Sám hối là một chủ đề quan trọng đối với đời sống đạo.
Nhưng sám hối như thế nào để khỏi trở thành công cốc!!!
Nếu mỗi năm, khi Mùa Chay tới, người người sám hối, hộiđoàn sám hối, giáo xứ sám hối… rồi lửa Phục Sinh hân hoan bùng lên đốt cháy cả lòng sám hối thành mây khói.
Năm tới lại được dịp cả giáo hội sám hối… và sám hối…
Đúng là công cốc!!!
Thông thường, công cuộc sám hối gồm 3 giai đoạn
Bước thứ nhất: Xét mình để nhận biết mình tội lỗi
Tội lỗi như một cơn mê làm ta đắm đuối không nhận biết tình trạng tâm hồn của mình. Muốn đổi mới, cần phải thức tỉnh, nhìn rõ sự thực về mình, thấy rõ tình trạng tội lỗi, hiểu biết sự nguy hại của tội… Xét mình giống như ngọn đèn pha soi vào tất cả những ngõ ngách trong tâm hồn, phơi bày ra tất cả những gì còn ẩn giấu. Xét mình giống như những nhát cuốc đào bới những tầng lớp sâu thẳm của tâm hồn để lộ ra những tội lỗi còn bị thời gian, sựquên lãng và sự vô tình vùi lấp.
Bước thứ hai: Sám hối
Khi đã nhận biết tội lỗi, tâm hồn phải tiến tới một tháiđộ tích cực hơn, đó là sám hối. Nhận thức tội lỗi giống như ta nhìn thấy một căn nhà rác rưới bẩn thỉu. Sám hối là bắt tay vào quét dọn sạch sẽ. Sám hối nhưdòng nước gột rửa linh hồn. Sám hối như chiếc dao mổ của bác sĩ cắt bỏ những ung nhọt gieo mầm mống bệnh tật.
Tâm hồn sám hối là tâm hồn được chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận ơn Chúa.
Bước thứ ba: Đổi mới cuộc đời
Sám hối chân thành bao giờ cũng đi đến đổi mới cuộc đời. Vì sám hối là muốn đoạn tuyệt với con đường xưa cũ để bước vào một con đường mới. Vì tâm hồn sám hối không những muốn sửa chữa lại những lỗi lầm quá khứ mà còn quyết tâm xây dựng một tương lai tươi mới,trong sạch hơn, tốt đẹp hơn, ích lợi hơn. Con đường mới là con đường theo thánh ý Chúa, con đường dẫn ta đi trong tình yêu mến Chúa và yêu mến anh em. Tình yêu mến sẽ làm cho đời sống ta có ý nghĩa và trở nên phong phú vì sẽ đem lại những hoa quả thiêng liêng. Bướcđi trên con đường mới, ta sẽ đón nhận được Nước Chúa đang đến. Bước đi trên conđường mới, ta sẽ góp phần đem Nước Chúa đến với anh em.
Nếu thực sự nhận được Nước Chúa và đem Nước Chúa đến với anh em… thì coi như đã giải quyết dứt điểm vấn đề…
Nhưng thực tế rất chua cay… sau một thời gian ngắn sống bồng bềnh hạnh phúc trong khung trời “Nước Chúa” tuyệt vời này… không biết tại sao ta lại cảm thấy mình như rớt khỏi khung trời “Nước Chúa” này… và lại rơi xuống chốn hồng trần này lúc nào không biết…
Ta lại cảm thấy mình tội lỗi, yếu đuối. Rồi Mùa Chay năm sau, chúng ta lại thúc đẩy nhau khởi đầu cho một cuộc “sám hối” khác… Cảnh này cứ diễn ra đều đều mỗi năm một lần… như những chú ngựa giấy mải miết chạy vòng quanh chiếc đèn cù!!!
Sám hối quả thực là công cốc!!!
Tại sao lại đáng tiếc như vậy???
Chỉ vì chúng ta vô tình cất một bước đầu tiên chưa đúng hướng.
Tục ngữ Việt Nam đã rút ra một bài học thương đau: “Sai một ly đi một dặm” quả là rất đúng trong công cuộc sám hối có vẻ vĩ đại này.
Vậy, tôi phải sám hối như thế nào?
Công cuộc sám hối này cũng có 3 bước:
Bước thứ nhất: Nhận biết mình là con yêu dấu của Chúa
Thay vì thấy mình tội lỗi yếu đuối, tôi phải xác tín tôi vốn là con yêu dấu của Ngài. Ngay cả khi tôi suốt đời đi hoang… tôi vẫn là con yêu dấu của Ngài. Ngài vẫn hằng ngày ra cổng, nhìn về phương trời xa xăm mong ngóng từng bước chân của tôi trở về.
Phần đông chúng ta sẽ thấy rất khó chấp nhận ý tưởng: Nhận biết mình là con yêu dấu của Chúa.
Lý do: suốt mấy chục năm qua… người ta không ngừng in vào đầu óc tôi: con người là vật phàm hèn; người ta không ngừng cài đặt (install) vào tâm hồn tôi tư tưởng: con người vốn yếu đuối, tội lỗi, giống như người ta lấy giải khăn đen thui bịt kínđôi mắt của tôi.
Tại hại hơn nữa, tôi lại tìm cách cột thật chặt những tấm lụa đen nhánh “vô minh” vàođôi mắt của người khác.
Đặc biệt khi tôi đứng vào vai trò lãnh đạo, người dẫn đường, tôi lại càng ra sức cột thật chặt những ai nằm trong vòng tay của tôi. Vì sợ rằng họ có thể đi lang thang lạc lối, tôi quyết tâm xây “những bức tường luật lệ” xi măng cốt sắt và “những dây thép gai cấm đoán” vòng trong vòng ngoài. Thêm vào đó, tôi sẵn sàng “xịt vòi rồng” vào bất cứ tư tưởng nào không hợp với ý của tôi.
Cuối cùng, cả tôi lẫn cộng đoàn của tôi tự nhốt mình vào trong 4 bức tường ngục tù do chính bàn tay tôi dựng nên.
Muốn đập phá bức tường ô nhục ngăn cách giữa tôi và Chúa này, tôi chỉ còn một cách anh dũng nhận mình vốn là con yêu dấu của Ngài.
Bước thứ hai: Sám hối: thay đổi não trạng, lối nhìn, quan niệm
Tất nhiên là công cuộc đổi mới não trạng thực muôn vàn khó khăn.
Đọc Kinh Thánh rất nhiều lần, nhưng tôi chẳng hề quan tâm tới những món quà tuyệt vời mà Chúa đã dành sẵn cho những người con yêu dấu của Ngài:
Ta là con Thiên Chúa thực sự – chứ chẳng phải con nuôi, con loại suy.
“Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào:
Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
– mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1 Ga 3,1).
Ta đầy sức mạnh từ nguồn Thần Khí Thiên Chúa – chẳng yếu đuối, phàm hèn.
“Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ” (2 Tm 1,7).
Nếu ta đón nhận quan niệm mới này thì mới gọi là sám hối thực sự.
Bước thứ ba: Đổi mới cuộc đời: tập sống với Chúa, trong Chúa
Trước kia ta sống như một tên tôi tớ hạng bét, lúc nào cũng sợ ông chủ ghi sổ phạt. Nên ta ra sức lập công đền tội.
Lập công để mau được lên Thiên Đàng hưởng mặt Chúa! Chúa là Đấng vô hình mà cũng có mặt!!! Lạ thật chứ không phải chơi!!!
Đền tội ở đời này để đời sau sẽ được mau thoát khỏi nơi giam cầm trong lửa luyện tội.
Nhưng từ khi đổi mới quan niệm, ta tập sống với chính Chúa, khởi đầu là mời Chúa đồng hành với ta qua tất cả những gì chúng ta làm… với tâm hồn mới: con yêu dấu của Chúa. Thời gian đầu, mỗi ngày tổng cộng 15 phút đã là ngon lắm rồi… sauđó tự nhiên sẽ tăng lên dễ dàng hơn nhiều.
Nếu chúng ta kiên trì luyện tập một năm… ta sẽ cảm thấy cuộc sống đạo của mình thực là dồi dào, hạnh phúc và bình an đúng như Mục Tử Giêsu đã từng mong ước.
Và cuối cùng, công cuộc sám hối của ta mới không trở thành công cốc!
Lung Linh