“ … Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (Mc 4,38)
Kinh Thánh nhìn nhận thân xác cần được nghỉ ngơi và tiên liệu để dân chúng có được thời giờ nghỉ ngơi.
Chúa Giêsu Kitô cần nghỉ ngơi: “Ở đấy có giếng của ông Giacob, người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng …” (Ga 4,6 x. Mc 4,38 6,38 Lc 9,58).
Dự liệu để nghỉ ngơi:
– Cần nghỉ ngơi Chúa Giêsu sau khi hóa bánh ra nhiều, đã bảo các tông đồ: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31 x. Tv 23, 2-3 Cn 17,1 Gv 4,6 Mt 11,28-30).
![]() |
– Ngủ để nghỉ ngơi: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (Tv 4,6 x. Tv 127,2 Gv 5,12).
– Tiên liệu ngày thứ bảy để nghỉ ngơi: “Trong sáu ngày ngươi sẽ lao động, nhưng ngày thứ bảy ngươi sẽ nghỉ, dù đang vụ cày hay vụ gặt, ngươi cũng sẽ nghỉ” (x. Xh 34,21). “Ngày Sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabát” (Mc 2,27 x. Xh 20, 8-11 // Đnl 5,12-15 Xh 31,15 35,2 Lv 23,3 Nkm 13,15 Is 58,13-14).
Mục đích của việc nghỉ ngơi:
– Để phục hồi sức mạnh, vì “xác thân rã rời mà chẳng được nghỉ ngơi” (Ac 5,5) “nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh” (Is 40,29-31).
– Để được bình an: “Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi” (Tv 3,6 x. Mt 6,25-36 G 11,18-19 Tv 16,8 Cn 3,24 Pl 4,6-7).
Đặc tính của nghỉ ngơi:
– Hết chiến tranh: “Ông Giosuê đã ban đất đai ấy làm gia nghiệp cho Israel … và xứ sở được sống yên hàn, hết nạn chiến tranh” (Gs 11,23 x. Ga 14,15 1V 5,4 1Sb 22,9 Tv 46,9-10 Cn 1,33 1Pr 3,8).
– Hết sợ hãi: “như khi tàu gặp bão, nhưng Chúa Giêsu đang “dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (Mc 4,37-38 // Mt 8,24-25 // Lc 8,23-24 x. St 32,14 Tv 127,2 Mk 4,4 Mt 6,31 // Lc 12,29)
– Hết lo âu: “Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5,7 x. Mt 6,25 Pl 4,6).
– Có Chúa hiện diện: “Đức Chúa phán: đích thân Ta sẽ đi và Ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi” (Xh 33.14 x. Đnl 33,27 Mt 11,28).
– Cảm nhận được sự an toàn: “là kẻ được Thiên Chúa yêu thương, nó sống yên hàn ở bên Người” (Đnl 33,12 x. Cn 19,23).
– Cảm thấy an toàn khi chết: “Ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa ! Thần Khí phán: phải họ sẽ được nghỉ ngơi không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ” (Kh 14,13 x. Đnl 31,16 G 3,13-17).
Mất nghỉ ngơi:
– Vì bận rộn làm ăn: “Công vất vả ngược xuôi: làn gió thoảng, ky cóp mà chẳng hay ai sẽ hưởng dùng” (Tv 39,7 x. St 31,40 Gv 1,13 2,23 8,16 Lc 2,1,34).
– Vì xung đột, như thánh Phaolô ở Macêđônia (2Cr 7,5 x. Ac 5,3 2Cr 6,5 11,27).
– Vì phiền muộn: “… Tôi kiệt lực vì than vãn, tôi chẳng tìm được sự an nghỉ” (Gr 45,3 x. G 3,26 Tv 77,4 Đn 6,18).
– Vì tội lỗi không được xưng thú: “Bao lâu con lặng thinh, không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét …” (Tv 32,3-5 x. St 4,12 Đnl 28,65-67 Is 48,22 57,20-21 Kh 14,11).
– Vì bệnh tật: “Ban đêm, xương cốt tôi đau như bị chọc thủng, các vết thương nhức nhối khôn nguôi” (G 30,17 x. G 7,4.5).
Lm. Phạm Quốc Túy – Giáo phận Phú Cường
“ … Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (Mc 4,38)
Kinh Thánh nhìn nhận thân xác cần được nghỉ ngơi và tiên liệu để dân chúng có được thời giờ nghỉ ngơi.
Chúa Giêsu Kitô cần nghỉ ngơi: “Ở đấy có giếng của ông Giacob, người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng …” (Ga 4,6 x. Mc 4,38 6,38 Lc 9,58).
Dự liệu để nghỉ ngơi:
– Cần nghỉ ngơi Chúa Giêsu sau khi hóa bánh ra nhiều, đã bảo các tông đồ: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31 x. Tv 23, 2-3 Cn 17,1 Gv 4,6 Mt 11,28-30).
![]() |
– Ngủ để nghỉ ngơi: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (Tv 4,6 x. Tv 127,2 Gv 5,12).
– Tiên liệu ngày thứ bảy để nghỉ ngơi: “Trong sáu ngày ngươi sẽ lao động, nhưng ngày thứ bảy ngươi sẽ nghỉ, dù đang vụ cày hay vụ gặt, ngươi cũng sẽ nghỉ” (x. Xh 34,21). “Ngày Sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabát” (Mc 2,27 x. Xh 20, 8-11 // Đnl 5,12-15 Xh 31,15 35,2 Lv 23,3 Nkm 13,15 Is 58,13-14).
Mục đích của việc nghỉ ngơi:
– Để phục hồi sức mạnh, vì “xác thân rã rời mà chẳng được nghỉ ngơi” (Ac 5,5) “nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh” (Is 40,29-31).
– Để được bình an: “Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi” (Tv 3,6 x. Mt 6,25-36 G 11,18-19 Tv 16,8 Cn 3,24 Pl 4,6-7).
Đặc tính của nghỉ ngơi:
– Hết chiến tranh: “Ông Giosuê đã ban đất đai ấy làm gia nghiệp cho Israel … và xứ sở được sống yên hàn, hết nạn chiến tranh” (Gs 11,23 x. Ga 14,15 1V 5,4 1Sb 22,9 Tv 46,9-10 Cn 1,33 1Pr 3,8).
– Hết sợ hãi: “như khi tàu gặp bão, nhưng Chúa Giêsu đang “dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (Mc 4,37-38 // Mt 8,24-25 // Lc 8,23-24 x. St 32,14 Tv 127,2 Mk 4,4 Mt 6,31 // Lc 12,29)
– Hết lo âu: “Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5,7 x. Mt 6,25 Pl 4,6).
– Có Chúa hiện diện: “Đức Chúa phán: đích thân Ta sẽ đi và Ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi” (Xh 33.14 x. Đnl 33,27 Mt 11,28).
– Cảm nhận được sự an toàn: “là kẻ được Thiên Chúa yêu thương, nó sống yên hàn ở bên Người” (Đnl 33,12 x. Cn 19,23).
– Cảm thấy an toàn khi chết: “Ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa ! Thần Khí phán: phải họ sẽ được nghỉ ngơi không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ” (Kh 14,13 x. Đnl 31,16 G 3,13-17).
Mất nghỉ ngơi:
– Vì bận rộn làm ăn: “Công vất vả ngược xuôi: làn gió thoảng, ky cóp mà chẳng hay ai sẽ hưởng dùng” (Tv 39,7 x. St 31,40 Gv 1,13 2,23 8,16 Lc 2,1,34).
– Vì xung đột, như thánh Phaolô ở Macêđônia (2Cr 7,5 x. Ac 5,3 2Cr 6,5 11,27).
– Vì phiền muộn: “… Tôi kiệt lực vì than vãn, tôi chẳng tìm được sự an nghỉ” (Gr 45,3 x. G 3,26 Tv 77,4 Đn 6,18).
– Vì tội lỗi không được xưng thú: “Bao lâu con lặng thinh, không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét …” (Tv 32,3-5 x. St 4,12 Đnl 28,65-67 Is 48,22 57,20-21 Kh 14,11).
– Vì bệnh tật: “Ban đêm, xương cốt tôi đau như bị chọc thủng, các vết thương nhức nhối khôn nguôi” (G 30,17 x. G 7,4.5).
Lm. Phạm Quốc Túy – Giáo phận Phú Cường