Trong những tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội cho chúng ta nghe những đoạn lời Chúa nói về ngày cánh chung, ngày Chúa trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nhưng, ngày ấy lại là một ngày không ai có thể biết được, một ngày đầy bất ngờ.
Trang Tin mừng hôm nay không đơn thuần chỉ là vấn đề những người Biệt phái và Pharisêu xét nét các môn đệ và kêu trách Đức Giêsu, và việc “không cần ăn chay” cũng chẳng phải là điều Đức Giê-su muốn nói. Vì thực ra, trong khi rao giảng Tin mừng, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ có thứ quỉ mà phải ăn chay cầu nguyện mới trừ được, và chính Ngài, trước khi thi hành sứ vụ công khai, Ngài cũng đã cầu nguyện ăn chay bốn mươi đêm ngày. Vậy Ngài muốn nói điều gì ở đây? Thực ra, qua sự việc xem ra rất đơn thuần ấy, Đức Giêsu muốn nói đến một điều chính yếu khác – Ngài muốn mặc khải nước trời và mầu nhiệm nước trời qua các hình ảnh chàng rể và bạn hữu, áo cũ – áo mới cũng như rượu cũ – rượu mới.
Chúa Giêsu nhắc nhở cho chúng ta về triều đại của Ngài sẽ đến và Ngài còn cho chúng ta biết những hình ảnh đó qua câu chuyện của ông Lót và ông Nôê. Dù được cảnh báo và được hối thúc hết sức khẩn thiết, bà Lót đã dùng dằng mãi mới có thể cất bước ‘sơ tán’ khỏi thành phố Xô-đôm sắp bị tiêu huỷ. Thế nhưng lòng vẫn tiếc cơ đồ sản nghiệp do công khó ba đời làm ra phải bỏ lại, bà Lót không tuân theo lời của thiên sứ, đã “quay đầu lại” nhìn Xô-đôm và bị hoá thành tượng muối chôn chân nơi hoang địa. Câu chuyện bà Lót vẫn mãi mãi là bài học và là một lời cảnh báo cho chúng ta. Lòng ham mê lạc thú, của cải vật chất có thể khiến chúng ta bị “hoá đá”, chôn chân nơi “những sự đời này” và không còn nhạy bén với lời mời gọi của đời sống thiêng liêng nữa.
Đứng trước sự kiện như thế, con người cần phải chuẩn bị như thế nào? Chúng ta cần trở lại với con người đích thực, với bản tính nguyên thủy của chúng ta khi chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng nên “mọi sự đều tốt đẹp”. Chúng ta chỉ trở nên tốt đẹp khi chúng ta dám ra khỏi mình là thân yếu hèn và đầy tội lỗi và từ đó chúng ta biết hướng đến những người xung quanh. Đây cũng là điều mà mỗi người cần chuẩn bị để đón chờ triều đại của Chúa trong niềm vui và hân hoan chứ không phải trong lo lắng hay sợ hãi.
Họ nói với Người: “Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống! “34Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?35 Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay.”
Đức Giêsu thường ví nước trời và sự hiện diện của Người như một bữa tiệc cưới mà trong đó Ngài chính là chàng rể (x. Mt 25, 1 – 12; Lc 14, 15 – 24). Một bữa tiệc, nhất là tiệc cưới, về mặt ý nghĩa thì bao giờ cũng phấn khởi và tràn đầy niềm vui, bởi nó trình bày, tỏ lộ cho mọi người biết đỉnh cao của tình yêu giữa hai người và tình yêu ấy, niềm hạnh phúc ấy của hai người chảy tràn đến nỗi họ muốn chia sẻ với mọi người. Nước của Thiên Chúa là nước của tình yêu, một tình yêu không biên giới, tình yêu đích thực hoàn toàn vô vị lợi. Tình yêu làm phấn khởi lòng người như “men nồng rượu mới làm vui say thực khách”. Tâm hồn con người sống trong nước tình yêu của Đức Ki-tô thì phóng khoáng không xét nét, không so đo tính toán. Họ giữ luật chủ động như con người tự do chứ không như nô lệ.
37 “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư.38 Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Đức Giê-su là Lời, là “rượu mới” của Thiên Chúa, mà muốn đón nhận, tâm hồn con người phải hoàn toàn là mới, là rỗng; hay nói khác đi, con người cũ với đầy những thành kiến, quan điểm, tri thức, sự khôn ngoan thế tục – con người với cái tôi bành trướng thì không thể thu nạp, tiếp nhận được Lời – sự khôn ngoan của Thiên Chúa được, và Lời Chúa sẽ ra vô ích, như chiếc bầu da cũ kia bị vỡ làm rượu chảy mất và bầu cũng hư.
39 Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: “Rượu cũ ngon hơn.” Cố chấp trong cái cũ, bảo thủ trong cái tôi, coi mình là nhất, là hoàn hảo, người ta dừng lại và không khám phá được những cái mới, những điều hay, điều mới mẻ, điều tuyệt diệu của vũ trụ, vạn vật, của tâm hồn, của con người luôn biến thiên chuyển động và phát sinh phong phú nhờ tình yêu của Lời tác động. Phép lạ nơi tiệc cưới Canaan của Đức Giê-su như một minh họa cho dụ ngôn hôm nay: Đức Giê-su là “rượu mới” đã phá tan quan điểm bảo thủ của người Do-thái: “rượu cũ ngon hơn”, bởi ai cũng ngạc nhiên vì những chum rượu ngon tràn trề mà Đức Giê-su ban tặng.
Khi nghe trang Tin Mừng này, ta cảm thấy bối rối, lo lắng và sợ hãi. Bởi vì con thấy mình vẫn chưa sẵn sàng đón nhận triều đại của Ngài. Giờ đây ta thấy không còn là mình của ngày đầu mà Chúa tạo dựng nên ta. Ta chẳng bao giờ làm tốt cho người khác mà thay vào đó ta chỉ biết chính mình, ta sẵn sàng đạp lên người khác để mà đạt được mục đích của mình.
Lời Chúa hôm nay cho ta biết rằng ngày tận thế sẽ không được báo trước và biết trước, nhưng sẽ “như kẻ trộm bắt chợt anh em” (1Tx 5,4). Chính vì thế, việc gắn bó theo thánh ý Chúa, chân thành với chính mình và bác ái với tha nhân là thái độ sẵn sàng, tỉnh thức cần thiết. Có như thế, ngày Chúa đến sẽ không còn là nỗi sợ hãi, nhưng là ngày của niềm vui vì được kết hợp với Chúa trên Nước Thiên Đàng.
Hôm nay mỗi người chúng ta cần nhìn lại mình với tinh thần khiêm hạ. Xin Thần Khí thanh tẩy làm mới lại tâm hồn chúng ta, cho chúng ta biết vét rỗng chính mình, để ân sủng, tình yêu và sự hoan lạc của Chúa chảy tràn vào tâm hồn chúng ta, để ánh sáng và sự khôn ngoan của Lời Chúa chiếu rọi vào tâm hồn chúng ta, và qua chúng ta tha nhân cũng được hưởng niềm vui và sự bình an của nước Thiên Chúa.
Huệ Minh