Phụng Vụ Lời Chúa được thực hiện ra sao ở nơi làm việc?

Hỏi: Nơi làm việc Công Giáo của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện “Phụng vụ Lời Chúa”, vốn bao gồm một kinh mở đầu, đọc Kinh Thánh, Thánh Vịnh, Tin Mừng, lời cầu theo ngày, lời nguyện theo ngày. Suy nghĩ ban đầu của tôi là rằng Phụng vụ Lời Chúa này là luôn luôn một thành phần của một phụng vụ khác, và không có một Phụng vụ Lời Chúa riêng, bởi vì nó thiếu một số đặc điểm phụng vụ khác. Nếu chúng tôi tập trung nhau vì một mong muốn để cầu nguyện chung, Giáo Hội dường như có các thực hành thích hợp và lòng mộ đạo khác, vốn đáp ứng nhu cầu này, mà không cắt rời Phụng vụ Lời Chúa từ một công việc phụng vụ rộng hơn. Thưa cha, liệu có phụng vụ riêng như thế không? –M. C., Toronto, Canada.

Đáp: Tôi sẽ nói rằng một có sự phân biệt trong trật tự. Có hai dạng thức mà trong đó việc cử hành Phụng vụ Lời Chúa có thể diễn ra. Một là một hình thức phụng vụ chặt chẽ, mà trong đó việc cử hành Lời Chúa diễn ra vào ngày Chúa Nhật (hoặc hiếm hơn, vào ngày trong tuần) trong các nhà thờ, khi Thánh lễ không được cử hành do thiếu linh mục. Trong các lần cử hành này, đôi khi có nghi thức Rước lễ.

Một dạng thức khác, hình như là dạng thức của độc giả trên đây, là một việc đạo đức, vốn được cảm hứng bởi phụng vụ, có thể sử dụng các kiểu mẫu phụng vụ, nhưng tự thân nó không chính thức là một hành vi phụng vụ. Các hành vi đạo đức này không nhất thiết được thực hiện trong nhà thờ.

Nhiều Hội đồng Giám mục và nhiều Giáo phận đã ban hành các hướng dẫn, vốn làm cho cụ thể các áp dụng các qui chế tổng quát do Tòa Thánh đã công bố. Thí dụ, Sách nghi thức Canada nói như sau về việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật:

“Một việc cử hành thật sự Lời Chúa

“Nghi thức Canada cho các cử hành ngày Chúa Nhật, vốn đã phát triển trong các trường hợp này, không phải là một hình thức điều chỉnh của Thánh Lễ, nhưng là một sự cử hành đích thực Lời Chúa, với các đặc điểm riêng của nó. Nó có đặc tính riêng là việc tôn vinh Lời Chúa, sử dụng đầy đủ các bài đọc của ngày Chúa Nhật và Thánh Vịnh, một bài giảng phản ánh Lời Chúa, các lời cầu phát sinh từ việc nghe Lời Chúa, và một lời nguyện ca ngợi Chúa, vốn thường đến từ Kinh Thánh. Việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật như thế là thật sự phụng vụ. Nó cử hành và làm cho hiện diện hành động cứu độ của Chúa Kitô Thủ Lãnh giữa dân Ngài, và ban sức mạnh cho công việc của Thân Thể Ngài là Giáo Hội. Tập trung vào ngày mà cả Giáo Hội trên khắp thế giới tưởng niệm việc Chúa phục sinh, các tín hữu của một cộng đồng cụ thể công bố vinh quang của Chúa Cha, thông qua Chúa Con, trong sự thông hiệp của Chúa Thánh thần. Hơn nữa, một cộng đoàn nhóm họp để cử hành Lời Chúa, luôn cử hành phụng vụ này trong sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ. Cộng đoàn chứng tỏ sự tôn kính Lời Chúa, giống như sự tôn kính, theo Giáo Hội dạy, đối với Mình Chúa, vì trong cả hai trường hợp, chính Chúa Kitô được tôn kính. Trong việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, Chúa Kitô trở nên thực sự hiện diện giữa dân Ngài, vì Giáo Hội dạy rõ ràng rằng Chúa Kitô hiện diện trong Lời Chúa khi Kinh Thánh được đọc trong nhà thờ. Do đó, thậm chí khi không có việc Rước lễ, sự hiện diện của Chúa Kitô được thể hiện trong cả cộng đoàn đang cử hành và trong Lời Chúa được công bố”.

Về khả năng cử hành vào các ngày thường, các Giám mục không ủng hộ:

“Ngày trong tuần

“Bất chấp có thể có sự xem xét liên quan đến việc thờ phượng ngày Chúa Nhật, không gì trong các tài liệu liên quan biện minh cho việc áp dụng vào ngày thường các qui định phụng vụ, khi vắng linh mục vào ngày Chúa Nhật. Điều này sẽ là trường hợp như nhau cho các khu vực thành thị và nông thôn. Thí dụ, Phần Hướng dẫn chỉ nhắm rõ ràng đến tình hình của ngày Chúa Nhật, nơi mà người ta thiếu cơ hội để cử hành Ngày của Chúa theo đúng phụng vụ . Các qui định cho ngày Chúa Nhật của Phần Hướng Dẫn được dựa vào sự giả định của một nhu cầu thực tế và nghiêm túc, chứ không phải dựa vào sự thuận tiện. Một lần nữa, cần phải nói rằng điều hết sức quan trọng ở đây là việc cử hành Lời Chúa không được trình bày, và cũng không được xem như là một sự chọn lựa thay thế cho Thánh lễ. Vào các ngày trong tuần trong khu vực thành thị, Thánh lễ hàng ngày là thường có ở các giáo xứ gần đó. Nếu không, hoặc nếu vì lý do nào có nhu cầu để cung cấp một cử hành phụng vụ khác, thay vì Thánh lễ vào ngày trong tuần, việc đọc Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều là luôn phù hợp, cho dù là ở thành thị hay nông thôn. Thật vậy, việc đọc Các Giờ Kinh Phụng vụ mỗi ngày ở giáo xứ là hoàn toàn thích hợp, ngay cả khi Thánh lễ được cử hành”.

Mặc dù các tài liệu này không đề cập đến loại hành vi đạo đức mà độc giả của chúng tôi đề cập, các tài liệu ấy cũng rọi ánh sáng vào một số khía cạnh của câu hỏi. Văn bản đầu tiên nói rõ rằng việc cử hành Lời Chúa có thể diễn ra theo một cách riêng, và không chỉ như một phần của việc cử hành phụng vụ khác. Văn bản thứ hai cho thấy sự ưa thích việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ hơn việc cử hành Lời Chúa.

Điều này không có nghĩa rằng một nhóm tín hữu Công Giáo không thể cử hành Lời Chúa trong một buổi lễ riêng tư. Nhưng nó nhắc nhở người Công Giáo rằng chúng ta đã có, trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một sự cử hành Lời Chúa đã được phê chuẩn đầy đủ, vốn tạo thành một phần không thể thiếu của phụng vụ Giáo Hội. Một người Công Giáo, hoặc cá nhân hay cùng với các người khác, khi cử hành một phần của Thần Vụ, là tham gia cách tích cực vào việc cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.

Tuy nhiên, có một số tài liệu, trước hết là Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo cho người Trưởng thành (các số 85-89), đề xuất việc cử hành Lời Chúa và đề nghị các kiểu thức cho các nhóm khác nhau:

“Về các cử hành Lời Chúa, vốn được tổ chức đặc biệt vì lợi ích của các dự tòng (xem số 82), cấu trúc sau đây (các số 86-89) có thể được sử dụng như một kiểu thức:

“86. Bài hát: Một bài hát phù hợp có thể được cất lên để mở đầu việc cử hành.

“87. Các bài đọc: một hoặc nhiều bài đọc từ Kinh Thánh, được lựa chọn liên quan đến sự huấn luyện các dự tòng, được công bố bởi một thành viên đã rửa tội của cộng đoàn.

“88. Bài giảng: Một bài giảng ngắn gọn, giải thích và áp dụng các bài đọc vừa đọc.

“89. Nghi thức kết thúc: Việc cử hành Lời Chúa có thể kết thúc với một sự trừ tà nhỏ (số 94) sau bài giảng, hoặc với việc chúc lành cho các dự tòng (số 97), hoặc với cả hai việc này […]”.

Chương trình này rõ ràng giả thiết sự hiện diện của một thừa tác viên có chức thánh, để cho một số sự thích ứng có thể được thực hiện trong một môi trường làm việc. Chương trình được đề cập trong câu hỏi của độc giả trên đây cũng có thể tạo thành một phác thảo hợp lệ, và có thể có một số kiểu thức khác nữa.

Tuy nhiên, bản thân tôi muốn khuyên nơi làm việc Công Giáo này hãy xem xét để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ thay cho cử hành phụng vụ.

(Nguyễn Trọng Đa/ Zenit.org 24-11-2015)

Exit mobile version