọn vẹn, với mộtlòng vị tha tột độ, qua hành độngtự trao hiến chính toàn thân mình.

64. Xin hãy gửi Thần Khí của Chúađến với chúng con, để chúng concó đủ sức năng và biết lấytình yêu quảng đại mà cùng vớicác cộng đoàn khác, can đảm xoa dịunỗi thống khổ anh chị em cơ cực củachúng con đang chịu, và cùng tiến bướcvới họ để đi tới Sự Sốngbất diệt.

65. Ước chi Ðức Maria, Mẹ củaChúng con, tiếng nói và là Mẹ củangười nghèo, là Người đãloan báo tin mừng giải phóng cho nhữngngười bé mọn, sẽ là bạn đườngcủa chúng con, dẫn dắt chúng con đếnvới Con Mẹ là Ðường, là SựThật và là Sự Sống trong Nướccủa Chúa muôn đời bất tận. Amen.


[Phanxicô X. NTH [3]& NTM trình dịch, HTTH SỐ 12, NĂM THỨ NĂM (1995)]

————————————-

[1] Tựa đề bằng tiếng Anh: BEINGCHURCH IN ASIA: JOURNEYING WITH THE SPIRIT INTO THE FULLER LIFE.Final Statement of the First FABC International TheologicalColloquium, April 10-16, 1994, Pattaya, Thailand.

[2] Hội nghịnày đã bàn về chủ đề “BeingChurch in Asia in the 21st Century,” và nhằm vàohai mục tiêu chung: a) lượng giá cáctài liệu đã được Ủy Ban CốVấn Thần Học của FABC đưa ra từtrước cho đến nay; b) đóng gópsuy tư cho kỳ Ðại Hội 1995 (tháng giêng)của FABC tại Manila, Philippines. Ðến tham dựÐại Hội, đã có 56 thành viên,gồm giáo dân, tu sĩ, linh mục và giámmục và thần học gia đến từ ChâuÂu và Châu Á. Nếu FABC đã nghiêncứu chủ đề “Being Church in Asia” qua nhiều cuộc hội thảo chuyên đềkhác nhau của các ủy ban như: BIMA (ỦyBan đặc trách về Truyền giáo), BIRA (ỦyBan đặc trách về công tác đốithoại liên tôn), BISA (Ủy ban đặc tráchvề các vấn đề xã hội), và BILA(Ủy Ban đặc trách về giáo dân),cũng như trong các kỳ họp khoáng đạicủa Liên Hiệp, thì đây là lầnđầu tiên (trong quá trình của FABC) mộtHội nghị chủ yếu nhắm vào thần học,đã được tổ chức.>

[3] Ðể ghi nhớ Mùa PhụcSinh 1995.

Exit mobile version