Bài này nhằm tìm hiểu Phong trào Văn Thân, nhưng để thấy có sự khác biệt giữa hai phong trào, trước hết, xin tóm tắt vài hàng về Phong trào Cần Vương.
1. Phong trào Cần Vương
Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt tại Quảng Bình (Tranh vẽ. Nguồn: bellindochine)
Ý nghĩa và nguồn gốc:
Phong trào Cần Vương ra đời năm 1885, sau Phong trào Văn Thân khoảng 20 năm.
Cần vương có nghĩa là giúp vua. Vua đây là vua Hàm Nghi.
Phong trào Cần Vương là phong trào sĩ phu khắp nơi, hưởng ứng Dụ Cần Vương (nguyên văn là Lệnh Dục Thiên Hạ Cần Vương) do vua Hàm Nghi ban ra, đứng lên chống quân Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh của Phong trào Cần vương.
Trong Dụ Cần Vương này có đoạn như sau: “ Chỉ vì sức yếu nên ta phải chịu nhục ký hoà ước (1884) với giặc Pháp đã bao nhiêu năm và bao nhiêu lần. Với chính sách “tàm thực”, thoạt tiên chúng cướp ba tỉnh Nam Kỳ, còn ba tỉnh nữa sau hai năm chúng cũng cướp nốt. Nhưng túi tham của quân cướp nước không bao giờ đầy. Thế rồi chúng dùng thiên phương bách kế, khiêu khích, gây hấn khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ…
Hỡi các trung thần nghĩa sĩ toàn quốc!
Hỡi các nghĩa dân hảo hán bốn phương!
Trước giờ Tổ Quốc lâm nguy, xã tắc nghiêng đổ, ai là dân, ai là thần, lẽ nào chịu khoanh tay ngồi chờ chết?
Hãy mau mau cùng nhau đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước…!” (truclamyentu.info).
Đặc điểm:
Đặc điểm của Phong trào Cần Vương là các sĩ phu khắp nơi đáp lời kêu gọi của vua mà đứng lên. Họ đánh Tây nhiều, sát tả ít. Lãnh đạo Cần Vương ở Hương Khê là Đình nguyên Phan Đình Phùng đã đưa ra chủ trương sáng suốt “Lương giáo thông hành”.
Diễn tiến:
Đêm 05.7.1885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá của Pháp tại Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất thành, chạy về chiến khu Tân Sở ở Quảng Trị. Tại đây, ngày 13.7.1885, nhà vua ban Dụ Cần Vương. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh đầu tiên của Phong trào Cần Vương.
Hưởng ứng Dụ Cần Vương, hàng chục cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra ở miền Trung và miền Bắc:
Miền Bắc với Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy (Hưng Yên 1885-1889), “con hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám (1892-1913), Ba Bao ở Thái Bình (1883-1887), Lãnh Giang và Đốc Khoái ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tuyên Quang (1892-1893), Lãnh Pha ở Đông Triều (1892-1893), Lãnh Tánh ở Phú Thọ (1890-1893), Tạ Hiện ở Thái Bình.
Miền Trung, nổi bật với Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh (1885-1895), Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao ở Thanh Hóa (1885-1886). Ngoài ra, còn có các cuộc khởi nghĩa khác với các thủ lãnh như: Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã ở Nghệ An; Lê Ninh, Ấm Võ ở Hà Tĩnh; Trương Đình Hội, Nguyễn Tử Nha ở Quảng Trị; Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiến ở Quảng Nam; Mai Xuân Thông, Bùi Biên, Nguyễn Đức Nhuận ở Bình Định…
Tại Miền Nam, khi dụ Cần Vương ban ra, thực dân Pháp đã kiểm soát chặt chẽ khắp miển Lục Tỉnh, cho nên ít có cuộc khởi nghĩa nào đáng kể nổ ra được.
Đêm 02.11.1888, vua Hàm Nghi bị tên phản bội Trương Quang Ngọc bắt nộp cho thực dân Pháp và chúng đã đầy nhà vua sang Algérie. Từ đó, Phong trào Cần Vương yếu dần.
Vua Hàm Nghi là linh hồn của Phong trào Cần Vương. Mất vua Hàm Nghi, phong trào mất ý nghĩa chính thống, nhưng Phong trào Cần Vương chủ yếu là “bình Tây”, cho nên vẫn tiếp tục hoạt động được một thời gian. Phong trào Cần Vương chỉ chấm dứt ở miền Trung với cái chết của Phan Đình Phùng năm 1895, và ở miền Bắc với cái chết của “con hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám năm 1913.
Đang khi đó, Phong trào Văn Thân mất chính nghĩa dân tộc do chủ yếu là “sát tả”, cho nên đã lụi tàn nhanh chóng.
Lí do thất bại:
Sở dĩ Phong trào Cần Vương thất bại là vì các cuộc khởi nghĩa mang tính cục bộ và địa phương, chưa liên kết với nhau thành một lực lượng có hệ thống quy mô toàn quốc.
Vũ khí, quân nhu, quân dụng của mỗi cuộc khởi nghĩa còn thô sơ, thiếu thốn, thua sút quá xa so với quân Pháp.
Chiến thuật, chiến lược chưa thích hợp.
Chính trị quốc nội thất bại: Lòng người li tán bởi vì, từ triều đình xuống tới hàng quan lại địa phương cũng như đa số các sĩ phu, đã thất sách trong việc đối xử tàn ác và giết hại những người theo đạo Gia Tô. Chính sách đối với các sắc dân thiểu số cũng sai lầm, khiến cho các sắc dân Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ …đi theo Pháp và ngăn chặn con đường tiếp liệu vũ khí từ Trung Hoa.
Chính sách đối ngoại cũng phạm sai lầm lớn vì hầu như chỉ biết cầu viện quân Tầu. Vào thời điểm đó, Tầu cũng hèn yếu, đã không cứu nổi mình thì còn cứu được ai. Hơn nữa, nước Tầu muôn đời nuôi mộng thôn tính nước ta, cho nên dù đang bị liệt cường xâu xé, họ vẫn không ngừng nuôi mộng bá quyền. Một bằng chứng rõ ràng là vào năm 1882, vừa khi thành Hà Nội thất thủ, Triều đình Huế đã kêu cứu Bắc Kinh, họ liền đem quân vào chiếm lấy các tỉnh phía Bắc sông Hồng của ta. (Xem Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt
2. Dẫn nhập Phong trào Văn Thân
Phong trào Văn Thân là phong trào quần chúng do các nho sĩ lãnh đạo.
Mục tiêu của phong trào là “bình Tây, sát tả” để cứu nước.
Phong trào này phát khởi năm 1864 với cuộc bãi thi của sĩ tử kì thi Hương tại các trường thi miền Bắc và miền Trung, để phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước năm Nhâm tuất (1862), nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam phần cho Pháp.
10 năm sau, 1874, Phong trào Văn Thân lại bùng phát dữ dội tại Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) do ông tú Trần Tấn và học trò của ông là ông tú Đặng Như Mai lãnh đạo. Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh là phong trào nhân dân tự phát, không phát khởi do lệnh của vua; ngược lại, còn chống lại nhà vua, cho nên đã bị tiễu phạt do quan quân của triều đình.
Năm 1885, khi Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, nhân danh vua Hàm Nghi, ban dụ Cần Vương khai mở Phong trào Cần Vương khắp nơi, thì Phong trào Văn Thân nương theo chính nghĩa của Phong trào Cần Vương, lại chỗi dậy một lần nữa. Nhưng do việc Phong trào Văn Thân chỉ lo sát hại người theo đạo Gia Tô một các bừa bãi và tàn ác, cho nên đã làm mất uy tín của Phong trào Cần Vương rất nhiều và không bao lâu sau, đã bị Phong trào Cần Vương loại ra khỏi công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân.
3. Văn thân là những ai?
Văn: Chữ, người có học thức (Nho học). Thân: Dải thắt lưng bằng tơ của các viên chức xưa, chỉ thư lại, thân hào, các viên chức về hưu. Theo nghĩa rộng, Văn thân là tất cả những ai có Nho học, từ vua quan cho tới dân. Theo nghĩa hẹp dùng cho Phong trào Văn thân ở nước ta vào khoảng giữa thế kỉ 19 thì Văn thân là các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ là dân sự, có Nho học. Họ là giới trung gian giữa quan quyền với dân. Chỉ có họ mới đọc và hiểu được các lệnh lạc, các niêm yết chốn công đường viết bằng chữ Nho và truyền dịch lại cho dân. Họ không là quan, thấp hơn quan, nhưng có vị cao hơn dân, được dân kính trọng và nghe theo.
Sĩ tử là những khóa sinh theo đường cử nghiệp. Khóa sinh đã từng đi thi mà chưa đậu đạt gì thì gọi là thí sinh hay thầy khóa. Đậu Nhất trường kể như chưa có tên gọi. Đậu Nhị trường có thể gọi là Nhị trường. Đậu Tam trường mới được gọi là Tú tài. Dù đậu Tú tài, việc học vẫn còn dở dang, chưa được kể là đã xong nợ đèn sách, chưa đủ điều kiện để ra làm quan. Dân chúng gọi các thí sinh đậu Tú tài là ông tú hay thầy đồ. Các ông tú này là thành phần lãnh đạo chính yếu của Phong trào Văn Thân.
Nhân sĩ hay thân sĩ là những vị khoa bảng không chịu ra làm quan hoặc đã làm quan nhưng từ giã quan trường.
Thông thường, các Văn Thân sống bằng các nghề dậy học, bốc thuốc, làm thầy bói, viết đối liễn…Đời sống của họ tuy đạm bạc, nhưng họ là những người có uy tín và dù thế nào họ vẫn cố gắng bảo vệ lấy cái danh dự của giới sĩ.
Cũng thuộc giới sĩ, nhưng không kể là Văn Thân, những sĩ tử đã đậu Tứ trường, tức Cử nhân. Thường thường những ông Cử nhân có được một chức quan nhỏ, kèm theo là địa vị và bổng lộc. Những ông quan này có thể có chính kiến giống như giới Văn Thân, thù Tây, ghét đạo Gia Tô, nhưng vì quyền lợi và chức tước địa vị, cho nên hành động chính trị của họ có khi giống, có khi không giống như hành động của giới Văn Thân. Nói đúng ra các quan cũng từng đi thi và đã đỗ đạt. Có thể nói họ là Văn thân “đàn anh”, Văn thân “bề trên”. Đa số họ hành động chín chắn, có trách nhiệm, theo luật pháp, chứ không tùy tiện, bừa bãi theo cảm tính hận thù riêng tư.
4. Tại sao Văn Thân “Bình tây Sát Tả”?
* Vì dị ứng do khác biệt văn hoá, bao gồm phong tục, tập quán
Trong Bình Ngô Đạo Cáo, Nguyễn Trãi viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hóa đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc (Tàu)
Để hình thành một nền văn hóa riêng, người Việt cần có ngôn ngữ hay tiếng nói riêng của người Việt. Rồi cũng nhờ có tiếng nói Việt, đã giúp cho việc trao đổi, phát triển, ghi nhận, diễn tả và lưu truyền nền văn hóa đặc thù của người Việt được dễ dàng. Do đó, có thể tìm thấy các sinh hoạt văn hóa của người Việt trong các truyền thuyết, huyền sử, truyện cổ, tục ngữ, ca dao, tức là kho tàng văn chương truyền khẩu, kho tàng văn chương bình dân (chưa cần tới chữ viết).
Nhờ có nền văn hóa riêng mà người Việt gìn giữ được truyền thống Việt, tinh thần Việt kinh qua biết bao thăng trầm của lịch sử.
Ngoài nền văn hóa đặc thù ấy ra, người Việt còn đón nhận thêm nền văn hóa, văn minh Trung Hoa. Thật vậy, nước ta bị Tầu đô hộ cả ngàn năm; họ đã để lại dấu ấn sâu sắc về đủ mọi phương diện trong nền văn hóa nước ta. Đặc biệt là việc du nhập Tam giáo: Khổng, Lão, Phật. Với tinh thần bao dung, rộng mở, người Việt đã biến Tam giáo thành “Tam giáo đồng nguyên”.
Tam giáo đồng nguyên cùng với Nho học đã dần dần hòa nhập với nền văn hóa đặc thù, cố cựu của người Việt để trở thành cái mà sử gia Trần Trọng Kim (1883-1953) gọi là “cái quốc túy của mình” (Tựa cuốn Việt Nam Sử Lược, 1919).
Cách nghĩ và lối sống của người Việt đã thành nền nếp hàng ngàn năm như thế, đột nhiên phải va chạm với một hệ tư tưởng và nếp sống xa lạ, tức đạo Gia Tô, do các giáo sĩ Tây phương mang tới.
Các nhà truyền giáo đã mang tới một đạo giáo mới lạ về giáo thuyết, kinh sách, cơ cấu tổ chức, nghi lễ phụng tự, nghi lễ phong tục (tang chế, cưới hỏi…), các thứ cấm kị. Trong số những điều mới lạ ấy, một số chỉ gây tò mò, thắc mắc cho người Việt bản xứ, nhưng cũng có những cấm cản làm cho một số thành phần người Việt bất bình, như cấm đa thê, cấm tảo hôn, cấm li dị, sự khắt khe trong hôn nhân khác tôn giáo, cấm dự phần vào các nghi lễ cúng kiếng…
Số tín hữu Gia Tô lúc đầu tuy còn ít ỏi, nhưng khi theo đạo mới, họ tuân giữ nghiêm ngặt các điều được dậy bảo. Họ từ bỏ một số phong tục, tập quán cũ; rồi dần dần trở thành những nhóm nhỏ, thành những làng đạo sống khép kín, tự cô lập giữa đa số đồng bào mình. Hậu quả là họ phải hứng chịu phản ứng nghi ngờ, đố kị của đa số đồng bào.
Nói tới dị ứng và bất bình văn hóa đương nhiên thành phần có học, tức là các nho sĩ, các Văn Thân, là những người hiểu biết và ý thức hơn trong xã hội, sẽ là thành phần phản kháng đầu tiên.
* Vì hận thù do các vụ việc liên quan tới tín ngưỡng và tôn giáo
Đây là lí do đặc biệt nghiêm trọng. Có thể kể ra một số vụ việc như sau:
Một là, thái độ quá nhiệt tình “đi chinh phục các linh hồn” của các giáo sĩ đã làm cho người bản xứ cảm thấy như đang bị xâm lăng, bị tấn công, bị “thực dân” (thế kỉ 19), mặc dù phải nhìn nhận là các vị “đầy thiện chí, quả cảm, hy sinh, bất chấp mọi ngăn trở, dám chết cho đức tin.” (Đỗ Quang Chính, S.J. Đôi Nét Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo. Niên Giám 2004 GHCGVN. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2004. Trang 41).
Hai là, có sự dị biệt rất lớn giữa đôi bên trong quan niệm về tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Người theo đạo mới, chỉ giữ đạo hiếu theo tinh thần của Điều răn thứ 4 “thảo kính cha mẹ” trong 10 Điều Răn, mà không thờ cúng ông bà như một tín ngưỡng. Đối với lương dân, không thờ cúng ông bà là một tội không thể tha thứ và đáng gọi là loài “cầm thú”!
Ba là, trong sách vở cũng như kinh đọc do các giáo sĩ soạn ra cho giáo dân, có những chỗ tỏ ra kém hiểu biết và bất kính đối với các tín ngưỡng và tôn giáo vốn đã hiện diện từ lâu đời ở Việt
Có thể khẳng định rằng đa số tín hữu Công Giáo ngày nay, nếu có dịp đọc chương sách này, cũng sẽ cảm thấy bị một cú “sốc” giống như Gs. Trần Thái Đỉnh đã cảm thấy trong bài viết “Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes” của ông. Trong bài viết ấy, Gs.Trần Thái Đỉnh (một cựu linh mục và từng là giáo sư các Đại chủng viện) nhận xét: “Trong phần nói về Phật Giáo tác giả không chỉ nói sai mà còn xuyên tạc. Nó không chỉ phản ánh một sự thiếu hiểu biết mà là một một thái độ thiếu tôn trọng đối với một tôn giáo không phải là Ki Tô Giáo. Một thái độ có lẽ phổ biến nơi các thừa sai phương Tây tới truyền giáo tại châu Á vào thế kỷ XVII – XVIII. Tôi không thể không nhớ lại ở đây một đoạn kinh “cầu cho kẻ ngoại” của thánh Phanxicô Xavie: “Những kẻ thờ bụt thần ma qủy đang sa xuống đầy rẫy hỏa ngục!”. (Trần Thái Đỉnh. Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes. Tác giả không tham dự nhưng đã gửi bài này để góp ý cho cuộc hội thảo “Hội nhập của Ki Tô Giáo tại Việt Nam qua một số tác phẩm và tác giả Công Giáo của thế kỷ 17 và 18’ tổ chức vào đầu tháng 11 năm 1995 tại Sài Gòn).
Tại sao năm 1651, Bộ Truyền giáo Rôma đã cung cấp phương tiện cho Alexandre de Rhodes in cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày này, trong đó có những từ, những câu, những quy kết đáng trách như vậy? Một là, có thể Bộ Truyền giáo ở Rôma, lúc đó, vì tin tưởng Alexandre de Rhodes, cho nên không nghĩ đến việc kiểm duyệt sách. Hai là, dù nghĩ tới cũng không có viên chức nào đọc được thứ chữ mới dùng để viết ra cuốn sách đó. Ba là, đúng như Gs. Trần Thái Đỉnh đã nhận xét trên đây: Hồi đó, các nhà truyền giáo và ngay cả các viên chức Giáo triều Roma, một phần vì tự tôn quá đáng về tôn giáo mình, một phần vì sự hiểu biết vừa ít vừa sai lạc về các tôn giáo khác trên thế giới, cho nên đã sinh ra thái độ “phổ biến nơi các thừa sai Tây phương” là bất kính đối với các tôn giáo khác. Đấy là chưa kể đến quan niệm chung của người Âu châu thời đó là, nhờ có những phát kiến khoa học kĩ thuật sớm sủa, người Tây phương đã coi thường các dân nước khác trên thế giới.
Thái độ bất kính này trái ngược hẳn với tinh thần Huấn thị của Bộ Truyền giáo Rôma. Thật vậy, chỉ sau đó 8 năm, năm 1659, khi cử 2 giám mục tiên khởi người Pháp tới Việt Nam, Bộ Truyền Giáo đã ra Huấn thị rất rõ ràng cho các nhà truyền giáo là phải tôn trọng văn hóa địa phương. Huấn thị viết:
“ Các vị đừng có tìm cách, đừng có tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra những gì rõ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lý (….). Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì là xấu (…). Đừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với tập tục của các nước Châu Âu. Trái lại, các vị hãy làm quen với những tập tục đó…” (Vương Đình Chữ. Truyền giáo ở Viễn Đông. Từ chế độ bảo trợ sang chế độ đại diện tông tòa. Trích Huấn thị của Bộ Truyền giáo gửi cho 2 vị giám mục tông tòa tiên khởi. Ttntt.free.fr/archive/dinhchuvuong.html).
* Do ảnh hưởng việc bách hại đạo Gia Tô của các vua chúa
Tất cả những xung khắc kể trên đã đưa tới tình hình một cuộc giao thoa văn hóa từ không mấy êm thắm, dần dà trở nên hết sức tồi tệ. Quần chúng nghi hoặc. Giới sĩ thù ghét. Rồi vua chúa liên tiếp ban ra những chỉ dụ cấm đạo; quan quyền phải răm rắp bắt đạo theo lệnh vua chúa, thường khi còn đi quá trớn, lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng thù ghét đạo mới hoặc để tống tiền, đoạt của. Giáo sĩ Tây cũng như ta và giáo dân đã phải hứng chịu những biện pháp khắc nghiệt: từ hạn chế đến trục xuất, truy quét, tù đầy, tra tấn, bắt “quá khóa” (bước qua Thập Tự Giá), khắc chữ lên mặt, chém, giết, đốt phá thánh đường, làng mạc và phân tháp (bắt giáo dân phân tán trong các làng lương dân). Thê thảm nhất là vào giữa thế kỉ 19, có những đợt, nạn nhân là tất cả các làng Công Giáo trên toàn quốc, đem tới thương vong, máu và nước mắt cho hàng vạn giáo dân.
Việc cấm đạo chính thức bắt đầu ở Đàng Trong do sắc chỉ của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 và ở Đàng Ngoài do sắc chỉ của Chúa Trịnh Tráng năm 1629. Thời Tây Sơn cũng cấm đạo, chứ không phải mãi tới thời các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức mới cấm đạo.
Các tài liệu Tây cũng như ta đều khẳng định: suốt từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 tới thời Tự Đức, các chính quyền ban ra 53 sắc chỉ cấm đạo. Tất cả chỉ quy kết cho người theo đạo Giatô các tội thuộc về văn hóa, tức lí do tôn giáo và phong tục, không hề nêu lí do chính trị.
Xin trích dẫn sắc chỉ cấm đạo của Chúa Trịnh Tạc vào thời cấm đạo đầu tiên và của hai vua Minh Mạng,Vua Tự Đức ban ra vào thời cấm đạo khốc liệt nhất để làm thí dụ:
Sắc chỉ cấm đạo năm 1663 thời vua Lê Huyền Tông (tức là thời chúa Trịnh Tạc) có đoạn: “Mùa đông, tháng 10, cấm người trong nước học đạo Hoa Lang. Trước đây, có người nước Hoa Lang vào ở nước ta, lập ra đạo lạ để lừa phỉnh dân ngu. Bọn đàn ông, đàn bà ngu dốt nhiều kẻ tin mộ. Trường giảng đạo người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi mà sách đạo và nơi giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm” (Đại Việt Sử Ký Toàn thư. Bản kỉ quyển XIX, trang 689. Huyền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ nhất (1663). Viethoc.org).
Chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng ngày 06-01-1833 viết: “Dân ngu bị mê hoặc mà không biết… Chúng lập nhà riêng nhà giảng, tụ tập nhiều người cám dỗ dâm ô phụ nữ, lừa gạt lấy mắt người ốm… ai trót theo đạo muốn hối thì hãy từ bỏ đạo, bước qua cây thập tự (quá khóa) được miễn tội” (Đại Nam Thực Lục. XI. Tr 235).
Vua Tự Đức là vị vua nhà Nguyễn cuối cùng cấm đạo, và cũng là vị vua ra nhiều sắc chỉ cấm đạo nhất với 7 sắc chỉ vào các năm 1848, 1851, 1855, 1857, 1859, 1860 (2 sắc chỉ), 1861 (sắc chỉ phân sáp). Sắc chỉ phân sáp ra ngày 05.8.1861, lệnh phải “phá bình địa các làng Kitô giáo, tịch thu tài sản, khắc trên má tên làng và chữ “Giatô tả đạo”, phân tán các tín đồ, giao cho lương dân cứ năm người canh một người” (Ts. Đào Trung Hiệu. Giáo Hội Công Giáo Thời Cận đại. daminhvn.net).
Điểm đáng lưu ý là trong lúc nước ta đang phải đối phó với ý đồ xâm lăng của thực dân Pháp, vậy mà việc cấm đạo vẫn viện lí do tín ngưỡng và phong tục: “…Vì kẻ theo tôn giáo ấy bất kính phụ mẫu quá cố, chúng móc mắt người chết để làm một thứ nước ma thuật dung mê hoặc dân chúng; hơn nữa trong đạo đó, chúng còn làm nhiều hành vi dị đoan và ghê tởm (Sắc chỉ 1848). “Những tên Tây dương đạo trưởng phải chịu hình phạt bị dìm xuống đáy biển, đáy sông vì vinh quang của chính đạo (Nho giáo). Đạo trưởng người trong nước phải lấy chân tay dày đạp thập tự nếu không thì bị chém ngang thân…” (Sắc chỉ năm 1851). (Gs.Nguyễn Ngọc Lan. Bài Nói Chuyện Tử Đạo Với Ông Nguyễn Khắc Viện trích trong Nhật Ký 1988. Trang 252-263. Giadinhanphong.blogspot.com).
Các vua chúa quan quyền của ta ngày trước đã ra sức tiễu trừ “tả đạo” (đạo Gia Tô) để bảo vệ “chính đạo” (đạo Nho). Các Văn Thân là đệ tử Nho gia, đương nhiên hầu như tất cả đều ủng hộ việc cấm đạo. Vì từ ngàn xưa, giới này luôn luôn cho là mình có bổn phận phải giữ chính đạo, chống gian tà và ngăn cản điều bất chính (“Cầm chính đạo để tịch tà cự bí”, Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Văn Thân là dân giả, nhưng vì có học, họ trở thành gạch nối giữa chính quyền và dân. Dân quê rất tôn trọng các Văn Thân, cho nên quan điểm, lập trường của giới Văn Thân sẽ dễ dàng được truyền bá rộng rãi và được dân chúng khắp nơi tin tưởng. Noi theo việc bách hại đạo của các vua chúa quan quyền, khi tức nước vỡ bờ, Văn Thân cũng nổì lên bách hại đạo Gia Tô. Họ dễ dàng lôi kéo được đông đảo dân quê theo họ, tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn.
* Lí do ái quốc
Cũng trong bài Kẻ Sĩ, Nguyễn Công Trứ đã minh định vị trí và nhiệm vụ của giới sĩ. Về vị trí: Sĩ đứng đầu trong 4 hạng dân (“Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên”).
Về nhiệm vụ: Khi còn là thường dân, kẻ sĩ phải bàn bàn bạc điều hơn lẽ phải để giáo dục dân (“Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”). Đến khi hữu sự, phải vì chính đạo mà ngăn chống gian tà, bất chính; đẩy lui sóng dữ để che chở các dòng sông (“Cầm chính đạo để tịch tà cự bí”, “Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”). Mọi việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự kẻ làm trai, làm được thế mới thật là hào hùng và nước nhà có bình yên, kẻ sĩ mới được thong dong (“Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng, Nhà nước yên mà sĩ được thung dung”).
Ý thức vị trí và nhiệm vụ tiên phong như thế, cho nên khi thực dân Pháp thực sự mở những cuộc đánh chiếm nước ta thì Văn Thân là kẻ đầu tiên căm thù giặc Pháp. Nhất là khi phát hiện được có vài giáo sĩ người Pháp và một số giáo dân dính líu tới thực dân Pháp, như giọt nước làm tràn li, Văn Thân trút hết oán thù lên các giáo sĩ và giáo dân, kết tội họ là nguồn gốc mọi tai họa cho đất nước.
Họ yêu cầu nhà vua phải tiêu diệt tất cả các giáo sĩ và giáo dân trước, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp để khôi phục sự vẹn toàn chủ quyền cho đất nước. Và khi nhà vua không làm theo ý họ, lại kí những thỏa ước nhượng bộ đất đai và cho phép tự do giảng đạo thì họ tự động tổ chức thành lực lượng dân chúng đông đảo, với chủ trương “Bình Tây Sát Tả”, kéo đi chém giết, đốt phá các làng đạo.
Đó là Phong trào VănThân.
* Vì não trạng “nhất Tầu, nhì ta”
Nói chung, triều đình nhà Nguyễn đã cai trị đất nước rập theo khuôn mẫu nhà Thanh bên Tầu, từ tổ chức, tới luật pháp, nhất là về đối ngoại (tức chính sách bế môn tỏa cảng) và giáo dục, đào tạo (tức tôn sùng Nho học và tuyển chọn nhân tài theo lối khoa cử từ chương). Cách giáo dục và đào tạo nhân tài này đã tạo nên lớp sĩ phu sùng thượng Trung Hoa, tự che mắt mình, khiến không còn đủ sáng suốt để tiếp nhận bất cứ cách nghĩ, cách làm nào khác Trung Hoa. Trung Hoa là nhất, là mẫu mực; ngoài ra là man di, mọi rợ và phải lên án, phải loại trừ.
Đó cũng là một trong những lí do khiến cho giới Văn Thân miệt thị đạo Gia Tô là “tả đạo” và người Tây phương là “bạch qủy”, dẫn đưa tới chủ trương cực đoan và thất sách khi muốn thể hiện lòng ái quốc. Ở Phần II, Chương VI cuốn Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim. Sđd. Trang 32), khi bàn về kết quả của thời Bắc thuộc, tác giả Trần Trọng Kim đã nhận xét: “Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả…Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ”.
* Vì sợ mất địa vị lãnh đạo tinh thần và nghề nghiệp sinh sống
Đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương…người ta hình dung ra được cảnh nghèo khổ thê thảm của các nho sinh theo con đường cử nghiệp khi chưa đỗ đạt hoặc hoạn lộ không được hanh thông.
Gia cảnh Ông Tú Vị Xuyên thì “Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi” (bài Than cùng của Tú Xương, 1870-1907).
Nơi cư ngụ của Cao Chu Thần chỉ là “Lều nho nhỏ, kéo tấm gianh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa. Đèn cỏn con, có chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăn tỏ” (bài Tài Tử Đa Cùng Phú của Cao Bá Quát, 1809-1854).
Còn về cái ăn cái mặc của Nguyễn Công Trứ thì “Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch…Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu..” (bài Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ, 1778-1858).
Song dù nghèo khổ đến đâu, giới nho sĩ vẫn hãnh diện về vị trí hàng đầu mà xã hội vẫn dành cho họ (“Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt. Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên” Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Đồng thời các ông vẫn phải giữ trọn đạo “cương thường” với phong thái an nhiên, ung dung và ứng xử cho xứng là bậc mô phạm giữa xóm làng.
Trong cảnh “Chẳng phải quan mà chẳng phải dân” (Tự Trào của Tú Xương) ấy, các nho sinh đành phải kiếm kế mưu sinh bằng cách “mài chữ” ra mà sống; tức là làm các nghề có liên quan tới chữ nghĩa, như làm thầy đồ dạy học, viết đối liễn hoặc làm thầy lang bốc thuốc, chữa bệnh. Nói chung, tuy không phải chân lấm tay bùn, nhưng nghề làm thầy đồ, thầy lang, thầy địa lí, thầy bói, thầy tướng, thầy số, thầy viết đối liễn …, cao lắm cũng chỉ đủ nuôi bản thân của thầy, mọi việc khác cùng chuyện gia đình con cái thầy đặt hết lên vai bà thầy hay bà đồ: “Quanh năm buôn bán ở mom song. Nuôi đủ đàn con với một chồng” (Bài Khen Vợ của Tú Xương). Những nho sinh có chí tiến thủ, quyết “dùi mài kinh sử”, cũng phải nhờ vào người vợ đảm đang tần tảo: “Vì tằm tôi phải chạy dâu, Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Chồng tôi thi đỗ khoa này, Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi…” (Bài Trăng Sáng Vườn Chè của Nguyễn Bính).
Nhưng tất cả đang bắt đầu thay đổi. Người Tây phương và các giáo sĩ truyền giáo đã đến nước ta mang theo nhiều cái mới: đạo mới, tư tưởng mới, nếp sống mới, và những cái mới khác nữa, như: Khoa học, Y học, vũ khí…
Những cái mới này, nhất là khi thực dân Pháp bắt đầu thiết lập guồng máy cai trị mới, bắt đầu làm lung lay toàn thể xã hội nước ta vốn yên ả đã hàng ngàn năm, bao gồm cả vị trí và nghề nghiệp của giới nho sĩ: “Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè ông cống cũng nằm co. Sao bằng đi học làm thầy phán. Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Bài Cái Chữ Nho của Tú Xương).
Vừa bị mất nồi cơm vừa bị sang đoạt vị trí danh giá, đã góp thêm vào các lí do khiến giới nho sĩ Văn Thân thù ghét cả “Tây” lẫn “tả” (tả đạo).
Những lí do trên đây là nguyên nhân chính yếu, đã từ từ nung nấu lòng hận thù trong giới nho sĩ đối với đạo Gia tô trong một thời gian lâu dài. Lòng thù hận ấy tích lũy thành một lò thuốc súng, chỉ cần có một mồi lửa là phát nổ. Đúng vậy, kể từ năm 1862, mỗi lần quân Pháp gây hấn là mỗi lần châm mồi lửa cho lò thuốc súng hận thù trong lòng giới Văn thân phát nổ dữ dội.
———————————
HÀNH ÐỘNG CỦA VĂN THÂN
Khi nói tới Phong trào Văn Thân, người ta thường nghĩ ngay tới phong trào quần chúng nổi dậy vào năm 1874 tại Nghệ Tĩnh do các ông Tú (Tú tài) cầm đầu, đứng đầu là ông Tú Tấn (Trần Tấn) và học trò của ông là Tú Mai (Đặng Như Mai). Thực ra, Phong trào Văn Thân đã nổ ra lần đầu tiên với cuộc bãi thi của các sĩ tử trong kì thi Hương năm Giáp Tí, 1864, tức là 2 năm sau khi Triều đình Huế kí Hòa ước 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Mười năm sau đó, năm 1874, Phong trào Văn Thân lại bùng lên ở Nghệ Tĩnh do thầy trò ông Tú Tấn lãnh đạo, khí thế dữ dội và sắt máu chưa từng thấy, nhưng rồi tàn lụi nhanh chóng vào cuối năm đó theo cùng với cái chết của ông Tú Tấn. Tuy nhiên, Phong trào Văn Thân trên các vùng lãnh thổ khác vẫn còn âm ỉ, đợi thời cơ là bộc phát trở lại không kém phần khốc liệt.
1. Phong trào Văn Thân năm từ 1864 tới 1874
Nguyên nhân gần: Hiệp ước 1862
Năm Nhâm Tuất 1862, Triều đình Tự Đức kí hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp. Khoản đầu tiên trong 12 điều khoản của Hiệp ước 1862 nói “Nước Nam phải để cho giáo sĩ nước Pháp và nước Y Pha Nho được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo” (Trần Trọng Kim. Việt
Hiệp ước 1862 làm cho cả nước phẫn nộ, đặc biệt là các Văn Thân. Họ cho là Vua Tự Đức không còn xứng đáng làm vua trăm họ vì nhà vua đã hèn yếu với giặc và không tiếp tục tiêu diệt bọn giáo dân Gia Tô. Văn Thân kết tội Gia Tô giáo là nguyên cớ gây ra giặc ngoại xâm và giáo dân đã tiếp tay cho giặc Pháp. Vậy muốn đánh Pháp, phải diệt nội thù trước; nội thù là các giáo dân.
Và giới Văn Thân chỉ còn đợi dịp thuận lợi để biến căm thù thành hành động cụ thể.
Hành động của Văn Thân và sĩ tử tại các trường thi Hà Nội, Nam Định, Nghệ An năm 1864:
Dịp thuận lợi đó chính là kì thi Hương năm Giáp Tí 1864 tổ chức tại các trường thi Hà Nội, Nam Định, Nghệ An và Thừa Thiên. Đây là lúc các sĩ tử khắp nơi quy tụ về, rất dễ dàng cho những tay chủ chốt vận động và tổ chức. Thế là lần đầu tiên trong lịch sử, các sĩ tử đã nhất trí tham gia một cuộc biểu tình tranh đấu. Họ đồng lòng bãi thi, không chịu vào trường thi.
Cuộc biểu tình bãi thi của các sĩ tử nhằm mục đích chính trị và có tổ chức quy mô, cho nên có thể nói đây là cuộc “sinh viên đấu tranh” đúng nghĩa đầu tiên nổ ra ở nước ta.
Vì thí sinh bãi thi cho nên ngày đầu kì thi tại các trường đã phải hoãn lại tới ngày hôm sau. Nhiều thí sinh bỏ hẳn kì thi.
Về việc này, sử gia Phạm Văn Sơn viết trong Việt Sử Tân Biên như sau: “Một việc đã xảy ra và chưa từng có từ trước đến giờ là thái độ của các khóa sinh thi Hương ở các trường Thừa Thiên, Nghệ An, Hà Nội và Nam Định. Họ đã biểu tình để tỏ lòng bất mãn đối với Hòa ước 1862 mấy lần khiến triều đình phải dùng quân đội đến đàn áp mới yên. Ngay ở kinh thành nhiều quan lại và tôn thất cũng ra mặt phản kháng và muốn lật nhào ngai vàng của vua Dực Tông (Tự Đức) hầu mở một lối thoát cho thời cuộc nước nhà…” (Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên. Quyển 5, Tập thượng. Sài Gòn, 1965. Trang 153).
Hành động của Văn Thân ở Kinh đô Huế năm 1864
Riêng tại Kinh đô Huế, tình hình kì thi Hương năm Giáp tí 1864 trở nên rất phức tạp và nghiêm trọng, bởi vì gần 4 ngàn sĩ tử chẳng những ra mặt phản kháng chính sách đối ngoại của vua và triều đình, họ còn bị lôi kéo tham dự vào một âm mưu chính trị lớn nhằm lật đổ nhà vua, sát hại đại thần và tiêu diệt các làng đạo. Số sĩ tử kì thi đông như vậy bởi vì kì thi này, trường Thừa Thiên thi chung với trường Bình Định.
Diễn tiến:
Tác giả đề xuất: Muốn trừ họa cho dân cho nước thì phải giết hết thừa sai và giáo dân. Để làm được việc này, thỉnh cầu nhà vua chấp thuận và cấp vũ khí cho các sĩ phu. Nếu nhà vua không chấp thuận, các sĩ tử sẽ bỏ trường thi vì bây giờ thơ phú không còn ích chi mà phải hành động!
Vua Tự Đức không chấp thuận thỉnh cầu của các sĩ phu. Vì thế, được sự ủng hộ của các sĩ tử và quan chức chủ chiến, nhóm sĩ phu cầm đầu đã tự đưa ra một kế hoạch hành động như sau: Trước hết, hành quyết ngay đại thần Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và các quan thuộc phe chủ hòa. Sau đó, đi diệt các làng đạo quanh Kinh thành và tại các tỉnh miền Trung cũng như miền Bắc. Cuối cùng là tấn công quân Pháp ở miền Nam để lấy lại 3 tỉnh đã mất. Họ đặt Vua Tự Đức vào tình huống phải chọn, một là ủng hộ kế hoạch nói trên, hai là bị phế bỏ. Nếu nhà vua không ủng hộ họ, họ sẽ tôn người em chú bác của vua là Hồng Tập lên thay. Vì thế, còn gọi vụ này là vụ án Hồng Tập 1864.
Trước khi ra tay, Trương Văn Chất chiêu mộ các sĩ tử dự kì thi Hương năm Giáp tí 1864 và cả những thành phần bất hảo để thành lập ra một lực lượng vũ trang, chia làm 4 đạo quân.
Chiến dịch khởi sự vào đêm mồng 02 tháng Bảy (03.8.1864). Đạo quân đầu tiên nhập thành tìm diệt đại thần Phan Thanh Giản và các quan chủ hoà. Sau đó, bắn đại bác làm hiệu. Khi thấy hiệu lệnh, ba đạo quân khác sẽ tấn công các làng đạo Kim Luông, An Vân, An Truyền và An Hòa.
Không ngờ, vì sự canh gác trong thành quá nghiêm ngặt, đạo quân nhập thành không thể thực hiện nổi kế hoạch, đành phải rút lui. Do đó, 3 đạo quân bên ngoài không nghe thấy tiếng đại bác bắn báo hiệu từ trong thành, cho nên đã không dám tấn công các làng đạo.
Thế là toàn bộ kế hoạch bị bại lộ, nhóm chủ chốt bị bắt giao cho Tôn nhân phủ và đình thần xét xử. Riêng các sĩ tử thì được lệnh phải vào trường thi, nếu không có giấy phép, cấm không được tự tiện ra vào. (1)
Tổn thất của giáo dân trong vụ âm mưu của Văn Thân ở Kinh thành Huế 1864:
Trong sớ dâng lên Vua Tự Đức, các Văn Thân đã vu cho các thừa sai và dân đạo nhiều chuyện, như: Nhà giám mục có nhiều vàng bạc; chế tạo hàng ngàn chiếc gông để hành hạ những ai không chịu theo đạo; nhưng nguy hại hơn cả là tố cáo dân đạo đang được huấn luyện xử dụng vũ khí Tây phương, gồm cả đại bác và các họ đạo đã được vũ trang súng đạn.
Tờ sớ làm cho Vua Tự Đức hoảng sợ. Vua truyền cho các quan Trấn thủ phải khám xét dân đạo để tìm ra vũ khí; đặt cả nước trong tình trạng thiết quân luật. Đây là dịp để các quan và binh lính hành hạ giáo dân. Một bầu khí sợ hãi bao trùm lên các họ đạo. Tuy nhiên, quan quân đã không tìm được bằng chứng nào về các điều họ bị vu cáo.
Kết quả điều tra cho thấy tất cả đều là âm mưu của nhóm Văn Thân chủ chốt.
Sau khi khám phá ra âm mưu của Văn Thân, vào tháng 7-1864, vua Tự Ðức ban chỉ dụ, trong đó có đoạn như sau: “…Ngạn ngữ có câu: vua có lỗi, thần dân cũng không được buồn, cha xử không tốt cũng không phải là duyên cớ để con bất hiếu. Điều ấy lại càng đúng khi người cha không có ác ý…. Vì thế, các ngươi, tín đồ Giatô, tình thế các ngươi chắc chắn là khó xử, nhưng các ngươi vẫn kiên gan theo đạo của mình trong lúc vẫn giữ đúng luật nước, về việc này Ta chỉ biết mừng cho các ngươi. Ta sẽ luôn luôn ghi nhớ. Đó lại càng là lý do để ta đối xử với người Kitô giáo và lương như nhau, sau khi tỏ lòng nhân từ cho các tín hữu Giatô và trả tự do cho họ” (Ts. Đào Trung Hiệu. Giáo Hội Việt
Tóm lại, trong biến cố này, các thừa sai và giáo dân chưa phải chịu thiệt hại về sinh mạng, nhưng đã bị vu cáo, bị tra xét và sách nhiễu gây nên sợ hãi ở khắp nơi. Nhưng cuối cùng thì họ đã được nhà vua minh oan và công nhận là “giữ đúng luật nước”.
Hành động của Văn Thân sau biến cố 1864
Biến cố 1864 đã qua, nhưng tham vọng của thực dân Pháp không dừng lại, cho nên giáo dân sẽ phải chịu nhiều đau khổ tột cùng.
Thật vậy, tháng 6.1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, biến “Lục Tỉnh Nam Kì” thành thuộc địa của Pháp. Sự việc này lại khơi dậy căm thù trong lòng giới sĩ phu nhắm vào thực dân Pháp và các giáo dân.
Ngay năm sau, 1868, tại Quảng
Tại Nghệ An: Các quan làm ngơ cho Văn Thân đốt phá các họ đạo. Như thế, tại 2 tỉnh này, giới quan lại vừa đồng lòng vừa hiệp lực với giới Văn Thân để truy quét các làng đạo.
Tại Ninh Bình và Nam Định, viện cớ đề phòng quân Pháp đánh ra Bắc, các Văn Thân lập ra một đội quân lưu động đặt dưới quyền chỉ huy của Phạm Văn Nghị, một vị quan hồi hưu, thường gọi là Hoàng giáp Tam Đăng vì ông là người xã Tam Đăng và đậu Hoàng giáp Tiến sĩ. Hoàng giáp Phạm Văn Nghị có uy tín vì ông là thầy của nhiều Tú tài, Cử nhân và các quan lại. Ngày 14.1.1868, họ vu cho giáo dân tội phản nghịch và tội đánh độc lương dân, rồi đốt phá nhiều họ đạo, khiến cho hàng ngàn giáo dân phải chạy về nhà chung, tức trụ sở chung của giáo phận, để mong được giám mục che chở. (2)
Tình hình ở các vùng này quá căng thẳng khiến cho triều đình phải can thiệp. Và năm 1869, Vua Tự Đức ra 2 sắc lệnh cho phép giáo dân trở về làng, cấm lương dân không được sách nhiễu họ.
2. Phong trào Văn Thân năm 1874
Nguyên nhân gần: Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Để yểm trợ cuộc hành quân của F. Garnier, Dupré còn viết thư yêu cầu các giám mục và giáo dân ngoài Bắc ủng hộ Garnier. Các giám mục giáo phận Đông Đàng ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng ngoài (Bùi Chu) rất lo âu về những hậu quả tai hại sẽ xẩy ra cho giáo phận, nên đã dứt khoát từ chối không dính líu chuyện quân sự và chính trị của Dupré.
Đang khi các quan chức phía Việt
Sau khi hạ thành Hà Nội, F. Garnier ra lệnh đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định. Về việc này, Việt Nam Sử Lược viết: “Quan ta ở các tỉnh ngơ ngác không biết ra thế nào, hễ thấy người Tây đến là bỏ chạy. Bởi vậy, chỉ có người Pháp tên là Hautefeuille và 7 người lính Tây mà hạ được thành Ninh Bình, và chỉ trong 20 ngày mà 4 tỉnh ở Trung châu mất cả” (Trần Trọng Kim. Việt
Thấy nguy, Triều đình Huế cử ngay phái đoàn ra Hà Nội, gồm có các ông Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp và Trương Gia Hội. Phái đoàn ra tới Hà Nội ngày 19.12.1873 có Gm. Sohier của Giáo phận Huế và Linh mục Dangelzer đi theo; khi đi qua Phát Diệm, mời thêm Lm. Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu). Phái đoàn Trần Đình Túc bắt đầu thương thuyết thì F.Garnier bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc giết chết ở Cầu Giấy ngày 21.12.1873.
Hạ thành Hà Nội là tham vọng của Đô đốc Dupré, Súy phủ Sài Gòn, chứ không phải do chủ trương của Chính phủ Pháp. Vì thế, Dupré sợ F.Garnier đi quá trớn, cho nên đã cử Hải quân Đại úy Philastre cùng với đại diện Triều đình Huế là Phó sứ Nguyễn Văn Tường, lúc đó đang ở Sài Gòn (Chánh sứ Lê Tuấn bị bệnh, không đi được) lên đường ra Huế để trấn an nhà vua và xin ký kết một hiệp ước hữu nghị.
Năm sau, Việt – Pháp kí Hòa ước Giáp Tuất 1874, gồm 22 khoản. Có những khoản quan trọng như: Việt
Đó là lí do làm cho tức nước vỡ bờ. Văn Thân nhiều nơi ở miền Bắc liền ra tay, nhưng quy mô hơn cả là Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh do thầy trò ông Tú Tấn lãnh đạo.
Hành động của giới Văn Thân ở miền Bắc
Đầu năm 1874, vì biết quan Tổng đốc Nam Định dâng sớ về Kinh xin được giết hết giáo dân, nay thấy Philastre ấn định ngày rút hết quân Pháp về Nam, Gm. Puginier sợ Văn Thân trút hết cơn phẫn nộ lên các làng đạo, cho nên ông đã xin Philastre nán lại để bảo vệ cho các giáo dân. Philastre không chấp thuận, một mực thi hành lệnh rút quân.
Đã có sẵn ác cảm đối với tập thể giáo dân, nay thấy Giám mục Puginier thỉnh cầu quân Pháp nán lại, các Văn Thân càng giận dữ. Cho nên hễ thấy quân Pháp rút tới đâu, quân Văn Thân liền ra tay tàn sát, đốt phá các làng đạo. (3)
Cụ Sáu Trần Lục, chính xứ Phát Diệm, biết quân Văn Thân, sau khi tàn sát các làng đạo ở Hà Nội và Nam Định thế nào cũng tấn công Phát Diệm, cho nên ngày 21.01.1874, khi vừa từ Hà Nội ra tới vùng cửa sông Thái Bình, Cụ vội phao tin là quân Pháp sắp đánh Phát Diệm vì Cụ biết Văn Thân rất sợ quân Pháp. Nghe tin này, quân Văn Thân ngưng lại, không kéo xuống Phát Diệm. “Tin vịt” của Cụ Sáu Trần Lục đã cứu Phát Diệm thoát khỏi cơn bách hại.
Riêng giáo phận Đông Đàng Ngoài (vùng Hải Phòng, thường gọi là địa phận Dòng, tức Dòng Đa Minh Manila) ít bị thiệt hại, vì vị giám mục cai quản dứt khoát từ chối mọi dính líu tới chính sự và các hành động quân sự của Pháp. Ông đã khôn ngoan tuân thủ nghiêm ngặt Huấn thị năm 1659 của Tòa thánh, cố gắng tránh dính líu vào chuyện chính trị bản xứ.
Thật vậy, ngay từ năm 1659, khi cử 2 vị giám mục tiên khởi người Pháp tới Việt Nam, Bộ Truyền Giáo đã ra Huấn thị rõ ràng cho các vị như sau: “ Các vị hãy xa lánh những việc chính trị….Các vị đừng đảm nhiệm việc quản lý các phận vụ dân sự. Nếu người ta có năn nỉ xin các vị thì các vị hãy nhớ rằng đó là điều mà Thánh Bộ đã tuyệt đối và nghiêm khắc cấm, trong tương lai vẫn cấm” (Vương Đình Chữ. Truyền giáo ở Viễn Đông. Từ chế độ bảo trợ sang chế độ đại diện tong tòa. Trích Huấn thị của Bộ Truyền giáo gửi cho 2 vị giám mục tông tòa tiên khởi. Ttntt.free.fr/archive/dinhchuvuong.html).
Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh 1874 do Trần Tấn lãnh đạo
Trần Tấn ( 1822?-1874): Người làng Chi Nê, nay là xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương. Ông Tấn ðỗ Tú tài và ðược bổ làm Bang biện Thanh Chương nên thường gọi là Tú Tấn hoặc Cố Bang.
Nãm 1873, Pháp chiếm Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, Tú Tấn cùng học trò là Ðặng Như Mai, tức Tú Mai, ðòi Tổng ðốc Nghệ An là Tôn Thất Triệt họp các Vãn Thân lại ðể bàn việc chống Pháp. Nhóm sĩ phu này bầu ông Tú Tấn và Tú Mai làm thủ lãnh. Họ bắt đầu chiêu mộ quân sĩ và chuẩn bị vũ khí, chờ thời cơ thuận lợi để hành động.
Nãm sau, Triều ðình Huế kí Hiệp ước Giáp tuất 1874. Bản hiệp ước này thực chất là một hàng ước cho nên ðã làm cho giới sĩ phu hết sức phẫn nộ. Lập tức, ông Tú Tấn cùng Tú Mai, Ðội Lựu (Trần Quang Cán), Trần Quang Hoán, Trương Quan Phủ, Tú Khanh (Nguyễn Huy Ðiển) bắt ðầu hành ðộng. Ðể kêu gọi dân chúng, các ông thảo ra hịch “Bình Tây Sát Tả” và “Bài Ca Kêu Gọi Khởi Nghĩa”.
Gs. Lê Hữu Mục viết: “Bài hịch Bình tây sát tả mang một nội dung rất rõ ràng, phải giết hết bọn Công Giáo trước rồi mới thanh toán bọn Pháp sau. Toàn thể bài hịch bốc lên một nỗi căm thù sôi sục đối với giáo dân và giáo sĩ. Không nghi ngờ gì nữa, động lực thúc đẩy nhóm Văn-thân đứng lên khởi nghĩa là sự uất hận của họ đối với đạo Công Giáo đã được phổ biến quá mạnh mẽ ở Việt-nam và đã nghiễm nhiên biểu lộ ý chí muốn cạnh tranh với ảnh hưởng của Nho giáo đối với phong tục và văn hoá. Đối với Trần Tấn nói riêng và phong trào Văn-thân nói chung, việc bảo vệ các giá trị truyền thống dân tộc nằm ở vị trí trọng tâm của mọi hoạt động. Không ai nghĩ đến việc tiếp thụ kiến thức Tây phương. Sự phục tòng của giới nho sĩ vào học thuyết của Khổng-tử là triệt để đến mức giáo điều, đến nỗi người ta không cảm thấy nhu cầu phải tìm ra một khẩu hiệu khả dĩ có thể qui hoạch được một hướng đi lên cho đồng bào, vận động mọi người thức tỉnh trước những biến đổi của thế giới, và phát hiện ra cho bằng được một nếp suy nghĩ riêng cho Việt-nam. Sự hận thù đối với đạo Công Giáo bắt nguồn ở chỗ nó là một tôn giáo hướng về tương lai, mà đạo Khổng thì chỉ biết trở về quá khứ, mà khốn nạn thay cái quá khứ xa xôi này lại cũng không phải là của dân Việt-nam mà là của Trung quốc! Thế mà khi nói về Công Giáo, Văn-thân đã sử dụng một ngôn ngữ cực kì vô lễ, nào là gọi người đi đạo là “bọn đui, bọn điếc, bọn ngu”, hoặc tệ hơn nữa “bọn chó, bọn dê, bọn cừu”. Công Giáo bị kết án nặng nề: “Chúng đầu độc chúng ta để biến nước ta thành một nước Thiên Chúa giáo; chúng xem các ông cha bà mẹ của giống nòi chúng ta như heo chó. Chúng làm nhục đạo đức Khổng giáo”. Cuối cùng, bài hịch được chấm dứt bằng những lời lẽ hùng hồn kêu gọi các nhân sĩ đứng lên hành động để tiêu diệt hết giáo dân và giáo sĩ, không trừ một ai, và như thế mới là anh hùng, thấy điều bất nghĩa phải chống trả kịch liệt. Có một điều mâu thuẫn đến hoạt kê là trong bài hịch được nhan đề là Bình tây sát tả, nhưng suốt cả bài không thấy có một chữ động đến bọn thực dân xâm lăng; toàn bài đề cập đến một hành động duy nhất là mạ lị tàn bạo người Công Giáo và hô hào tàn sát tiêu diệt họ. Căn cứ vào nội dụng của bài hịch, tôi xóa bỏ chữ bình tây và tôi chỉ gọi bài văn này là Hịch sát tả”. (Gs. Lê Hữu Mục. Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân. dunglac.info).
Bài Ca Kêu Gọi Khởi Nghĩa viết bằng chữ Nôm, gồm 36 câu, theo thể lục bát. Bài cũng sôi máu căm thù và khí thế sắt máu: “Vì thằng tả, giận thằng Tây. Tuốt gươm chém sạch trận này mới nghe” (Câu 21,22). Kêu gọi nho sĩ “ào ào tiến lên” (Câu 34). Mắng một số quan không ủng hộ là “ngu si”, chỉ biết “Lo lòng nặng Túi, tưởng chi đạo người” (Câu 30) và đe họ sẽ bị đào thải (Gs. Lê Hữu Mục. Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân. dunglac.info).
Các thủ lãnh sát cánh với Tú Tấn, ngoài Đặng Như Mai (Tú Mai), còn có các thân nhân của ông như em rể Đặng Quang Vinh (Tú Vinh), con là Trần Hướng (có tác giả nói Hướng là em của Tú Tấn), cháu họ Trần Dực; Đậu Như Vành, Tổng Thức, Bang Bốn, Bùi Danh Thiềm, Bùi Danh Mậu, Nguyễn Sắc Toản, Đinh Bạt Duật, Nho Năm, Đội Lựu (tức Trần Quang Cán), Tú Thiệu, Tú Khanh (tức Nguyễn Huy Điển), Tú Ngông (tức Đậu Bá Nghinh), Tú Bẩm (tức Nguyễn Mậu Bẩm), Tú Uyển (tức Nguyễn Duật), Tú Đức (tức Lê Mẫn Đức), Nho Đắc, Nho Phổ, Bà Tú Ý (tức Nguyễn Thị Quyên, vợ của Tú Trần Văn Ý và là con gái út của Cụ Nguyễn Công Trứ) … (4)
Chỉ trong mấy ngày, nhóm Trần Tấn lôi kéo được hàng ngàn nông dân và hàng ngàn dân miền núi Quảng Bình.
Trước khi ra quân, Tú Tấn làm lễ tế cờ ở Rú Đài.
Trận đầu tiên, ông đánh chiếm các huyện Anh Sơn, Thanh
Đang khi đó Tú Mai đánh các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, rồi Các huyện Hương Sơn, Đức Thọ.
Tính đến Tháng 7 năm 1874, quân Văn Thân làm chủ hết các phủ huyện Nghệ An, trừ ra thủ phủ là thành Vinh là chưa chiếm được. Trên đà thắng lợi, Văn Thân xua quân tấn chiếm tỉnh lị Hà Tĩnh, giết chết quan đầu tỉnh. Họ toan tính bắt tay với quân Văn Thân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…
Chủ trương “Bình Tây, sát tả”, nhưng cho đến giờ phút này, quân Văn Thân của ông Tú Tấn chưa hề đánh một thằng Tây nào, nhưng đã đánh quân của Triều đình, đã chiếm các phủ huyện của Triều đình, và nhất là đã ra tay tàn sát giáo dân cực kì dã man.
Khí thế tiến công vũ bão của quân Văn Thân làm cho cả Triều đình lẫn thực dân Pháp lo ngại. Vua Tự Đức phải gửi 500 quân Cấm vệ ra tăng cường cho Nghệ An. Các Khâm sai Nguyễn Chính và Võ Trọng Bình từ miền Bắc kéo quân xuống. Triều đình còn gửi thêm hơn 1000 quân tiến ra theo đường núi. Đang khi đó, Khâm sai Nguyễn Văn Tường đưa tầu chiến ra đánh từ biển vào. Triều đình cũng yêu cầu Hải quân Pháp trợ giúp. Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây là Tôn Thất Thuyết cũng được lệnh tham chiến. Tới tỉnh Thanh Hóa, Tướng Tôn Thất Thuyết tuyên bố đánh Tây, rồi hành quân xuống Nghệ An để đánh dẹp quân Văn thân. Đến Tháng 8.1874, trước lực lượng mạnh hơn hẳn của quân Triều đình, thầy trò Tú Tấn phải rút về vùng rừng núi, phía Tây Nghệ Tĩnh. Chạy theo ông còn có các tay chỉ huy Văn Thân khác như: Đặng Như Mai, Trần Quang Cán, Nguyễn Vĩnh Khánh, Trương Quang Thủ, Nguyễn Huy Điển…
Tháng 9, 1874,Tú Tấn lại phải chạy sang Cam Môn, nay thuộc Tỉnh Khăm Muộn, Lào. Tại đây, ông ngã bệnh và qua đời. Con ông là Trần Hướng lên nắm quyền chỉ huy, nhưng chỉ ít lâu sau, Hướng bị Tổng lí Xã Hữu Bằng (nay là Sơn Bằng, Huyện Hương Sơn) bắt nộp cho Pháp.
Riêng nhóm quân Văn Thân do Tú Mai chỉ huy lên chiếm Phủ Qùy làm căn cứ, nhưng Tú Mai cũng bị nội gián bắt nộp cho Triều đình. Trần Hướng và Tú Mai bị xử chém bêu đầu tại Thành Vinh (Nghệ An).
Phong trào Văn Thân do Trần Tấn lãnh đạo tan rã vào cuối năm 1874.
Tổn thất của giáo phận Vinh do phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh 1874
Theo các chứng từ phía bên ngoài nhà đạo:
Cho tới tận ngày nay, hậu duệ của Phong trào Văn Thân Nghệ An còn nhìn nhận trên Diễn đàn Thanh Chương Nghệ An như sau: “Với phong trào này, “bình Tây” đâu chưa thấy mà “sát tả” thì hăng hái quá. Có lẽ vì vậy mà ngày nay, để tránh xung đột của hai bên lương giáo mà người ta không đề cập đến (!?) phong trào (1874) này và trong sách giáo khoa về lịch sử cận đại không hề được đề cập” (tcnao.net tức Thanh Chương Nghệ An Online).
Trong cuốn Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan ghi lại một bài vè, kể rất rõ ràng về việc các Văn Thân ra tay tàn sát giáo dân một cách tàn ác, bất kể già trẻ, đàn bà, con nít:
Bước sang năm Tuất,
Văn Thân nổi lên,
Gông cùm đặt ra,
Chiêu cờ sát tả…
Là huyện Thanh Tiên…
Tú Trân nổi lên…
Gọi bằng Bang Cố…
Đội Dục, Thừa Tố…
Là tiền hậu quân…
Mồng ba tháng bảy,
Xã Đoài, Thuần Ngãi,
Kéo ra chợ Si,
Thanh Dạ, Thọ Kỳ.
Truyền tất cả dân,
Đâu là tả đạo,
Không kỳ già lão,
Con trẻ, đàn bà,
Lấy làm thảm thiết,
Kẻ thì trôi sông,
Máu chảy đầy đồng…..
(Vũ Ngọc Phan. Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt
Ghi nhận của phía nhà đạo:
Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử, Phan Phát Huồn ghi nhận như sau: “Nếu ở địa phận Tây Bắc Việt hoặc vì giám mục Purginier đã có một phần nào trách nhiệm trong vụ Dupuis hoặc vì có một số ít giáo hữu của địa phận đi lính cho Garnier nhưng đối với địa phận Trung Bắc Việt chính phủ cũng như Văn thân không thể cáo người Công Giáo theo Pháp, vậy mà ở Nghệ An hai ông Tú Trần và Đặng Như Mai hội tập tất cả các Văn Thân trong hạt, làm bài hịch gọi là “Bình Tây Sát Tả” rồi kéo nhau đi sát hại Công Giáo.
Giám mục Gauthier nhận thấy các quan triều đình không dùng một phương pháp nào để ngăn cản phong trào giấy loạn giết hại Công Giáo người liền ban phép cho Công Giáo cầm khí giới để tự vệ rồi Giám mục viết thư cho các quan: “Công Giáo đã cầm khí giới không phải để chống lại chính quyền, nhưng để bảo vệ mạng sống mình. Đã có từng nghìn người Công Giáo phải sát hại, các quan đã làm gì để chận đứng cuộc giết hại ấy?
Thật vậy, đã có 4.500 bổn đạo phải giết và 300 họ đạo phải phá hủy. Bổn đạo phải hư hại hơn 6 triệu phật lăng.” (Phan Phát Huồn. Việt
Phong trào Văn thân tại Nghệ Tĩnh năm 1874 tan rã, nhưng trên phạm vi toàn quốc, Phong trào Văn Thân chưa tắt hẳn, vẫn còn âm ỉ khắp nơi và chờ cơ hội sẽ lại bùng phát.
3. Phong trào Văn Thân từ 1885 tới 1888
Nguyên nhân gần: Hòa ước Patenôtre, Dụ Cần Vương
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Triều đình Huế vụng về đi cầu cứu Tầu. Nhân cơ hội Việt
Giữa lúc tình thế rối mù như thế thì Vua Tự Đức qua đời ngày 19.7.1883 (năm Qúy Mùi).
Sau khi Vua Tự Đức qua đời, Triều đình rơi vào họa “Tứ Nguyệt Tam Vương” (tức là trong 4 tháng có tới 3 vua: Dục Đức làm vua 3 ngày, Hiệp Hòa 4 tháng, Kiến Phúc 6 tháng). Mọi việc đều do 2 viên Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền, thao Túng.
Lợi dụng tình thế bất ổn của Việt
Để củng cố sự độc quyền thống trị ở nước ta, chính phủ Pháp ra lệnh cho Patenôtre tới Huế để dàn dựng ra một hòa ước mới, sửa lại Hòa ước Harmand năm 1883. Đó là Hòa ước năm Giáp Thân, 06.6.1884. Đại diện nhà Nguyễn là các ông Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan, Nguyễn Văn Tường; phía Pháp là Jules Patenôtre. Hòa ước gồm 19 khoản, gần giống Hòa ước 1883. Kí xong, Patenôtre bắt nấu chảy ấn phong vương của hoàng đế Tầu, coi như từ nay Việt
Cũng năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên làm vua, nhưng chỉ có hư vị, người Pháp đã nắm mọi quyền hành ở nước ta.
Vì thái độ quá hống hách quá đáng của người Pháp, đêm 05.7.1885, Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết tấn công tòa Khâm sứ của Pháp ở Huế, nhưng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết vội đưa vua Hàm Nghi bôn tẩu ra chiến khu Tân Sở ở Quảng Trị. Từ chiến khu, ông nhân danh nhà vua ban Dụ Cần Vương. Hưởng ứng Dụ Cần Vương, một phong trào kháng Pháp mới nổ ra khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung. Đó là Phong trào Cần Vương.
Nương theo khí thế của Phong trào Cần Vương, Phong trào Văn Thân lại bùng lên dữ dội.
Hành động của Văn Thân trước khi vua Hàm Nghi ban bố Dụ Cần Vương
Ngay khi kí xong Hòa ước Harmand 1883, quân Pháp bắt đầu đánh đuổi quân Tầu ở Bắc kì, thì số phận giáo dân lại bị đe dọa. Các địa phận ở phía Đông do các cha dòng Ða Minh cai quản ít bị tổn thất hơn vì các giám mục và linh mục đã công khai dứt khoát không can dự vào chính sự và bạo lực. Đang khi đó, trong những vùng khác do các giáo sĩ Pháp phụ trách, giáo dân hứng chịu một cơn bách hại khủng khiếp. (5)
Hành động của Văn Thân từ khi có Dụ Cần Vương 1885
Một tác giả có quan điểm thù ghét đạo Gia Tô là Nguyễn Xuân Thọ cũng xác nhận việc Văn Thân tiếp tục tàn sát giáo dân trong thời kì sau dụ Cần Vương: “Cuộc khởi nghĩa “Văn Thân” ngày càng mở rộng quy mô, việc khủng bố người Công Giáo tiếp tục.” (Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt
Chứng từ
Để có ấn tượng sống động hơn về những nỗi thống khổ thấu trời mà người bên đạo phải chịu, chúng tôi trích dẫn 2 chứng từ sau đây:
Chứng từ 1 là một đoạn trích từ “Các Báo Cáo Thường Niên của Các Vị Giám Mục Giáo Phận Huế gửi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris từ 1872 – 1940: “Cũng theo Báo cáo của Giám mục Huế nói trên, trong năm cao điểm 1885, giáo dân ở 2 tỉnh Thừa Thiên và Quảng Bình chịu ít đâu khổ hơn giáo dân ở tỉnh Quảng Trị. Tại Quảng Trị, tất cả các họ đạo đều bị tiêu diệt. Linh mục Mathey may mắn chạy thoát đã kể lại những gì ông chứng kiến như sau: “Trong đêm 7 rạng ngày 8 tháng 9, chúng con thấy đám cháy thiêu rụi họ đạo Kẻ Văn. Sáng ngày 8, chúng con đi qua các làng đã bị đốt cháy là Ngô Xá và Tri Lễ. Trước mặt Cổ Vưu, chúng tôi thấy 8 xác trẻ con bị chặt đứt chân tay cách dã man. Phần đông các kitô hữu cư trú bên bờ trái con sông đều đã có thể thoát được. Nhưng những giáo xứ lớn và đẹp đẽ ở bờ phải chỉ còn là đống tro tàn và nằm dài nhiều xác chết.
Nhất là ở trong và chung quanh các nhà thờ, các tử thi chất đống. Sau khi đã mất hy vọng thoát khỏi cái chết hoặc chạy trốn, hoặc bằng cách nào khác, một số lớn nhất là phụ nữ và trẻ em tìm một chút an ủi là được chết dưới bóng thánh giá và được chôn lấp dưới những đổ nát của nhà thờ, nơi họ đã lãnh nhận phép Rửa và thường xuyên đến cầu nguyện.
Trong nhiều nơi người người đã bị thiêu sống và các người Pháp ở Quảng Trị xúc động biết được rằng cách thành đó khoảng một giờ đi bộ, người ta đã thiêu sống 176 người thuộc họ đạo An Lộng.
Trong họ Dương Lộc, cuộc tàn sát thật kinh khủng. Chắc hẳn không thấy rõ nguy hiểm đang bao quanh, hoặc nghĩ rằng hợp lực lại họ có thể chống cự quân cướp dễ dàng hơn, nên các kitô hữu thuộc 5 họ đạo lớn, 4 linh mục và khoảng 50 nữ tu họp nhau tại Dương Lộc. Họ đã có thể đẩy lui nhiều cuộc tấn công của loạn quân.
Nhưng những loạn quân này đã gọi thêm tăng viện và đã dẫn đến cả 1 con voi trận. Trước những sức mạnh đó, các người trong vòng vây chắc hẳn đã mất can đảm. Sau khi phá bỏ các chướng ngại vật, loạn quân đã xâm nhập vào trong lũy nhỏ yếu ớt bảo vệ các kitô hữu, lửa cháy, gươm đao, giáo mác tất cả hợp nhau tàn sát 2 hoặc 3 ngàn kitô hữu tụ họp nơi đó”.
“Khi chúng con đến Bái Sơn, nơi các kitô hữu đã họp nhau quyết bảo vệ đến cùng và họ đã có thể kháng cự trong nhiều tuần lễ, chúng con đã gặp thấy nhà thờ bị đốt cháy và các tử thi nằm mọi phía, người bị chặt tay chân bởi hung khí bọn sát nhân, người thì bị thiêu cháy cách khủng khiếp. Cách đó một quảng, trong các lùm cây, các người còn sống đã bị chặt cách dã man và đang chết đói. Cuộc bao vây kéo dài lâu, và các đồ ăn dự trữ đã hoàn toàn cạn kiệt đến nổi phải bóc lá cây mà nhai để làm cho mình tưởng rằng khỏi đói.
Con còn nhận thấy nhiều trẻ nhỏ chết bên cạnh mẹ mà không bị vết thương nào, các trẻ khác cắn miệng vào vú mẹ đang chết hoặc đã chết. Còn có những chi tiết rùng rợi hơn nữa, nhưng bút mực không viết lên được”.
Đức Cha Caspar nói:
“Trong những cuộc tàn sát kinh khủng đó, 10 linh mục người Việt đã đổ máu vì Đức Kitô, không có lời lẽ loài người nào kể hết được những đối xử kinh khủng mà các kẻ sát nhân đã dùng để giết chết các ngài. Người thì bị thiêu sống, kẻ thì bị chôn sống, người khác nữa bị mổ bụng. Bị nhận ra là các đạo trưởng, các ngài thấy kẻ thù đã chuẩn bị cho mình một cái chết đau đớn đặc biệt”.
Đây là bảng tổng kết các khốn khổ các kitô hữu Quảng Trị phải chịu.
Số các nạn nhân gồm:
– Giáo hạt Đất Đỏ: 1.666 người
– Bái Trời: 2.013
– Dinh Cát: 4.642
– Thanh Hương: 264
Tổng cộng 8.585 kitô hữu bị tàn sát.
Lại nữa, tất cả các nhà thờ, viện cô nhi, các trường học đều đã bị cướp phá và thiêu rụi”.
(Trích dịch từ nguyên bản Pháp ngữ “Các Báo Cáo Thường Niên của Các Vị Giám Mục Giáo Phận Huế gửi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris từ 1872 – 1940” do Lê Thiện Sĩ sưu tập. Lm. Stanislaô Nguyễn Ðức Vệ. tonggiaophanhue.net)
Chứng từ 2 là một đoạn trong bài kí của hậu duệ xứ Trà Câu, một họ đạo nằm ở phía
Trong bài kí này, tác giả kể về tai họa mà tổ tiên ông đã phải gánh chịu thời Văn Thân như sau: “….Theo sử liệu và chuyện kể của cha ông, xứ đạo Trà Câu nguyên thủy hình thành trước thời Văn Thân và cũng đã phải chịu cơn bách hại khủng khiếp của phong trào Sát Tả nầy. Tại vùng đất Trà Câu cũ, ngày xưa vẫn lưu dấu hai mộ tử đạo: một mộ dài như một đường hào và một mộ tròn như cái giếng. Một số đông tín hữu Trà Câu đã bị chôn sống dưới cái hào dài và cái giếng sâu nầy. Trong khi một số đông khác bì lùa xuống sông Thoa gần “Bến Đò Mốc” (bến sống ngăn đôi hai xã Phổ Văn và Phổ Quang thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), đến một vực sâu gọi là vực Ô Rô. Tại nơi đây, giáo dân bị cột trong các giỏ chiên (như giỏ nhốt gà) kết với các hòn đá nặng và bị xô xuống đoạn sông sâu nầy cho chết chìm. Chính do biến cố nầy mà dân cư tại đây cho đến bây giờ vẫn gọi đoạn sông nầy là “Vực Đạo””. (Lm. Giuse Trương Đình Hiền. Cảm nhận ngày Bổn Mạng cộng đoàn Trà Câu, sau 47 năm con về giỗ Mẹ. vietcatholic.net ngày 8/21/2012).
—————————————–
MỘT SỐ NHẬN XÉT
• Nếu coi các sĩ tử thời Nho học giống như là các sinh viên đang theo học bậc cao đẳng thời đại ngày nay, thì có thể nói, phong trào Văn Thân ở nước ta vào nửa sau thế kỉ 19 là phong trào sinh viên tranh đấu chính trị đúng nghĩa đầu tiên ở nước ta và so với các phong trào sinh viên tranh đấu trên toàn thế giới thì đây cũng là phong trào sớm sủa nhất, kéo dài nhất, bạo lực nhất và cũng gây nên chết chóc nhiều nhất cho đồng bào vô tội.
• Vua quan cũng như các Văn Thân và nhiều vị thủ lãnh Cần Vương đều thuộc giới Nho học. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả đều thuộc giới Văn Thân và đương nhiên họ đều thù ghét Pháp và đạo Gia Tô. Tuy nhiên, vì ở thế chính quyền, vua và các quan phải tự chế hành động trong khuôn khổ luật pháp, nhất là phải tuân thủ những hiệp ước đã kí với Pháp. Từ khi kí vào hòa ước có điều khoản cho phép giảng đạo và giữ đạo, thì chính thức không còn bách hại đạo nữa, mặc dù ở địa phương vẫn có một số quan quân sách nhiễu dân đạo, ngấm ngầm yểm trợ hoặc là làm ngơ cho Văn Thân tấn công các làng đạo.
• Các Văn Thân là dân giả; họ không vướng mắc “vòng cương tỏa”, không có địa vị và quyền lợi phải giữ gìn. Vì thế mỗi khi thấy nhà vua kí một nhượng ước với Pháp, họ liền tỏ ra bất bình, không còn kính trọng, tin tưởng và tuân lệnh nhà vua nữa. Họ không đếm xỉa tới những gì triều đình kí với Pháp. Và vì chưa đủ khả năng đánh Pháp thì họ trút hết căm thù lên giáo dân. Họ mặc tình truy nã, sát hại người theo đạo GiaTô, bất kể nam phụ lão ấu, Tây hay ta. Những đội quân do các Văn Thân cầm đầu đông hàng ngàn người vây đánh một làng đạo ít người hơn nhiều, có nơi chỉ vài trăm người. Làng đạo nào bị tấn công bất ngờ hoặc không đủ sức tự vệ sẽ bị giết sạch, đốt sạch. Nếu ở thời đại ngày nay, hành động đốt sạch, giết sạch này sẽ bị quốc tế lên án là tội diệt chủng, giống như vụ người Hutu diệt chủng người Tutsi ở nước Rwanda, Phi châu vào năm 1994.
• Đại đa số người theo đạo Gia Tô vẫn tùng phục chính quyền, không chống lại nhà vua. Nhưng khi Văn Thân dồn họ vào đường cùng, không được vua quan bảo vệ, một số làng đạo bất đắc dĩ phải xử dụng quyền tự vệ; một số làng đạo không đủ sức tự vệ, vì có linh mục chính xứ là người Pháp cho nên quân đội Pháp đã tới giải cứu. Chính những hành động tàn sát dã man của Văn Thân đã đẩy dân đạo bất đắc dĩ phải chạy về phía kẻ đã cứu mạng họ.
• Trước nguy cơ bị tiêu diệt, nếu một tập thể giáo dân do một linh mục thừa sai người Pháp trông coi thì dễ được quân Pháp cứu giúp, nhưng nếu linh mục phụ trách là người bản xứ thì tình cảnh khốn đốn hơn, có khi phải cùng với giáo dân kêu lên quan. Hình thức đòi “công lí” này rất có thể bị coi là “tụ chúng hiếp quan”. Trong bộ sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đã kể lại một vụ như sau: “Tỉnh Quảng Trị có linh mục người nước ta tên là Lê Án “mưu tụng giao thoa tụ chúng hiếp quan”, (làng Xuân Hòa kiện, tra ra tên Án thú nhận). Triều đình theo luật “giáo toa” định tội mãn trượng lưu (đánh 100 trượng và phát lưu 3000 dặm). Khi ấy các cố đạo và dân đạo phạm pháp, quan Soái nước Pháp thường đưa thơ xin ta tra hỏi, cứ chiếu theo lời hòa ước và luật lệ trị tội” (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. Quyển V. Trang 203. motgoctroi.com).
• Các ông Văn Thân thời đại ngày nay vẫn đang viết lách với giọng điệu căm thù đạo Gia Tô không thua kém các Văn Thân hồi thế kỉ 19. Có ông hằn học viết: “Đáng lẽ…nên viết Văn Thân xử tội người Công Giáo mới đúng, chứ còn viết Văn Thân đổ tội cho người Công Giáo thì trật lất”. Xem ra, vì quá thù hận khiến cho các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời đại ngày nay vừa mất sáng suốt vừa độc ác hơn cả người Cộng sản. Người Cộng sản ra tay không hề khoan nhuợng, nhưng thường khi họ còn biết phân biệt ai mới là thành phần nguy hiểm cần tiêu diệt. Gs. Trần Văn Giàu, một đảng viên Cộng sản kì cựu, đã nhận định về Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh năm 1874 như sau,: “Không thể chối cãi rằng phong trào 1874 ở Nghệ Tĩnh là phong trào yêu nước, do Văn-thân yêu nước khởi xướng. Nhưng cũng không thể chối cãi rằng các nhà Văn-thân yêu nước đã làm những điều rất sai chính trị khi họ xem việt ‘sát Tả’ là điều kiện thứ nhất của việc ‘bình Tây’, không biết phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sĩ làm tay sai cho giặc Pháp. Họ vơ đũa cả nắm, và vô tình họ đẩy tất cả những người đạo đồ Thiên Chúa qua một bên, bên giặc Pháp. Họ đặt nhiệm vụ ‘gìn giữ văn minh Nho giáo’ cho cuộc vận động, như thế là bó hẹp quá, là hạn chế quá cái ý nghĩa của cuộc vận động, ý nghĩa đó là cứu nước Việt-nam, chớ nào chỉ bảo vệ riêng một đạo nào, bất kỳ Nho giáo, hay Phật giáo, hay Lão giáo. ‘Bình Tây’ thì chắc mọi người dân đồng ý, còn ‘sát Tả’ thì vị tất người dân thường đã nhất trí bằng lòng; các nhà Văn-thân khởi nghĩa vô hình trung đã tự cô lập mình, càng dễ bị triều đình đánh dẹp.” ((Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt- nam, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, nxb T.P.Hồ Chí Minh, 1993, tr. 369. Dẫn bởi Gs. Lê Hữu Mục trong bài “Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân”. dunglac.info).
• Sự kiện vua Tự Đức yêu cầu quân Pháp giúp đánh quân Văn thân của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh năm 1874 và sự kiện Tôn Thất Thuyết, khi được lệnh kéo quân từ Sơn Tây xuống tới Thanh Hóa, thì ông tuyên bố đánh Pháp, rồi mới đi tiễu trừ quân Văn thân ở Nghệ An, chứng minh đánh Tây và giết hại người theo đạo Gia Tô là hai việc khác nhau. Nếu Văn thân chỉ đánh Pháp thì Tôn Thất Thuyết không đánh Văn thân và Vua Tự Đức cũng không xin quân Pháp giúp dẹp Văn thân.
• Đến khoảng giữa thế kỉ 19 rồi mà giới Văn Thân nước ta vẫn không giao thiệp với thế giới và chỉ biết một thứ tương quan “quốc tế” theo chiều dọc: trên ta là “thiên triều”, tức là nước Tầu, dưới ta là các “em út” Miên, Lào. Các Văn Thân mù tịt về mối bang giao quốc tế theo chiều ngang, các quốc gia coi nhau ngang hàng, được quy định trong Công ước bang giao quốc tế mà các nước tây phương đã kí với nhau tại Vienna năm 1818. Cho nên khi người Pháp đã kí với triều đình nhà Nguyễn những hòa ước mà thấy giới Văn Thân bất xét các điều khoản đã kí, lại kéo nhau đi tàn sát các làng đạo, nhất là giết hại các giáo sĩ Pháp là công dân của họ, rồi lại thấy triều đình kêu gọi quân Tầu và các loại giặc khách Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen vào đề chống lại quân Pháp, khiến họ có thêm lí do cho những hành động quân sự . Về điểm này, Gs. Tôn Thất Thiện nhận xét: “Có thể nói rằng lúc đất nước đang phải đối đầu với một loạt vấn đề mới thì cả nước như con cóc ngồi dưới đáy giếng khuôn mẫu Khổng giáo Trung Hoa” (Tôn Thất Thiện. Các Vua Nhà Nguyễn , Giới Văn Thân Và Sự Bại Vong Của Việt
• Câu hỏi chính yếu thường được nêu lên và cũng là câu hỏi gây tranh luận gay gắt, đó là: Nước mất tại ai? Giới Văn Thân thế kỉ 19 đã có câu trả lời rõ ràng và mãnh liệt bằng hành động đốt sạch, giết sạch những người theo đạo Gia Tô.
Còn các ông Văn Thân thời hiện đại (là những kẻ cho rằng hễ đã là tín đồ Thiên Chúa giáo thì không có cái gì tốt cả; đã không có cái gì tốt mà lại có rất nhiều tội, nhất là tội phản quốc, cho nên đáng phải bị loại trừ hoặc là phải bị giết chết hết) đương nhiên cũng có ngay câu trả lời, tuy dù mấy ông không có thể ra tay hành động giết người như các ông Văn Thân thời xưa. Một ông có bằng Tiến sĩ tại Sorbonne, Pháp, đã viết như sau: “VN đi vào qũy đạo của nước Pháp, từ đầu đến cuối, các giáo sĩ đã đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nước Pháp đánh chiếm miền đất xa xôi…từ đây, họ có quyền thỏa mãn” (Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897. Trang 357).
Đang khi đó, Gs. Yoshiharu Tsuboi, cũng lấy Tiến sĩ tại Pháp, lại có ý kiến khác. Vị giáo sư người Nhật Bản này cho rằng các giáo sĩ Pháp chỉ là một trong số 4 nhóm người phải chịu trách nhiệm trong việc Pháp đánh chiếm Việt Nam: Một là Triều đình Paris; hai là các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp hoạt động ở Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân nuôi mộng làm Thống đốc, Toàn quyền…; ba là các giáo sĩ muốn truyền đạo; bốn là các thương nhân phiêu lưu muốn lợi nhuận. Theo các tài liệu lịch sử, nhóm người thứ hai – các viên chức ngoại giao và quân sự Pháp – là nhóm thủ phạm chính (Xem Yoshiharu Tsuboi, l’Empire Vietnamien face à la France et à la Chine 1847-1885, Paris (bản dịch tiếng Việt Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Hội sử học Việt Nam Hà Nội 1992).
Câu trả lời của Gs. Y. Tsuboi đầy đủ hơn. Lịch sử cho thấy: những nước lớn và đông dân hơn Việt
Mất nước là tại người Pháp, nhưng mà cũng tại ta. Phía Việt
Tóm lại, vào các thế kỉ 18, 19, trước cao trào các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa, do họ có nền kĩ nghệ, thương mại, quân sự…tân tiến vượt bậc, thì những nước, dù to và đông dân, mà cứ tiếp tục duy trì hệ thống cai trị mục nát, triều đình tối tăm, hủ lậu và sợ mất địa vị, quan lại tham ô, xã hội loạn lạc và dân tình đói khổ thì không mất nước mới là lạ. Thực dân đế quốc thời đại nào cũng biết cách tìm ra lí do để xâm lăng, để thỏa mãn tham vọng của chúng. Lịch sử là một sự lặp lại. Ngày nay, Cộng sản Hà Nội cũng đang đưa nước ta lâm vào tình cảnh bi đát giống như tình cảnh nước ta hồi giữa thế kỉ 19.
Các ông Văn Thân cũ cũng như mới cứ phóng đại quá đáng trách nhiệm làm mất nước của những cuộc vận động, những bức thư viết bởi một số rất ít giáo sĩ Pháp có óc thực dân như ; Huc, Chamison, Libois, Gm. Pellerin, Gm. Puginier… Mặc dù, phải nhìn nhận rằng: hành động dính líu tới thực dân của mấy ông giáo sĩ Pháp ấy vừa trái với chỉ thị của Bộ Truyền giáo, vừa để lại tiếng xấu cho Giáo Hội Công Giáo Việt
Căn cứ vào cuốn L’expansion colonial de la France, étude économique, politique et géographie sur les établissements francais d’outre-mer.
• Các ông Văn Thân thế kỉ 19 cũng như các ông Văn Thân thời hiện đại vì quá hận thù người theo đạo Gia Tô cho nên không bình tĩnh và không công bằng trong xét xử. Chẳng hạn như các ông tố cáo giáo dân tiếp tay cho Pháp, đi lính cho Tây mà không thấy tỉ lệ giáo dân đi lính cho tây hay làm “công chức” cho Tây, từ thế kí 19 cho tới thời Đệ nhất Cộng hòa, không bao giờ vượt trội so với tỉ lệ người bên lương, hay Phật tử. Hãy lấy một thí dụ: Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử. Quyển 1. Trang 519 và 520, tác giả Phan Phát Huồn đã dẫn sách Vie de Mgr Puginier (P.225) nói rằng, sau khi hạ thành Hà Nội ngày 20.11.1873, F. Garnier “đi mộ ở các tỉnh được 14.000 thân binh trong số đó có 2.000 Công Giáo…”. Tỉ lệ là 1/7. Cứ 1 giáo dân đi lính cho tây thì 6 người lính khác là ai, theo đạo gì?
• Sử sách xưa nay thường cho là giới Văn Thân yêu nước còn vua Tự Đức và triều đình thì hèn yếu vì đã lần lượt kí những hòa ước nhục nhã, nhượng bộ kẻ thù.
Phải công nhận giới Văn Thân có lòng ái quốc, thấy nước nhà bị quân Phấp xâm lăng, họ đã đứng lên chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, trước kẻ địch có khả năng hơn hẳn về vũ khí tân tiến, giới Văn Thân chỉ có nhiệt tình mà không có sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn về tình hình thế giới, về đất nước và về thực lực của mình. Đang khi đó, lại phạm phải sai lầm nghiêm trọng là thay vì tìm kế sách đoàn kết toàn dân thì giới Văn Thân lại phát động tấn công các làng đạo và sát hại một cách tàn ác thường dân vô tội theo đạo Gia Tô, bất kể già trẻ lớn bé. Tuy lấy khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả”, Văn Thân đã không đánh được thằng Tây nào, nhưng “sát tả” thì hết sức dữ dội. Đó là một sai lầm tai hại đưa tới máu và nước mắt cho một thành phần dân tộc, làm phân hóa và suy giảm nội lực quốc gia trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Văn Thân yêu nước nhưng hành động không sáng suốt như thế, chẳng những không cứu được nước, mà còn góp một phần làm cho mau mất nước vào tay kẻ thù. Ông “vua cách mạng” Lênin nói: Nhiệt tình cách mạng + ngu dốt = phá hoại.
Quan đại thần và cũng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp hàng đầu Phan Thanh Giản đã phải than thở:
Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu tỉnh đồng bào mau kịp bước,
Hết lời năm nỉ chẳng ai tin !
Thời đó, đâu phải chỉ có một mình Cụ Phan Thanh Giản chủ trương canh tân mà còn khá nhiều những nhà tân học khác nữa, như các ông: Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền…, hoặc các linh mục như Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Tuyên, Nguyễn Hữu Thơ, Đoạn Trinh Hoan, Trần Ngọc Vịnh, Lê Văn Huấn…(Xem Nghiêm Đức Thảo và Hoàng Đình Hiếu. Những Chiến Sĩ Cần Vương Cô Đơn. dunglac.info)
Thế cho nên sử gia Trần Trọng Kim đã gọi vụ nổi dậy năm 1874 của thầy trò Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ An là “Văn Thân Nổi Loạn ở Nghệ Tĩnh” và phê bình như sau: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn rở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru” (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Sđd. Bản điện tử. Trang 215. Motgoctroi.com).
• Có một số tác giả tiếc xót vì Phong trào Văn Thân đã không thành công. Theo các tác giả này, nếu Phong trào Văn Thân thành công thì vận nước đã đổi thay theo chiều hướng cách mạng tiến bộ. Chúng tôi không tán đồng quan điểm này. Bởi vì, như trên đã chứng minh, Văn Thân tuy có lòng ái quốc, nhưng ái quốc một cách mù quáng, thiển cận. Đối nội thì không khôn ngoan đoàn kết mọi tầng lớp. Đối ngoại thì không mở lòng để chấp nhận học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật của Tây phương, nhất là chưa đủ khả năng để tiếp thu những tư tưởng tự do dân chủ Tây phương. Giả như Phong trào Văn Thân thành công thì họ vẫn đi theo con đường quân chủ chuyên chế và vẫn thần phục Trung Hoa, nhất là về mặt tư tưởng, văn hóa. Tuyệt nhiên không hề thấy giới Văn Thân thế kỉ 19 tỏ ra dấu hiệu tiến bộ, hay là muốn đi theo tân học gì cả.
• Rất tiếc, hồi giữa thế kỉ 19, giới Văn Thân đã không có ai bình tĩnh và sáng suốt đủ để nghe lời trần tình của nhà tân học Nguyễn Trường Tộ: “Nói tóm lại, bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình pháp không tha để cho đạo giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên có hại gì đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được, cần gì bắt phải nhất tề những cái mà tạo vật không thể nhất tề, cũng không cần thiết phải nhất tề, để làm tổn thương hòa khí?” (Nguyễn Trường Tộ. Di Thảo 2. Giáo môn luận. Bàn về tự do tôn giáo. Ngày 11 tháng 2 năm Tự Đức 16 tức 29 tháng 3 năm 1863. Dunglac.org).
• Ngày nay, sang thế kỉ 21 rồi, thế mà ngòi bút của các ông Văn Thân thời đại vẫn tiếp tục ngùn ngụt ngọn lửa căm thù và giả điếc làm ngơ trước những ý kiến xây dựng của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Một trong những ý kiến đó là ý kiến của sử gia Trần Gia Phụng (không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo) sau đây:
“Tuy nhiên cần phải chú ý là không phải toàn thể giáo sĩ, hay toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo người Việt, đều hợp tác với Pháp. Cũng cần phải chú ý thêm rằng trong hàng ngũ những người hợp tác với Pháp, không phải hoàn toàn chỉ là những người theo đạo Thiên Chúa…. Cần phải chú ý tới tất cả các khía cạnh trên, để nhấn mạnh đến một điều là những người hợp tác với Pháp, hay những người phản bội quốc gia dân tộc, hoàn toàn là những hành vi cá nhân của người đó, chứ không phải vì người đó theo một tôn giáo nào. Người Việt
Trần Vinh (Tháng 3.2013)
Chú thích:
1. Tham khảo Phạm Văn Sơn. Sđd., trang 150, 154,155. Coi thêm: Phan Phát Huồn. Việt
2. Tổng kết tổn thất giáo dân phải chịu trong giai đoạn này, Lm. Vũ Thành viết: “Tại Quảng Nam, quan đã bắt Ðức Cha Charbonnier, Thừa Sai Vancamelbeke, ba linh mục Việt và nhiều thầy giảng. Họ đánh đập và giam giữ nhiều ngày. Tại Nghệ An, Vũ Trọng Bình, Nguyễn Tri Phương và Phan Huy Vịnh tỏ ra thù nghịch với Công Giáo để cho nhóm Văn Thân đốt phá bốn chục họ đạo. Tại
3. Xem Phan Phát Huồn. Việt
4. Trong dân gian xứ Nghệ, vẫn truyền tụng những bài vè kể lại cuộc nổi dậy và bách hại đạo của các Văn Thân một cách sống động:
Văn Thân xứ Nghệ dụng tình âm mưu
Tú Trần, Tú Đặng thì đầu
Tú Vinh, nho Thiệu cùng nhau ăn thề.
Đầu năm Giáp Tuất kéo cờ
“Bình Tây sát tả” chữ đề không sai
Phen này sống mái một hai
Nghệ An, Hà Tĩnh ai ai nức lòng
Nho Đắc thì ở phủ Bùng
Truyền cho nho Phổ cũng đồng nhất tâm
Tưởng là hồi phục nước
Nỏ hay nhà Nguyễn đa đoan hại nòi
Truyền cho đại tướng Hồ Oai
Kéo quân dư vạn, khâm sai tiễu trừ.
………………………………………..
Nho Năm, nho Hướng đôi chàng.
Tú Mai, đội Lựu là làng văn thân.
Cố bang, cố ở đạ cân.
Lòng giời chẳng giúp chẳng mần nên chi.
Kéo lên chợ Rạng một khi.
Ba vạn chống nốc, cố thì sang Giăng.
Đồn đây tà đạo mấy thằng,
Đem ra ta chặt thủ quăng xuống rào.
Sao mà chẳng chộ giáo mác siêu đao hai hàng ?
Gửi tờ nho Hướng, cố Bang
Để ta sát tả gươm sang bên đời
Sát tả mới được vài ba nơi
Xổ kỳ Truông Ná đổ người về đông
Sát tả mới được vừa xong.
Kéo ngang qua cửa cực lòng văn thân.
Cực lòng cố chạy công văn
Kéo xuôi ta đánh bắt thằng tác vi
Quân thời ta chém quách đi
Lưa một thằng tướng đem về đây tau
Đem về được mấy ni lâu
Đem ra ta chặt, chuộc đầu chẳng cho
Tưởng hồ hai huyện ra trò.
Cố đặt cai đội, cố cho thông hành
Nam Đường mới lấy phủ Anh
Thanh Chương lấy huyện cho thành công chi
Cố sai một tiếng ra hai
Kéo ra phủ Diễn thật tài anh linh
Trống đánh cờ mờ dập dình
Ta chộ phủ Diễn ta kinh không vào
Phủ Diễn cổng kín thành cao
Nạp súng ta bắn cho trào thành ra…. (Tcnao.net (vietnc)
5. Trong cuốn Dòng Máu Anh Hùng, Lm. Vũ Thành viết: “Theo tường trình của Ðức Cha Puginier, Giám Mục Hà Nội, thì từ tháng 3-1883, Hà Nội, Nam Ðịnh và Hải Dương bị cướp phá. Nguyên tháng 12 ở Hà Nội có 300 làng, tức là 1/3 bị phá. Trong các làng toàn tòng Công Giáo thì có 4 làng bị hủy diệt, 15 làng khác bị cướp. Tại Thanh Hóa, hai trong sáu xứ bị hủy diệt, 242 nhà thờ và nhà nguyện bị ðốt cháy, 6 thừa sai, 11 linh mục và 63 thầy giảng cùng với 288 giáo dân bị thảm sát” (Lm. Vũ Thành. Dòng máu Anh Hùng. Sðd).
6. Ts. Trịnh Việt Yên tường thuật tổng quát về cơn bách hại người theo đạo Gia Tô trong 2 năm này như sau: “Năm 1885 và 1886 là hai năm tang tóc nhất của Giáo Hội Việt Nam trên đường khổ nạn. Thật là hai năm trên đỉnh núi Sọ! Những con số sau đây làm chứng điều đó:
Trong tỉnh Thanh Hóa từ thánh 3 đến tháng 9 năm 1885 hơn 1800 bổn đạo bị chém. Và hơn 100 họ đạo bị phá. Khoảng giữa tháng 12. 1885 tại Quảng Bình có hơn 2000 bổn đạo bị giết. Tháng 1.1886 lại thêm một cha và 442 bổn đạo bị chém chết và 10 họ đạo bị thiêu ra tro cùng 1800 người phải chạy sang Đồng Hới sống bơ vơ không nhà ở, cơm ăn. Năm 1885, tỉnh Quảng Trị mất 10 cha, 8000 bổn đạo và 70 họ đạo. Tám ngàn người sống sót phải chạy đến cầu cứu với Đức Cha Lộc (Mgr. Gaspard) ở Huế. Qua năm 1886 lại có thêm 6000 người bị giết. Trong tỉnh Quảng
Nhưng số thiệt hại không nơi nào đau xót và nặng nề như trong tỉnh Bình Định: 7 linh mục, 60 thầy giảng, 270 nữ tu Mến Thánh Giá và 24000 người bị giết. Các cơ sở truyền giáo như tòa Giám mục, nhà thờ, nhà xứ, hai chủng viện, một nhà in, 10 tu viện và 225 nhà nguyện bị thiêu tan. Tất cả 150 họ đạo bị đốt phá, chỉ trừ có hai họ thoát nạn. Hơn 8000 bổn đạo chạy ra Quy Nhơn, phải đói khát hầu như chết rũ, và Đức Cha Hân (Mgr. Van Camelbeke) phải sai mấy linh mục thân hành vào tận Gia Định đong gạo để nuôi họ. Cách mấy ngày Đức Cha lại phải thuê một chiếc tàu Đức Gerda chở những người đó vào Gia Định. Nhưng chỉ chở được 3000 người. Số còn lại phải ở lại chơ vơ trên bãi biển Quy Nhơn. Suốt một năm trời họ sống nheo nhóc như những kẻ phải lưu đầy khốn khổ trăm chiều.
Về phía các thừa sai truyền giáo, chúng ta cũng đếm được gần 20 vị phải chết đồng thời với giáo hữu trong những hoàn cảnh bi đát. Trong tỉnh Thanh Hóa thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài có 7 vị bị giết, đó là: Cha Khanh (Béchel), Châu (Gélot), Nhân (Rival), Thiện (Manissol), Khanh (Séguret), Điều (Antoine), và Tuân (Tamet).
Địa phận Đàng Trong mất 8 vị: Cha Tân (Poirier), Hoán (Guégan), Châu (Garin), Sĩ (Macé), Chung (Barrat), Minh (Dupont), Thành (Tribarne) và Thuông (Chatelet)”. (Trịnh Việt yên. Máu Tử Đạo Trên Đất Việt.
Chỉ nguyên ðợt bách hại này, Lm. Vũ Thành ước tính: “Tổng cộng số giáo dân bị giết có tới 40.000 người, 20 thừa sai, 30 linh mục Việt, hàng ngàn họ đạo bị thiêu hủy” (Lm.Vũ Thành. Dòng Máu Anh Hùng. Sđd.).