I. THỜI KỲ GIEO TRỒNG
CÔNG NƯƠNG CA-TA-RI-NA
Có ai ngờ những trang giáo sử đầu tiên của Việt
“Vừa được tin chúng tôi tới phủ chúa (Thăng Long) và đã ra nhà ở, thì rất đông người tuôn đến. Chúng tôi rất khó nhọc mới làm hài lòng tất cả. Người nổi bật nhất và cũng là người thứ nhất trong đám người chịu phép rửa tội và nhận đức tin, chính là bà chị (hay em gái) của chúa (Trịnh Tráng). Bà rất thông chữ Hán lại rất giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-ta-ri-na vì bà giống như Thánh nữ mang danh ấy, về nhiệt tâm cũng như về đạo hạnh, về những đức tính tinh thần, cũng như sự sang trọng về dòng họ. Thế là bà đã nhanh nhẹn thông báo cho cụ thân mẫu ơn Thiên Chúa đã ban cho bà và đưa bà vào đạo Ki-tô. Thật là một thu phục rất quan trọng của giáo đoàn mới khai sinh này. Vì bà rất tinh thông hán học và trước đây bà rất sùng đạo tà cho nên các vị sãi gọi bà là thầy, nghĩa là bậc tôn sư, vì khả năng bà có để giáo huấn kẻ khác. Bây giờ bà thay đổi đạo, bà cũng thay đổi chức vụ, bà chuyên chú giáo huấn các bà còn trẻ về phong cách và đạo đức Ki-tô giáo”.
Đến đây chúng ta đi vào một trang thơ thật sự, vì Cha Đắc-lộ kể tiếp :
“Còn con gái bà, công nương Ca-ta-ri-na (cùng mang thánh danh như mẹ) rất ham học biết và suy ngẫm các mầu nhiệm của đạo, và vì công nương ấy rất giỏi về thi ca bản xứ, nên đã soạn bằng thơ rất hay tất cả lịch sử giáo lý, từ tạo thiên lập địa cho đến đức Ki-tô giáng thế, cuộc đời, sự Thương khó, Phục sinh và Lên trời của Người. Lại còn thêm ở cuối tập thơ một đoạn tường thuật việc chúng tôi tới Đàng Ngoài và công cuộc khởi sự rao giảng Phúc Âm. Tác phẩm này rất có ích vì không những giáo dân tân tòng ngâm nga trong nhà, nơi thành thị cũng như chốn thôn quê, mà cả nhiều lương dân, khi ca hát và thích thú với lời ca dịu dàng, thì cũng học biết được những mầu nhiệm và chân lý đức tin”
Thế là khi đức tin vừa gieo vào lòng đất chốn kinh kỳ (1627), thì từ một lá ngọc cành vàng đã nảy sinh thiên trường ca vang dội khắp xứ, nhờ phương tiện phổ biến là những bản in khắc gỗ mà đất Thăng Long rất sở trường. Đất nghìn năm văn vật có khác!
Do những liên lạc thường có giữa hai Giáo đoàn Nam Bắc, thi phẩm độc đáo đó hẳn dễ dàng vượt sông Gianh đến với những anh em đồng đạo Đàng Trong. Một tài liệu ghi sự kiện như sau :
“Năm 1622, bà chị của Chúa Đàng Trong xin chịu phép rửa tội. Bà thường nghe những bản hát dạo và tiểu sử các Thánh do một nữ ca sĩ Đàng Ngoài trình bày”
Những từ hát và ca trên đây, trong ngôn ngữ của các giáo sĩ, cũng chỉ về thơ và ngâm của người Việt, khiến liên tưởng đến ca vãn của công nương Ca-ta-ri-na từ 1627 về sau.
Sự kiện thi phẩm của Ca-ta-ri-na không còn truyền bản đến nay là một mất mát to lớn. May thay chúng ta có chứng từ của giáo sĩ Đắc-lộ để thấp thoáng nhìn ngắm ở đó bông hoa đầu mùa của thi ca Công Giáo Việt
GIÁO SĨ MAJORICA
Giáo sĩ Girolamo (Jêrônimô, Hiêrônimô) Majorica, Dòng Tên, người Ý, là một trong những thừa sai đồng hành và nối tiếp công trình truyền giáo của Cha Đắc-lộ. Ông đã đến Đàng Trong trước, học nói và viết tiếng Việt thành thạo ở đó, rồi mới đến Đàng Ngoài vào năm 1632 và làm bề trên giáo đoàn Đàng Ngoài từ 1650 đến năm từ trần 1656. Hai mươi bốn năm truyền giáo của ông ở Đàng Ngoài chẳng những được ghi dấu bằng những thành quả tông đồ lớn lao cho người đương thời, lại còn lưu lại cho hậu thế một kho tàng văn chương Công Giáo kỳ diệu, mà cho đến nay hậu thế chưa khai thác và biểu dương cho đúng mức. Một tài liệu đã tổng kết công trình tu thư của Majorica như sau :
“Giáo sĩ đã viết rất nhiều sách vở bằng ngôn ngữ và văn tự của xứ Bắc. Giáo sĩ đã phiên dịch hoặc sáng tác hơn 45 quyển: đó là một kho tàng mà Giáo Hội ngày nay gìn giữ và kính trọng. Giáo sĩ có soạn 12 quyển khác bằng văn xuôi hay thơ, ví dụ để ngợi khen Thánh Thể, Đức Bà Maria, các thiên thần, Thánh tổ Inhatiô, Thánh Phanxicô Saviê và các ông Thánh bà Thánh khác. Công việc này làm giáo sĩ rất bận. Luôn cả trên tàu khi đi viếng thăm giáo dân, giáo sĩ không khi nào ngưng công việc.”
Tài liệu trên đây xác nhận các tác phẩm của Majorica gồm cả văn xuôi và thơ, vì sáng tác văn vần bằng chữ nôm là thuận theo xu hướng văn học của thời đại. Tất cả các tác phẩm của ông đều ở tình trạng viết tay, hiện tàng trữ tại Thư viện Quốc gia Paris mà một số đã được chụp hình đem về Việt Nam, và đã có cuốn được nghiên cứu như cuốn Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông, do Võ Long Tê giới thiệu, chú thích.
THẦY GIẢNG PHAN-CHI-CÔ, cựu HÒA THƯỢNG
Sáng tác thi ca bằng chữ Nôm là một lựa chọn đúng đắn nhất của các văn thi sĩ Công giáo từ buổi đầu truyền giáo. Tuy nhiên ở vào một thời Hán văn còn được sùng thượng, các nhà sáng tác Công giáo cũng không muốn bỏ qua thứ ngôn ngữ này của giới sĩ phu. Do đó đã nảy sinh một áng thơ kinh Hán – Nôm kỳ diệu làm kinh ngạc các giới nho học và là niềm tự hào của giáo dân. Chúng tôi muốn nói đến bản Kinh nguyện giỗ cảm Tạ Niệm Từ, quen gọi Phục Dĩ Chí Tôn.
Bản kinh được soạn thảo theo loại sớ tâu với thể tứ lục, mỗi câu thường có nhiều khúc bốn chữ và sáu chữ, có đối mà không có vần, các câu biền ngẫu và các điệp ngữ áp dụng tài tình tạo cho bản văn một âm điệu khi thì hùng tráng thanh cao, khi thì êm dịu lắng sâu.
Văn thể đó lại chứa đựng một nội dung giáo lý phong phú và những lời cầu khẩn thiết tha, khiêm nhường, khiến người lương cũng như người giáo đều cảm động khi nghe vang lên trong các buổi nguyện giỗ.
Áng danh văn coi như thơ này có một lai lịch khá ly kỳ, được ghi rõ trong cuốn Truyện Nước An Nam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong, quyển thứ nhất, Nói sự Đàng Ngoài do linh mục Philipphê Bỉnh viết tay tại thủ đô Bồ-đào-nha năm 1822, hiện tàng trữ tại Thư viện Vatican. Tác giả viết nguyên văn:
“… Mà Kinh Nguyện giỗ (Cảm tạ Niệm Từ) thì thầy ấy (Thầy Phan-chi-cô) nguyên là hòa thượng tu ở chùa Thành Phao làm, thì đặt ra cung sớ vì rằng PHỤC, Dĩ, CHÍ, TÔN, CHẴN, CHÚA, cửu, TRỪNG”
Linh mục Bỉnh còn nói rõ thêm chi tiết :
“Đến khi người (thầy cả Jêrônimô Majorica ra Kẻ Chợ (Thăng Long) thì cãi lẽ (tranh luận) với mười sư Hòa thượng ở trước mặt nhà Vương (Chúa Trịnh) cùng các quan triều thần văn vũ mà mười thầy Hòa thượng ấy đều thua lẽ người. Cho nên, Sư Hòa thượng thứ nhất cũng là quan văn mà đi tu ở chùa Thành Phao mới xin chịu đạo, thì người rửa tội cho cũng đặt tên Thánh cho là Phan-chi-cô. Từ khi thầy tu ấy chịu phép rửa tội thì chẳng trở về chùa Thành Phao nữa, liền xin ở cùng thầy cả Jêrônimô mà giúp việc ngưởi (soạn kinh sách)” (trích trang 28, 29).
Thế là vườn thơ công giáo Việt
THẦY GIẢNG GIO-AN THANH MINH
Trong khi giáo sĩ Majorica và thầy giảng Phan-chi-cô cựu Hòa thượng phô diễn Lời Chúa qua thi ca ở miền Bắc, thì ở xứ Nam sứ mệnh ấy cũng được theo đuổi một cách hào hứng do một thầy giảng mang tên Gio-an Thanh Minh (1588-1663) – Gio-an là tên Thánh bổn mạng ghép với tên quê nội và sinh quần là Thanh Minh, một xã thuộc quận Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi.
Cha mẹ ông là người ngoại. Thân sinh là một quan chức lớn vào bậc thứ nhì trong tỉnh. Ông sớm nổi tiếng là một nhà nho thông thái và một thi sĩ thời danh. Vào năm 1622, lúc ông được 34 tuổi, ông được đọc các sách giáo lý chữ nho do các cha Dòng Tên đem từ Trung hoa vào. Cha Manuel Fernandez truyền giáo ở vùng Hội An – Quảng
Đúc kết các nguồn sử liệu truyền giáo, nhà nghiên cứu Võ Long Tê viết :
“Thầy giảng Gio-an Thanh Minh viết nhiều thi phẩm chữ Nôm về tiểu sử các danh nhân và các thánh như Constantini le Grand, Barlam Josaphat, Maria Madalêna. Inhaxiô Loyola, Phanxicô Xaviê, Dôminicô, Catarina … Georg Schurhammer kiểm điểm tất cả là 15 tác phẩm.
“Thi phẩm cùa ông được viết với: “lời thơ hết sức chải chuốt cùng với lòng thành kính lớn lao đến nỗi làm cho các truyện ấy được ưa thích bởi hết mọi người trong xứ. Giới quan lại đương thời đã chú ý và chịu ảnh hưởng các thi phẩm của Gioan Thanh Minh. Chính Chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1658) khi nghe ông ngâm thơ cũng phải khen”
LINH MỤC LỮ – Y ĐOAN
Đến đây chúng ta gặp một thi sĩ công giáo Việt
Lữ – Y Đoan (1613? – 1678) sinh quán vùng Quãng Ngãi thuộc Dinh Trấn Quảng Nam, nguyên là một thầy giảng kỳ cựu và thông thái của Giáo đoàn Đàng Trong, thụ phong linh mục năm 1676 khi đã cao niên, và chỉ làm mục vụ được hai năm rồi từ trần (1678).
Ông đã cống hiến trọn thời giờ và thi tài của ông vào việc soạn cuốn Sấm Truyền Ca bằng thơ lục bát để phổ biến Thánh Kinh cho giáo hữu. Tác phẩm quý giá đó đã chịu số phận phiêu dạt và mất mát trong đêm tối lịch sử. Mãi 150 năm sau, nó mới tái xuất hiện bên dòng sông nước Cửu Long: Từ Cái Mơn, ông Simong Phan Văn Cận, người đã có công lưu trữ và chuyển dịch tác phẩm này từ chữ nôm sang chữ quốc ngữ, đã ghi lại như sau :
“… Sách này của thầy (Lữ – Y Đoan) bị nhiều thầy cả Tây dang hồi đó không ưng vì nó lai sách đạo Nho và đạo Phật, nhưng bổn đạo rất ưa và chép lại để đọc. Sau đó cuộc bắt đạo nổi lên, có mấy gia thất chạy vào miền Nam ẩn tránh, cho đến năm 1810, tại Cái Mơn, được biết có sách này, nhưng ít người đọc chữ nôm. Đến năm 1816 nhiều thầy cả dạy tôi chịu khó viết ra chữ quốc ngữ, tôi vâng lời làm như vậy. Nhờ chữ quốc ngữ nên bổn đạo chép theo được và ham đọc lắm, có nhiều người biết chữ nho, lấy làm hay, họ cũng xin chép dể dành đọc”.
Tại Cái Mơn ngày 8 tháng chạp tây năm 1820, ký tên : Simon Phan Văn Cận
Từ bản quốc ngữ đầu tiên này, nảy sinh nhiều bản sao khác, như bản của ông Vêrô Trần Hớn Xuyên ở Cái Tắc (đề ngày 17/5/1910); bản của L.m Phaolô Quy có nhuận sắc và ghi số câu Kinh Thánh. Hai bản này sau lại làm nảy sinh hai bản khác còn tồn tại đến nay: bản của ông Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) và bản của ông Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn (báo Tông Đồ).
Bản của Nguyễn Văn Nhạn hiện có trước mắt chúng tôi gồm 174 trang đánh máy dòng đôi khổ 21 X 27, đã chép trọn quyển I : Tạo đoan kinh (Genesis) và một phần quyển II : Lập Quốc kinh (Exodus) cho đến khi không đọc nổi những trang hư nát nên không chép nữa. Chép xong ngày 20/12/1956, ký tên Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn (báo Tông đồ).
Tạo đoan kinh còn nguyên vẹn 3599 câu. Lập quốc kinh còn 1631 câu. Tổng cộng 5230 câu.
về sự kiện văn hóa và lịch sử độc đáo này, giáo sư Trần Thái Đỉnh đã nói lên cảm nghĩ sơ khởi của mình như sau – cũng là cảm nghĩ của mỗi người chúng ta.
“Cảm tưởng đầu tiên khi cầm trong tay và đọc tập “Sấm Truyền Ca ” là vui mừng và hãnh diện vì mình có một tài liệu quý giá như thế cả về giá trị văn học lẫn về phương diện lịch sử (…)“Đi sâu vào bản văn, người ta không thể không kính phục sâu xa đối với nền học vấn uyên bác (Nho, Phật) và uyên thâm (thâm nho) của tác giả, khiến tác giả đã có thể “ung dung ” vận dụng sự hiểu biết của mình để đưa Thánh kinh vào trong văn hóa dân tộc và sử dụng văn hóa dân tộc để trình bày đạo lý của Thánh kinh. Đây là công việc mà ngày càng được Giáo hội mạnh mẽ khuyến khích, sau khi đã có những đổi mới rất táo bạo của Công đồng Vatican II, như việc dùng tiếng nói của mỗi dân tộc thay cho tiếng La tinh làm ngôn ngữ của Phụng Vụ, v.v… nhất là để cử hành thánh lễ và các bí tích” .
Vấn đề được đặt ra cấp bách là đến bao giờ di sản văn hóa công giáo số một trên đây mới trở thành tài sản chung của mọi người dưới dạng ấn phẩm Sấm Truyền Ca có hiệu đính và chú thích đầy đủ ?
ÔNG RAPHAEL ĐẮC LỘ
Đọc sử truyền giáo Việt Nam, chúng ta nhớ giáo sĩ Đắc Lộ sau khi rời Việt Nam, để lại một người con thiêng liêng mang đích danh của giáo sĩ kết hợp với tên thánh Raphael, là Raphael de Rhodes tức Raphael Đắc Lộ, sau sẽ là một nhà trí thức, một nhân sĩ, một tông đồ giáo dân vị vọng ở đất Thăng Long.
Raphael Đắc Lộ (1611 – 1687) nguyên quán ở Quảng Nam, quen biết giáo sĩ Đắc Lộ lúc 13-14 tuổi, ngay khi người mới tới địa phương này và bắt đầu học tiếng Việt với Cha Pina. Hãy nghe Cha Đắc Lộ kể lại :
“Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này, trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu bé không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng, cậu có trí thông minh hiểu những điều tôi muốn nói. Và thực tế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta {tức của người Châu Âu), học viết và học giúp lễ nữa (bằng tiếng La-tinh), Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha (…) cậu rất mến thương tôi nên đã muốn lấy tên tôi đặt cho cậu.
Khi Cha Đắc-lộ rời Đàng Trong (1626) để đi truyền giáo Đàng Ngoài, cậu Raphael ở lại với giáo sĩ Leria người Ý, trở thành thầy giảng, để rồi năm 1640 tình nguyện cùng với giáo sĩ này đi truyền giáo tại Lào, qua ngã Xiêm (Thái Lan). Vượt bao nhiêu trở ngại, mãi tới năm 1642, cha Leria, thầy Raphael và mấy thầy giảng Việt
Ông còn là nhà trí thức tân tiến, thông thạo các tiếng Hán, Nôm, La tinh, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Lào, Xiêm, …. Và điều liên hệ nhất với chúng ta ở đây là ông đã sáng tác cả văn thơ, cụ thể là Vãn Thánh Giuse và Vãn ông Tôbia.
Lòng sùng kính Thánh cả Giuse của ông Raphel Đắc-lộ thật xứng đáng với lòng đạo đức của giáo sĩ Đắc-lộ, người Cha thiêng liêng của ông và là tông đồ của Thánh cả Giuse ở Việt
II. THỜI KỲ BỒI ĐẮP
Sau giai đoạn gieo trồng rất xúc tích như trên, đến thời kỳ bồi đắp thì chúng ta sẽ thấy thế kỷ XVIII tuy sáng chói với “Inê Tủ đạo vãn” nhưng xét chung lại không phong phú bằng nửa thế kỷ XVII, phải chờ qua thế kỷ XIX, phong trào thi ca Công giáo mới râm rộ trở lại.
INÊ TỬ ĐẠO VÃN
Đây là một thiên trường ca với 563 câu thơ nôm lục bát kể chuyện cuộc tử đạo của bà Inê (Agnès) xảy ra năm 1700 do lệnh cấm đạo của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Cho đến nay người ta vẫn chưa biết thi phẩm đó do tác giả nào soạn và được khai sinh vào thời gian nào. Chỉ biết rằng tác phẩm đã “sống” mạnh mẽ trong lòng giáo dân Việt
Bản Việt ngữ còn được tiếp tục in đi in lại nhiều lần, đến năm 1949 là lần thứ 12. Theo Võ Long Tê, người đã có nhiều công phu nghiên cứu về Inê Tử đạo vãn, sở dĩ Đức Cha Taberd đưa thi phẩm này vào cuốn Từ điển của người và còn dụng công dịch hay nhờ người khác dịch ra ba ngôn ngữ khác, “chẳng phải nguyên vì ưu tư mục vụ mà thôi, nhưng nhất là vì tập thơ độc đáo ấy là một tiêu biểu về giá trị của thi ca Việt Nam.
Ước mong rồi đây sẽ có những tìm tòi khảo cứu thêm để làm sáng tỏ nguồn gốc tác phẩm độc đáo này và làm nó sống mãi với các thế hệ mai sau.
LINH MỤC PHILIPHÊ BỈNH
Thế kỷ XIX cũng cống hiến cho chúng ta một kho văn thơ quý giá không kém kho tàng Majorica thế kỷ XVII: Đó là kho tàng của linh mục Philiphê Bỉnh được bảo tồn ở thư viện
Philiphê Bỉnh là người Hải Dương, sinh năm 1759, thụ phong linh mục năm 1793, được các giáo sĩ Dòng Tên cử cầm đầu phái đoàn gồm một số linh mục và thầy giảng Việt Nam sang Bồ-đào-nha, để vận động cuộc can thiệp của vua nước này với Tòa Thánh trong một cuộc tranh chấp với một gia đình truyền giáo khác. Ra đi năm 1796, sứ mạng không kết quả, Philiphê Bỉnh cùng phần lớn phái đoàn phải lưu vong trên 30 năm tại Lisbonne và hầu hết cũng chết tại đó. Philiphê Bỉnh đã lợi dụng thời gian lưu vong này để trước tác, biên soạn, dịch thuật hoặc sao chép rất nhiều sách vở dành đem về hoặc gửi về Việt
Một trong những tác phẩm đó đã ra mắt đồng bào và đồng đạo Việt Nam, cuốn Sách sổ sang chép các việc do Viện Đaị học Đà Lạt xuất bản năm 1968 với bài giới thiệu trang trọng của linh mục giáo sư và nhà văn Thanh Lãng, qua đó ta biết Philiphê Bỉnh lưu lại 26 tác phẩm viết tay.
Thanh Lãng giới thiệu Philiphê Bỉnh là nhà văn nói và viết tiếng nhân dân, nhà văn Việt Nam thứ nhất viết hồi ký…, nhà ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên, nhà sử học đầu tiên theo phương pháp Âu Tây, nhà họa sĩ vẽ thực trang xã hội Việt Nam mà cũng là người mặc khải xã hội tây phương, hơn nữa còn là nhà thơ. Thanh Lãng viết : “Ông làm rất nhiều thơ”
Ước mong các nhà văn hóa Việt
LINH MỤC ĐẶNG ĐỨC TUẤN
Linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874) là người Quy Hà, sau gọi Quy Thuận, huyện Mộc Sơn nay là Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nơi có xứ đạo kỳ cựu và đông đảo bậc nhất miền Trung: địa sở Gia Hựu. Ông thuộc dòng dõi nho phong, dòng dõi Đặng Đức Siêu theo truyền tụng.
Sớm nổi danh nho học tuy chưa đỗ đạt cao, ông được Đức Giám Mục Cuénot (Thể) giới thiệu đi
Năm 1861 đời Tự đức, cuộc cấm đạo khốc liệt khiến ông trốn vào Quảng Ngãi, bị bắt ở đó với hai bản điều trần chữ Hán nằm trong khăn gói. Thế là người tù vì Chúa Ki tô được triệu về kinh, trình lên vua Tự Đức bản điều trần thứ nhất dâng kế hoạch chống Pháp, và bản thứ hai làm sáng tỏ vấn đề tôn giáo, chưa kể một bản khác trình cho các quan ở bộ Binh cũng về tôn giáo và thời cuộc. Sau đó ông được vua Tự Đức cử tham gia phái đoàn Lâm Duy Hiệp – Phan Thanh Giản vào Gia Định thương thuyết hòa ước với Pháp và Tây-ban-nha.
Hòa ước ký rồi, vua Tự Đức lần lần tháo gỡ cuộc cấm đạo, cha Tuấn trở về tiếp tục nhiệm vụ linh mục cùng với sứ mạng thi ca.
Điều may mắn là toàn bộ thi ca của ông lưu truyền trong dòng họ và dân gian, nay đã được in thành sách dưới nhan đề : Đặng Đức Tuấn, tinh hoa Công giáo ái quốc Việt nam, với những chú thích và bình luận của hai tác giả : Võ Ngọc Nhã linh mục và Lam Giang giáo sư, xuất bản năm 1970, 570 trang. Các sáng tác của Đặng Đức Tuấn chủ yếu gồm :
– Việt Nam giáo sử diễn ca (từ khởi thủy đến cuộc bách hại đời vua Tự Đức).
– Lâm nạn phục quốc hành (ghi lại thời kỳ lâm nạn, lai Kinh điều trần và
– Minh dân vệ đạo khúc (chỉ đường sáng cho dân và bảo vệ chính đạo. Bài này trả lời cho bài “Hoán mê khúc” của Án Sát Ngụy Khắc Đản coi giáo dân mê lầm cần hoán cải).
– Văn tế giáo dân tử nạn.
– Văn tế các Đẳng linh hồn.
– Đại loạn năm Ẩt Dậu 1885.
– Giáo nạn trong quốc biến; tác phẩm này cùng với tác phẩm kể trên đều ghi lại những ngày lưu huyết nhất do biến loạn sát tả bình tây.
– Giải sầu ca (an ủi giáo dân sau khi phân sáp trở về).
– Cải quả tự tân luận …
Mỗi tác phẩm kể trên đều là một thiên trường ca, như một cuốn sách nhỏ.
Sau cùng xin ghi nhận cuốn sách Đặng Đức Tuấn, tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam, lần đầu tiên đã công bố ba bản điều trần của Đặng Đức Tuấn, nguyên văn chữ Hán với phần phiên âm và dịch Việt ngữ của giáo sư Lam Giang. Một đóng góp quan trọng cho lịch sử tôn giáo, chính trị và thi ca Việt
THÁNH PHAN VĂN MINH
Cho đến nay, ít ai ngờ Thánh Tử đạo Phan văn Minh (1815-1853) cũng là một nhà thơ, lại còn sáng lập một “thi xã” gồm nhiều thi nhân ngâm vịnh. Sự thật ấy nay đã được sáng tỏ.
Thánh Minh nguyên quán ở Cái Mơn (Bến Tre) nay thuộc giáo phận Vĩnh Long sớm đi tu, được đào tạo từ chủng viện Lái Thiêu qua chủng viện
Chính trong thời gian ở
Phi Năng Thi Tập được lưu truyền đến ngày nay, dầu có mất mát phần nào (?) là công trình Sưu tập, bảo tồn của bổn đạo và dòng họ đấng Thánh, đặc biệt phải nói đến thầy Hầu, cựu tu sĩ dòng Chúa Kitô ở Cái Nhum; Thầy Trạch cựu chủng sinh Đại Chủng Viện Sài Gòn; Ông Paulus Nguyễn Cang Thường, cựu chủng sinh Đại Chủng Viện Sài Gòn, ký giả Công Giáo, bạn của thầy Trạch và thầy Hầu, và ông Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn, kỷ giả công giáo, người được ông Nguyễn Cang Thường ký thác bộ sưu tập riêng Phi Năng thi tập.
Bản sao của ông Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn mà chúng tôi may mắn được sử dụng, qua bản phóng ảnh nguyên cỡ do ông Lê-ô Nguyễn Văn Quý thực hiện, là một tài liệu quý giá, một phát giác văn học quan trọng. Trong khi còn tìm tòi thêm cho đủ toàn bộ, văn bản hiện có gồm ba phần, mỗi phần lấy chủ đề làm biệt nhan.
1. Gia-tô Cơ-đốc : khởi sự bằng bài xướng của Philiphê Minh theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, nối tiếp bằng 48 bài họa nguyên vận của các thi hữu công giáo và không công giáo, có ghi tên hoặc khuyết danh, kèm thêm một bài xướng thứ hai của Phan Văn Minh với ba bài họa. Tất cả hướng về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Ki-tô.
2. Vịnh Evang : Gồm 50 bài vịnh về các sự kiện hay tích truyện trong Phúc âm, cũng mở đầu bằng sáng tác của Phan Văn Minh, tiếp đến bài của các thi hữu (không họa nguyên vận).
3. Nước Trời ca : Gồm 28 bài của Thánh Minh diễn tả bằng thơ lục bát những hình ảnh và ý nghĩa Nước Trời theo Tân Ước và Cựu Ước.
Di cảo của Thánh Phan Văn Minh nay dược soạn thành một tác phẩm hoàn chỉnh với những hiệu đính và chú thích cần thiết, thêm phần nghiên cứu tiểu sử tác giả, do Võ Long Tê và Phạm Đình Khiêm đồng thực hiện và hằng nóng lòng chờ ra mắt độc giả.
LINH MỤC TRẦN LỤC
Cụ Trần Lục (1825-1899) nguyên quán ở Mỹ Quan, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), được đặt tên là Phê rô Trần Văn Hữu, sau giáo hữu quen gọi cụ Sáu (vì mang chức Sáu lâu năm), rổi triều đình gọi là Trần Lục trong các văn bản, từ đó trở thành thông dụng. Cụ nổi danh vì đã thực hiện một quần thể kiến trúc vừa lớn lao ở trọng điểm, Nhà thờ lớn Phái Diệm, vừa trãi rộng trong không gian với năm đền thờ nhỏ bao quanh,mà một toàn bằng đá, vừa kiên cố, vừa mỹ thuật do bố trí và chạm trổ rất tinh vi -một công trình duy nhất. Tất cả được hình thành theo các nguyên lý và nghệ thuật Á Đông, làm vinh dự cho ngành kiến trúc, điêu khắc và trang trí truyền thống. Cùng với tòa phương đình nguy nga và hồ nước mênh mông ở phía trước, lại có núi Can-vổ, hang đá Bê-lem và núi Cây Dầu ở phía sau, Cụ đã tạo cho Phát Diệm một cảnh quan độc đáo ở Việt Nam và nổi danh thế giới.
Song song với “sự nghiệp bằng đá”, Cụ Sáu còn lưu lại một sự nghiệp thi ca quý giá, nhằm bồi đắp gia phong lễ giáo, chấn hưng đời sống xã hội. Ba tác phẩm bằng thơ lục bát sau đây của Cụ đã đi sâu vào lòng dân chúng và tồn tại mãi mãi:
1. Hiếu tự ca, 1088 câu.
2. Nữ tắc thường lễ, 1016 câu .
3. Nịch ái vong ân,440 câu .
ÔNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Ông Nguyễn Trường Tộ (1830-1871 ) nguyên quán tại làng Bùi Chu, nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyôn, Nghệ An, là bậc chí sĩ và bác hoc, nổi danh vì những tập điổu trầndâng vua Tự Đức, đưa ra những kế hoạch cứu nguy và xây dựng đất nước. Ông cũng là kiến trúc sư tiên khởi của ngành kiến trúc mới ở Việt
Một học giả nổi tiếng, ông Từ Ngọc Nguyễn Lân, tác giả cuốn sách đầu tiên viết về Nguyễn Trường Tộ đã trả lời cho công luận như sau :
“Con người trọng thực dụng ấy lại là người cố một tấm lòng đầy tình cảm và một trí tưởng lượng mạnh mẽ. Tinh cảm ấy, tưởng tượng ấy thêm vào nền giáo dục thần bí của đạo Gia-tô đã tạo nên cho ông một tâm hồn thi sĩ tuyệt vời.
Những lúc cảm hứng xúc động, tư tưởng dồi dào, ông phải, thốt ra những lời thơ hoặc khẳng khái hoặc thiết tha.Tiếc rằng ông chỉ viết loàn thơ chữ Hán, nhưng không vì thế mà ta có thể để ông ra ngoài làng thơ Việt
Thực ra thơ của Nguyễn Tiên sinh không nhiều, nhưng đủ nói lên tấm lòng của ông đối với đất nước, ưu tư của ông trước thời cuộc. Trên báo Nam Phong (số 102), ông Lê Thước, trong hài “tiểu sử Nguyễn Trường Tộ tiên sinh” đã dịch thuật mười một bài thơ chữ Hán của ông, hầu hết là thơ Đường luật thất ngổn bát cú. Ông Nguyễn Lân cũng dịch bốn trong số các bài thơ đó, với lời kết luận : “Mấy bài trích dịch trên này cũng đủ tỏ cái thi tứ phóng đại của ông và nhất là tấm lòng thiết tha của ông đối với đất nước non sông. Chỉ một cái nhiệt tâm đối với tiền đồ tổ quốc, biểu lộ trong lời thơ của ông cũng đủ để ông có địa vị xứng đáng trong thi đàn nước nhà vậy.”
Cũng nên ghi chú: Thơ của Nguyễn Tiên sinh không trực tiếp hướng về tôn giáo, nhưng vì ông là người có đức tin mạnh mẽ thì đương nhiên đức tin đó soi dẫn mọi hành vi ngôn ngữ của ông, nhất là thi ca, VÌ thi ca là tiếng nói của con tim .
ÔNG TRƯƠNG VĨNH KÝ
Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nguyên quán ở Cái Mơn, được đào tạo từ chủng viện Pinhalu (Campuchia) đến đại chủng viện Pinang để làm linh mục, nhưng hoàn cảnh lịch sử đất nước và sự quan phòng của Thiên Chúa đã đưa ông vào sứ mạng văn hóa. Cuộc hành trình đến Pháp với trong phái đoàn Phan Thanh Giản và, tiếp đó, các cuộc du khảo của ông gần khắp Châu Ẩu, đã là cơ hội cho ông tiếp thu tối đa học thuật và văn hóa Tây Phương, để rồi trở thành nhà bác học, văn học, ngữ học, sử học và là nhà trước tác hàng đầu của Việt Nam cận đại .
Đối với thi ca ông là người có công đầu trong buổi giao thời. Ông là người đầu tiên xuất bản quyển Kim Vân Kiều của Nguyễn Du bằng chữ quốc ngữ (1875) với lời nói đầu bằng liếng Pháp để bắt đầu tạo uy tín quốc tế cho thi phẩm số một này của Việt Nam.Tiếp đó ông xuất bản Đại Nam quốc sứ kỷ diễn ca; Gia-huấn-ca; Nữ tắc; Thơ dạy làm dâu; Bài hịch con quạ; Thạnh suy bĩ thới phú; Hàn nho phong vị phú; Huấn mông ca; Lục súc tranh công; Tam Tự Kinh Quốc Ngữ diễn ca, Phan Trần truyện; nhất là Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu và Minh Tâm Bửu Giám dịch ra quốc ngữ văn xuôi và văn vần.
Trong danh sách các bản thảo chưa in của Trương Vĩnh Ký, có chỗ ghi nhận nơi mục 2, liệt kê bằng tiếng Pháp, dịch nghĩa như sau : “Sưu tập các bài thơ đủ loại mà mỗi hài đều có bình luận và ở đầu có bản tóm lược chủ đề: 85 bài
Thực sự các tác phẩm lớn nhỏ đã in, chưa in, hay đang viết dở của Trương Vĩnh Ký vượt xa con số 100 đơn vị, mà vẫn còn chờ những nhà nghiên cứu đưa ra một công trình giới thiệu tổng hợp xứng tầm cỡ, từ đó mới dẫn đến mội đánh giá đúng mức về tấm lòng và công khó của ông đối với thi ca Việt Nam.
III- THỜI KỲ NỞ HOA
Thế kỷ XX đưa thi ca Công Giáo rầm rộ đi vào thời kỳ nở hoa, mặc dù chưa phải là trăm hoa đua nở. Đồng cảm với người đồng thời, các nhà thơ công giáo cũng hăng say với thơ mới, mặc dầu vẫn còn nhiều lưu luyến với thơ truyền thống. (Vì các tác giả thời kỳ này đã quen thuộc nhiều với độc giả, vậy nên ở đây xin được trình bầy cô đọng hơn).
ÔNG NGUYỄN HỮU BÀI
Ông Nguyễn Hữu Bài, tự Phước Môn (1863-1935) từ nhỏ được đào tạo để làm linh mục (cựu chủng sinh Pinang), nhưng rồi hoàn cảnh và Ý Trên đưa ông đến các chức vụ lãnh đạo cao nhất một thời. Dầu vậy, ông không xao lãng thi ca, trái lại thường hay sáng tác, ngâm vịnh.
Thi ca của ông được một người ái mộ là ông Nguyễn Thúc, nguyên án sát tỉnh Nghệ An, một nho sĩ đất Thần Kinh, sưu tập, chú thích và xuất bản dưới nhan đề Thơ Nôm Phước Môn (1959). Tập này gồm 69 bài Đường luật. Mới đây (1997) sách được tái bản ở
LINH MỤC NGUYỄN VĂN THÍCH
Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1979), tự Sảng Đình, với bút danh gồm các chữ tắt J.M.T. hay J.M. Thích, là một nhân vật kỳ diệu của Giáo hội Việt Nam, kỳ diệu về ơn tòng giáo, ơn làm linh mục và ơn tông đồ trong nhiều lĩnh vực, nhất là văn chương, báo chí, thi ca.
Sự nghiệp thi ca của Cha Thích rất phong phú nhưng chỉ mới được sơ tuyển trong Sảng Đình thi tập với lời tựa của cụ Phước môn Nguyễn Hữu Bài, do nguyệt san Vì Chúa ấn hành (Huế tháng 7-8/1943).
Thi tập này gồm cả thơ sáng tác Việt ngữ và Pháp ngữ cùng với thơ dịch từ Pháp văn và Hán văn, tổng cộng 151 bài. Để đáp ứng lòng mong mỏi và ngưỡng mộ của số đông độc giả, một thừa kế của gia đình Cha Thích tại Hoa Kỳ đã có ý định tái bản thi tập này với phần bổ sung một số bài thơ của Sảng Đình mà nhà thớ Võ Long Tê đã sưu tầm từ sau năm 1943.
Sảng Đình còn là dịch giả Tuồng Phổ Liệt (Polyeucte) một trong những vở kịch hùng tráng của kịch tác gia danh tiếng Pháp Pierre Corneille. Nguyên tác bằng thơ Pháp ngữ đưực dịch giả chuyển thành thơ Việt nhưng có thêm những câu “nói lối” khiến cho vở kịch càng thêm linh động và có đặc tính “hội nhập văn hóa” Việt
HÀN MẠC TỬ
Đã có một cậu bé 13 tuổi làm kinh ngạc một giáo sĩ uyên bác là Cha Đắc-Lộ về những khả năng trí thức kì diệu của cậu , thì lại có một chàng trai 19 tuổi gây thán phục cho nhà thơ lão thành Phan Bội Chậu ngay ở chỗ sở trường nhất của Cụ, khi Cụ nhận được ba bài thơ Đường luật ký bút hiệu Phong Trần mà cụ đã họa vận ngay lại cồn tuyên bố: “Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ, tay bắt cười to một tiếng cho thỏa hồn thơ”.
Nhà thơ trẻ đó chính là Hàn Mạc Tử (1912-1940), tên thật là Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí. Một nhà thơ trải nhiều đau khổ về tình cảm và nhất là cơn bệnh phong, nhưng vẫn giữ được nét thanh cao tâm hồn và cả sự trong sạch thể lý.
Các tác phẩm của Hàn Mạc Tử gồm:
■ Gái quê
■ Đau thương (còn có tên Thơ Điên)
■ Xuân như ý
■ Thượng thanh khí
Cẩm châu duyên, gồm một số bài thơ lẻ và hai vở kịch -Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội (đang viết dở)
Sáng tác cuối cùng của ông là một bài văn Pháp ngập tràn hứng thơ, nhan đề “La Pureté de1’âme” (Hồn Thanh Khiếl). Ông làm bài này trên giường bệnh có ý tặng các nữ tu săn sóc ông tại nhà thương phong Quy Hòa, rồi chính các nữ tu tìm thấy nó trong túi áo của ông khi tẩm liệm. Một bài văn kì diệu tặng các nữ tu mà phản ánh chính linh hồn Hàn Mạc Tử lúc về cùng Thiên Chúa.
PHẠM ĐÌNH TÂN
Ông Phạm Đình Tân (1913-1992), ra mắt làng thơ với bài “ Đá Vọng phu” đăng trên tuần báo Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn (Hà Nội), khoảng năm 1933. Hồi ấy ông sống ở Hải Phòng, quen thân nhà thơ trứ danh Thế Lữ, và được Thế Lữ đề tựa cho tập thơ đầu của ông nhan đề: Tiếng Thầm. Tuy nhiên phải chờ khá lâu về sau Tiếng Thầm mới ra mắt độc giả (Hà Nội 1952), và khi tái bản (Sài Gòn I960) lại kèm thêm tập thứ hai nhan đề Lời Thiêng. Chính tập sau này mới thiên về các đề tài tôn giáo nhiều hơn. Sau đó không thấy ông cho ra đời tập thơ nào khác, có lõ vì quá bận với công việc sách báo, (tuần báo Vân Đàn do ông làm chủ nhiệm) và các hoạt động văn hoá khác (như Tinh Việt Văn Đoàn do ông chủ trương)…
XUÂN LY BĂNG
Xuân Ly Băng là bút hiệu của Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa, Giám chức danh dự của Đức Thánh Cha, linh mục Tổng đại diện giáo phận Phan Thiết (sinh năm 1926).
Cùng với ơn gọi linh mục, “ ơn gọi thi nhân” (vocation poétique) đến rất sớm với ông -12 tuổi- rồi từ trên ghế chủng viện, ông đã cho đăng thơ của mình trên báo chí Công Giáo, và cho xuất bản hai tập thơ đầu tay: Thơ kinh (1956) và Hương kinh (1958).
Từ đó tác phẩm nối tiếp tác phẩm, dòng thơ Xuân Ly Băng tuôn tràn không bao giờ cạn. Theo hướng sáng tác của ông, ta có thể lược kể:
Hướng Thánh Kinh: Hiến chương Nước Trời; Phép lạ Phúc Âm; Mục lục Phúc âm; Huấn lệnh truyền giáo; Diễn từ chống biệt phái; Diễn từ cánh chung; và nhất là Bài ca Thương Khó. Đây là một thiên trường ca coi như cao điểm sáng tác của Xuân Ly Băng vươn lên cao điểm ơn cứu chuộc của Đức Kitô (1080 câu thơ).
Hướng tâm linh: Thơ kinh; Hương kinh; Trầm tư; Nỗi niềm; Thơ từ chuổi ngọc; Tình cõi mưa trăng; Một vùng châu lệ; Khúc hát ân tình; Dứt lời cầu nguyện; Sẽ nên thế nào…
Hướng vào đời: Quê hương và tình đạo; Xin những mảng chiều; Vang vọng từ xa; Gió hoàng hôn; Hoa vùng sa mạc…
Hướng lịch sử: Sáu bài sử thi…
Hướng giáo dục: Giáo lý diễn ca ; Tươi dòng sữa Mẹ…
Một nửa thế kỷ liên tục sáng tác, chia sẻ hồn thơ với một cộng đồng rộng rãi…Hai mươi bốn tác phẩm với cả ngàn bài thơ rút từ những diệu hứng của nền đạo hoặc xuất phát từ những rung động thẳm sâu của con tim: Đó là Xuân Ly Băng.
VÕ LONG TÊ
Ông Võ Long-Tê, bút hiệu Phương Tùng, sinh năm 1927, được ơn gặp gỡ Đức Kitô giữa 25 xuân xanh, từ đó trở nên môn độ của Ngài và chứng nhân cho tình thương Thiên Chúa, đặc biệt trong lĩnh vực văn chương, thi ca. Ông có khả năng nghiên cứu và sáng tác rất phong phú về cả bốn ngôn ngữ: Việt, Pháp, Hán, Nôm. Đến nay ông đã cho phổ biến trên năm chục công trình, chưa kể gần hai chục công trình khác còn chờ ra mắt độc giả. Riêng về thi ca xin lược kể:
Thơ Việt: Đại phá quân Thanh (kịch thơ, 1953); Khói tình (bi kịch thơ, Lê Thương phổ nhạc,
1968).
Thơ Việt và Pháp: Ánh súng trong đêm ( Lumière dans la nuit, 1966) ; Tiệc cưới (Festin de noces, 1966)
Thơ Pháp: Chant d’amour (1962); Symphonie orientale (1974); Version à l’unilé ; L’Univers sans barreaux (1992)
Thơ Pháp chuyển thơ Việt: Tendresses (Muôn vàn ái ân, dịch thơ Jean Marie Dancourt,
1966).
Thơ Việt chuyển thơ Pháp: Hàn Mạc Tử, Duyên Kỳ Ngộ (Heureuse rencontre des amoureux, Calgary 1992).
Nghiên cứu thi ca: Những thể thơ Việt
Và bảy công trình về Hàn Mạc Tử, chưa kể bộ Tổng Tập Thơ Văn Hàn Mạc Tử, nghiên cứu và chú thích sẽ xuất bản.
Như vậy Võ Long Tê chẳng những làm thơ, nghiên cứu thơ, lại cỏn cố gắng giới thiệu thi ca Việt
LÊ ĐÌNH BẢNG
Sinh năm 1942, Lê Đình Bảng lúc 12 tuổi đã làm một bài thơ lục hát dài 128 câu. Lớn lên vẫn tiếp tục nuôi dưỡng hồn thơ, sáng tác và phổ biến thơ qua báo chí, phát thanh nhưng mãi đến năm 1967 mới có tập thơ đầu tiên chào đời, nhan đề Bước chân người Giao Chỉ, tưởng nhớ những người Việt ra đi mở nước. Lại phải chờ đến năm 1994, khách yêu thơ mới được đọc tập thứ hai, nhan đề Hành hương, rồi đến Lời lự tình của bến trần gian và Qùy trước đền vàng. Ba tập này Hướng về tôn giáo, nối tiếp tập đầu về truyền kỳ sử ca, đủ nêu bật sự đóng góp của Lê Đình Bảng cho thi ca dân tộc và tôn giáo, với sự hưởng ứng của khách yêu thơ như được tỏ rõ qua “Đêm thơ Đình Bảng” tại Tòa Tổng Giám mục Huế (tháng 5-2000) và liên tiếp hai “Đêm thơ Đình Bảng” tại hội trường giáo xứ Đa Minh, Tp. Hồ Chí Minh, (tháng 8-2000)…
HAI NHÀ THƠ NỔI TIÉNG TỪ THỜI TIỀN CHIẾN ĐI VÀO THƠ TÔN GIÁO:
Đến đây chúng tôi xin được đề cập đến hai nhà thơ nổi danh từ thời tiền chiến, phút chót đi vào thơ Công giáo.
HỒ DZẾNH
Ông là một giáo hữu tân tòng mang thánh danh Paul Thérèse (1916-1981). Từ khi lãnh Bí tích Thánh tẩy tại Nhà thờ lớn Hà Nội ngày 23-3-1941, ông chưa bao giờ nghĩ đến thơ tôn giáo. Đột nhiên năm 1944 ông cho đăng trên tờ bán nguyệt san “Thanh Niên” (Nam Định), số 179 ngày 1-4-1944, bài “Thể chất” mà cùng với thời gian, nó đã được đánh giá như một kiệt tác về thơ tôn giáo. Đến Giáng sinh năm đó và Tết, ông xuất bản luôn tập Tác Phẩm Đầu Xuân tràn ngập văn tôn giáo giáo, mà đến sáu bài là của ông dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhất là bài “Lời nói đầu”, bài “Ý nghĩa đêm Noel: Jésus Christ”, bài “Thơ và Chúa”, bài “Hiu quạnh ”(lhơ) v.v… Chiều hướng tổng quát của tập văn đã khiến nhà nghiên cứu Võ Long Tê, trên nhật báo Xây Dựng trước 1975, coi Tác Phẩm Đầu Xuân như một “Tuyên ngôn Văn chương Công giáo Việt Nam”.
BÀNG BÁ LÂN
Trước đây tuy là người lương, Bàng Bá Lân (1912-1988) đã hoàn toàn thành công với bài thơ tôn giáo đầu tiên nhan đề “Đêm Giáng sinh”, đăng trên tuần báo Văn Dàn, số đặc biệt Giáng sinh năm 1960. Để viết bài đó, ông đã đọc trọn cuốn Jésus en son temps (Dức Giêsu trong lịch sử) của văn hào Daniel Rops. Ông đã rung động và những rung cảm của ông đã thành thơ, do đó mà bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Bàng Bá Lân còn là tác giả bài thơ “Cầu nguyện Đức Mẹ”, dịch giả bài thơ “Ma paix et ma joie” của Thánh nữ Thérèse de l’Enfant Jésus.
Ông còn sáng tác bài “ Tê-rê-sa, tôi rất cám ơn người” và cuối cùng là bài “Cảm hóa”, bộc lộ ý hướng của mình với Thiên Chúa tình thương. Qủa thật ông đã lãnh bí lích Thanh tẩy trên giường bệnh tại gia đình ngày 11 tháng 2 năm 1988 và về cùng Thiên Chúa hằng sống ngày 20 tháng 8 năm 1988.
CÁC TÁC GIẢ KHÁC
Đưa Kinh Thánh vào thơ Việt vẫn là mối thao thức lớn nhất của người làm thơ. Sau những nỗ lực của các tác giả Tống Viết Toại (Phúc âm diễn ca, 1956), Mai Lâm (Thánh Vịnh toàn lập, 1958), Long Giang Tử (cũng Phúc âm diễn ca, 1975), nay cùng một thời điểm, bốn linh mục cao niên cùng đóng góp những thi phẩm Kinh Thánh mà các ngài đã nghiền ngẫm cả một đời:
• Linh mục An Sơn Vị với các tác phẩm: Ngũ kinh, Thánh vịnh Thánh ca, Tân ước (1993- 1998)
• Linh mục Maria Duce Xuân Văn ( Tuy Hòa, Phú Yên) với cuốn Sứ Diệp Tình Thương diễn tả cuộc đời Chúa Cứu Thế qua bốn sách Tin Mừng (Nxh. Thuận Hóa, 1998) gồm 9768 câu thơ lục bát, xứng đáng với chiều kích bốn Phúc âm tổng hợp.
• Linh mục Giuse Đinh Cao Thuấn, với các tác phẩm Trường Ca Cứu Dộ – Ca Vang Lời Chúa, Đường Về Đất Hứa (1998-1999).
• Linh mục J.B. Cao Vĩnh Phan, với Trường Ca Dân Chúa, lài liệu giáo lý Thánh Kinh bằng Thơ lục bát viết theo Histoire Sainte des Petits Enfants của văn hào Daniel Rops.
Ở thế hệ kế tiếp, Trăng Thập Tự, tức linh mục Võ Tá Khánh, hăng hái tiến liênvới ba tác phẩm đầu: Trường Ca An-rê Phú Yên (1994) với 924 câu thơ làm sống lại vị lử đạo tiên khởi Việt Nam vừa được phong chân phước ; Chùm thơ vinh quy tặng Chị (1997) chào mừng ngày tuyên phong Tiến sĩ Hội Thánh cho vị thánh trẻ Teresa Hài Đồng Giê Su; và Thơ Thánh Gioan Thánh Giá lần đầu tiên dịch Việt ngữ (1998). Trăng Thập Tự còn cho in cuốn Góp nhặt thơ Công giáo Việt
Tiếp theo xin kể một nhà thơ đồng bệnh với Hàn Mạc Tử và muốn nuôi chí Hàn Mạc Tử: Nhà thơ Đơn Phương, tác giả Vườn Xuân Thánh, kịch thơ sáu hồi về khởi nguyên vũ trụ, và Quân Tiên Hội (Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1991), kịch thơ năm hồi mà ba hồi là bổ sung phần còn thiếu trong tác phẩm Quần Tiên Hội viết dở dang của Hàn Mạc Tử.
MÓN NỢ QUÁ KHỨ: VÃN, TUỒNG CỦA CÁC TÁC GIẢ VÔ DANH
Đến đây chúng la còn phải gợi lại món nợ lớn đối với tiền nhân: cả một kho vãn và tuồng đạo do các tác giả vô danh để lại mà ta không biết đặt vào thời kỳ nào. Vãn và vè thuộc loại thơ, tuồng thì kết hợp cả văn xuôi và thơ. Từ hai cuốn Đại Nam Việt Quốc Triều Sử Kỷ và Vãn và Tuồng, ca hai đều do Nhà In Tân Định (Sài gòn) ấn hành, giáo sư Nguyễn Văn Trung đã rút ra một hảng liệt kê 40 tập vãn và 20 vở tuồng.
Chỉ lướt qua nhan đề của mấy tập vãn như sau, đủ hình dung được cái bầu khí trong lành, vui tươi, nhân nghĩa, đạo đức mà mảng văn chương công giáo bình dân này tạo nên chung quanh lớp quần chúng hưởng thụ nó: Giáng Sinh vãn, Dức Chúa Bà Tự Tích vãn; Vãn Đức Dà ( vãn dâng hoa, phải chăng do cụ Cử Thiện?,..); Vãn Mân Côi; Thánh tổ tông Gia-Cóp vãn; Đa-vít vãn; Giu- đa vãn; Tô-bia vãn; Cê-ci-lia đồng trinh tử đạo vãn; Thánh An-tôn vãn; Thánh Vi-tô Tử đạo vãn; Thánh A-lê-xù vãn; Hoàng hậu Sa-ve vãn; Vãn cha Minh và lái Gấm (tập này của Paulus Của), vân vân và vân vân …
Cho đến nay, cứ mỗi khi tháng mười trở lại. Tháng Mân côi Đức Bà, những vần thơ tự thuở nào, như
“ Vườn Rosa bao quanh trái đất,
Cảnh thiên nhiên thật rất diệu huyền…”
lại sống lại trong lòng giáo hữu, ngân vang giữa giáo đường, tái tạo một hiệp thông đằm thắm giữa các thế hệ xưa và nay… Chúng ta đã thấy và đã tiếc vì khá nhiều mất mát trong mảng thi văn bác học, nhưng lại đưực hù đắp phần nào vì những dấu tích của mảng văn chương công giáo bình dân như trên…
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: ĐỖ ĐÌNH THẠCH.
Sau cùng chúng tôi xin kết thúc bản lược trình này bằng một điển hình: Ông Phê-rô Đỗ Đình Thạch ( 1907-1970), con một gia đình quan chức bên lương, đi du học Pháp, đậu cử nhân sử học, viết báo, viết sách tiếng Việt và tiếng Pháp, kết thân với nhiều danh sĩ Pháp, như André Clide…Ông phải sớm hồi hương vì vấn đề tài chánh, nhưng chính trên đường về Việt Nam, giữa trời mây nước bao la, ông đã được lãnh bí tích Thánh tẩy (1932) với tên thánh bổn mạng là Phê-rô (Pierre) đồng nghĩa với tên riêng Thạch, do đó mà có bút hiệu Pierre Dỗ Đình. Hai tác phẩm của Jacques Maritain, triết gia công giáo thượng thặng, đã nuôi dưỡng tâm hồn ông trong chuyến đi “đổi đời” này.
Về nước, ông làm tổng thơ ký tòa soạn báo “Patrie Annamite” (Quê hương An nam), cho đăng tiểu thuyết Tiếng Đoạn Trường dịch lừ cuốn La Porte Etroite của A. Gide với tựa của Phạm Quỳnh trên báo Trung Bắc Tân Văn, viết bài cho Nam Phong và Bulletin de la Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin.Sau chuyến đi Pháp lần thứ hai, ông về nước dạy triết học và văn chương Pháp tại Viện Đại Học Huế, sau cùng làm chủ bút tờ Đối thoại: cả một đời cho văn nghệ…
Đỗ Đình Thạch nổi tiếng nhất với thi phẩm Pháp ngữ Le Grand Tranquille ( Đấng Thái Hòa) mà từ đất Pháp ông gởi về cho thân hữu nơi quê hương, đã được tiếp nhận hết sức nồng nhiệt và xuất bản rất trang trọng. Học giả Cung Giũ Nguyên nhân dịp giới thiệu văn học Việt Nam với trí thức Hoa Kỳ năm 1952 đã nhấn mạnh: “Trong Le Grand Tranquille, Đỗ Đình diễn ngâm thành thơ tuyệt diệu cuộc thảo luận nội tâm của một người Việt Nam lúc sắp trở lại đạo Công giáo” .Nhà bác học Pháp Maurice Durand khen ngợi: “Trong số những nhà thơ Việt Nam nổi tiếng ở Pháp, có PhạmVăn Ký (1916-1992) và Đỗ Đình Thạch được xem như một trong những thi nhân độc sáng và cầu toàn nhất.” . Còn dưới con mắt Võ Long Tê, Đỗ Đình Thạch là “một người đã giã từ đồi núi tuổi thơ để trèo lên những đồi núi tinh thần mà sống đạo, trước hết và trên hết là một nhà thơ của Nước Trời.
Và đó là điển hình của thi ca Công giáo Việt Nam hiện đại, nối tiếp những điển hình xa xưa như nữ sĩ Ca-ta-ri-na, thầy giảng Phan-chi-cô cựu hoà thượng, linh mục Lữ Y Đoan, thầy giảng Gio-an Thanh Minh v.v…
Xin kính chào và cảm ơn Quý vị.
Bổ sunq về sách chữ nôm của qiáo sĩ Maịorica (phần trên đây)
Theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Kính trong bài “Chữ Nôm Công giáo qua những tác phẩm của Majorica” (Tọa đàm tại Huế ngày 24/10/2000), bộ sách chữ Nôm của Majorica đến nay ở Việt
PHẠM ĐÌNH KHIÊM