So sánh điều kiện kết hôn dưới góc nhìn của đạo Công Giáo với các QĐPL về Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2000


Tiêu chí

Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật về Hôn nhân & gia đình Việt Nam 2000

Điều kiện về kết hôn quan niệm của đạo Công giáo tại Việt Nam

Mục đích của hôn nhân

-Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người).

– Chức năng giáo dục.

– Chức năng kinh tế.

-Trọn đời yêu thương và bổ túc cho nhau

-Sinh sản và giáo dục con cái.

Đặc điểm của hôn nhân

-Là một sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

– Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

-Hôn nhân nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Luôn là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

-Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, nếu vi phạm nguyên tắc này thì hôn nhân bị đoạn tiêu (không thành).

-Chung sống suốt đời là điều buộc đối với các hôn nhân thành sự. Mang tính đơn nhất, bất khả phân ly.

Tuổi kết hôn

Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Nam từ đủ 16, nữ từ đủ 14.

Tuy nhiên, HĐGMVN có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp (quy định theo như luật HNGĐ 2000)

Sự tự nguyện kết hôn của hai bên

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào ép buộc bên nào, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết “làm nên hôn nhân”,thiếu sự ưng thuận này thì hôn nhân không thành.=>Hai bên có thể nại ra Tòa án Hôn phối Côn giáo để tuyên bố không hề có hôn nhân hợp pháp.

-Những trường hợp thiếu sự tự do ưng thuận kết hôn:

+ không có đủ trí khôn.

+ thiếu trầm trọng trí phán đoán về những quyền lợi và nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.

+ vì tâm thần không thể đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.

+ vô tri, không biết hôn nhân là gì.

+ lầm lẫn về người, hoặc về phẩm cách của người phối ngẫu.

+ lường gạt.

+ giả vờ ưng thuận, nhưng thực sự không muốn.

+ ưng thuận với điều kiện về tương lai.

+ ưng thuận vì bạo lực hoặc vì sợ hãi.

Điều kiện để kết hôn

-Phải là hai người nam, nữ

– Hai bên có sự tự do để kết hôn

-Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm của pháp luật (Điều 9,10 Luật Hôn nhân và gia đình).

– Nghi thức kết hôn (Điều 14 Luật HNGĐ): Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

– Phải là một người nam và một người nữ, đã được rửa tội theo nghi thức của Đạo Công giáo.
– Hai người có tự do để kết hôn:Không bị ép buộckhông bị ngăn trở bởi luật tự nhiên hoặc luật Hội Thánh.
-Phải bày tỏ sự ưng thuận kết hôn của mình.

– Cử hành theo thể thức của Hội Thánh (cử hành tại nhà thờ có sự chứng kiến của linh mục và mọi người).

Luôn luôn phải có mặt của hai bên kết hôn và phải tự mình nói lên sự ưng thuận kết hôn.

Các trường hợp cấm kết hôn (Ngăn trở kết hôn trong đạo Công giáo)

1)Cấm kết hôn giữa những người đang có vợ, có chồng.(K1Đ10)

2)Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn (K2Đ10 Luật HNGĐ)

3) Cấm những người có cùng dòng máu trực hệ , những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc với nhau. (K3,4 DD10 Luật HNGĐ)

+ Còn bị ràng buộc bởi hôn phối trước.

+ Chưa đủ tuổi kết hôn

+ Bất lực, không có khả năng sinh sản.

+ Có họ máu, quan hệ họ hàng.

+ Có quan hệ thích thuộc.

+ Về công hạnh (quan hệ thích thuộc).

+ Có quan hệ về pháp tộc.

+ Kết hôn khác tôn giáo.

+ kết hôn khi có chức thánh.

+ Kết hôn khi có khấn dòng.

+ Kết hôn trong trường hợp bị bắt cóc để ép buộc kết hôn.

+ Kết hôn nhằm mục đích mưu sát người hôn phối.

Miễn chuẩn đối với trường hợp vi phạm điều kiện (ngăn trở) kết hôn

-Trong mọi trường hợp vi phạm các điều kiện nói trên đều dẫn đến hậu quả pháp lý là tòa án xem xét ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Không có ngoại lệ miễn chuẩn đối với các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn

-Các ngăn trở không thể miễn chuẩn:

+ Không có khả năng sinh con.

+ Còn bị ràng buộc bởi hôn phối trước.

+ Có họ máu theo hàng dọc.
+ Có họ máu hai bậc theo hàng ngang.

Các ngăn trở có thể miễn chuẩn:

+ Chưa đủ tuổi kết hôn

+ Có quan hệ thích thuộc.

+ Kết hôn khác tôn giáo.

+ Kết hôn khi có chức thánh.

+ Kết hôn khi có khấn dòng.

Vấn đề ly hôn

Cho phép ly hôn giữa hai bên, có thể là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương từ một bên.

+ Ly hôn thuận tình:Là trường hợp giải quyết ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng, trong đó vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết cả ba vấn đề: quan hệ về hôn nhân, quan hệ tài sản và quan hệ nuôi con.

+ Ly hôn đơn phương từ một bên: là trường hợp giải quyết ly hôn từ một bên theo yêu cầu của vợ hoặc chồng.

.- Cho phép ly thân

-Sau khi ly hôn: hai bên chấm dứt quan hệ vợ chồng và có thể tái hôn với người thứ ba.

-Nếu hôn nhân thành sự thì không được ly hôn.

– Nếu hôn nhân vi phạm các điều kiện về kết hôn hoặc các ngăn trở kết hôn thì tùy thuộc từng loại ngăn trở mà các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội Công giáo có quyền miễn chuẩn để 2 người đó tiến tới hôn phối.

-Nếu vợ chồng không thể chung sống với nhau thì cho phép ly thân.

Trong trường hợp không thể hàn gắn được thì cho phép ly dị dân sự nhưng không được tái hôn.


*Nhận xét

Từ bảng so sánh trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt nhất về điều kiện kết hôn giữa quy định của pháp luật HNGĐ hiện hành với quan niệm về điều kiện kết hôn của đạo Công giáo ở chỗ là: đạo Công giáo cho rằng Hôn nhân là đơn nhất và bất khả phân ly; do đó có những quy định khác nhau về các điều kiện kết hôn cũng như các ngăn trở không thể kết hôn. Giáo hội Công giáo xác định hôn nhân là một “bí tích” và vì vậy nó có tính chất thánh thiêng, việc cử hành “bí tích hôn nhân” một cách chính thức trước mặt cộng đoàn giáo dân do một linh mục cử hành khiến nó trở nên một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ. Người Công giáo tin rằng khi được lãnh nhận bí tích hôn nhân cách chính thức, đôi nam nữ sẽ được chúc phúc yêu thương, chung thủy với nhau suốt cả cuộc đời, trong một giao ước do chính Chúa Giêsu đã lập. Do đó, loài người không thể phân ly cuộc hôn nhân do Thiên Chúa đã chúc phúc và tạo nên.

(Viện Nguyễn, sinh viên luật của Khoa Luật-ĐHQGHN)

Exit mobile version