Nghèo – Hèn – Tầm nhìn ngỏ nhen – Cuộc sống tối đen

Nghe Giáo xứ tớ có việc xây dựng, ưu tiên người nghèo- công việc thất thường để làm thợ phụ, như cách tạo công ăn việc làm cho họ, lương trả như người ta trả, ở mức cao theo thời giá han hiếm. Cha Bác kể câu truyện kể câu truyện ‘nóng hổi’ cũng liên quan đến chỉnh chang Đất Thánh, không phải xây Kim tĩnh mà là tường rào, nghĩa là công việc nhiều hơn, lâu hơn; cũng ‘tế nhị’ giúp người nghèo trong xứ nhưng… bực thêm.

1. Ở giáo xứ gia cảnh Anh thuộc diện nghèo đội xổ. Không có trình độ, chẳng có tay nghề chuyên môn, cái ‘vốn’ cuối cùng là sức khỏe xem ra cũng mong manh vì hay rượu… Lâu lâu có công việc chung của giáo xứ, cha bảo kêu Anh làm một tay. Người ta làm thì ‘công phúc’, còn Anh thì cha xứ tế nhị dúi riêng ít trăm… Lúc đầu anh ngại từ chối, cha bảo: ‘kể như tôi tặng anh, chỉ xin anh kinh kính mừng’.

Khi Giáo xứ cần chỉnh chang xây tường khu Đất Thánh, cha xứ bảo cần thợ xây thôi, còn thợ phụ tìm người trong xứ. ‘Chất lượng’ có thể kém tý vì yếu tay nghề và yếu cả sinh lực… nhưng không sao. Cha xứ dự tính tính xong công trình còn thưởng thêm cho những người nhiệt tình

Cuối tuần đầu tính công theo thời giá, sau khi tham khảo thực tế như các nhà thầu trả (công thợ chính 400 ngàn’ngày; thợ phụ 250- 300 ngàn/ngày), Cha xứ cùng ông Ban hành giáo phụ trách đến nhà Anh một phần trả công, ở mức cao 300, một phần thăm hỏi.

Anh nghèo cảm ơn cha rối rít…

Rồi than…

Anh bảo bữa nay làm đuối sức quá!…

Cũng đúng thôi, bức tường xây dở, bảo làm luôn cho xong, khỏi làm ca chiều. Bữa đấy ‘lố’ hơn tiếng ca sáng nhưng lại ‘lời to’ khỏi làm ca chiều 4 tiếng, công vẫn tính đủ.

Hỏi Anh có ý kiến gì… Anh không ý kiến nào, chỉ xin khiếu làm cho Nhà xứ vì lỡ hứa làm chỗ khác.

Cái ‘bực thêm’ của Cha bác ở chỗ này.

Ngày cuối tuần nhậu, Anh trách bác thầu kêu giúp các thợ chính đến xây (một trong những bác thầu được cha xứ hỏi trả công nhật), đại khái có giọng khó chịu bảo có người đang trả công phụ 350 ngàn ai cho ‘mày’ ấn định có 300….

Cái ‘bực thêm’ ở chỗ này: Anh thầu vốn bổn Đạo mới đang sống trong giai đoạn ‘hào quang’ Thánh ân… Vì nể và quý mến cha xứ, Anh đã hy sinh mấy thợ chính xây ngon nhất, thậm chí anh cũng bỏ cả việc của mình để ra làm ‘công đức’ trong những buổi đầu hay ngày nghỉ Chúa Nhật…

Anh đang rất vui- hạnh phúc vì được chia sẻ công việc chung của Giáo xứ như cách Tạ ơn Chúa, thế mà Anh thầu bị chính bổn Đạo gốc tạt gáo nước lạnh, tính toán từng ly…

Đáng buồn hơn, mượu rượi có lần Anh ra Đất Thánh la chửi vô cớ ông Ban hành giáo phụ trách công việc chỉnh chang Đất Thánh, đáng vai chú bác.

2. Nhớ đến Thầy Giêsu, nhớ đến Dụ ngôn kêu thợ làm vườn nho của Thầy.

Ông chủ vườn tốt bụng ra khu ‘chợ người’- nơi tập chung những người nghèo thất nghiệp, không có việc làm ổn định… Ông kêu người vào làm công, ngay từ giờ đầu trong ngày.

Giờ hai, giờ ba… ông tiếp ra ‘chợ người’, vẫn tiếp nhận những phận người nghèo khổ giúp họ công ăn việc làm.

Giờ cuối trong ngày, ông ra ‘chợ người’ vẫn thấy người còn đó.

– Sao anh đứng đây suốt ngày không làm gì ?

– Thưa ông, vì không ai mướn chúng tôi !

Ông mời họ tiếp vào làm vườn nho, dù sắp hết ngày…

Chiều tính công, Ông trả công hậu hĩnh, tất cả đều trả như nhau.

Vấn đề phát sinh, những người làm giờ đầu bắt đầu ghen tỵ, đố kỵ khi thấy người khác làm ít giờ cùng được hưởng công nguyên ngày như mình.

Họ cằn nhằn Chủ vườn: – Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ thế mà ông lại coi họ ngang hành với chúng tôi là những người làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng niêu thiêu đốt !

Chủ vườn trả lời: – Này Bạn, tôi đâu xử bất công với Bạn, tôi vẫn trả công đúng như thỏa thuận với Bạn. Chẳng nhé tôi lại không có quyền quyết định về những gì là của tôi ư ?! Hay Bạn thấy tôi tốt bụng lại tỏ ra ghen tức. (x. Mt 20, 1-16).

3. Nếu ai làm nông công nhật, phải kiếm sống hàng ngày; ngày nào không có việc, không ai thuê ngày đó đời sống thiếu thốn, khó khăn thêm trong việc đảm bảo cuộc sống thì sẽ thấy biết ơn lắm, mang ơn nhiều nếu ai đó gọi làm công, lại trả công hậu hĩnh.

Ngay giờ đầu kiếm được việc làm… đã là hồng phúc lớn, tránh cảnh hồi hộp, lo lắng về cơm áo ngạo tiền trong ngày

Tại sao những người thuê làm vườn nho giờ đầu lại lẩm bẩm những người làm trễ nhận tiền công như họ trong khi tiền họ nhận đúng với thỏa thuận?

Tại sao họ cằn nhằn ông chủ, người mà- biết đâu buổi sáng họ coi là ân nhân, còn thầm hứa lòng sẽ biết ơn ông chủ mãi bởi ông không những cho họ có công ăn việc làm mà còn trả công hậu hĩnh ?

Giả như những người đến sau được trả bằng hay ít hơn 1 quan tiền cũng chẳng ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, vì ông chủ vẫn sòng phẳng như giao kết, thế sao họ lại cằn nhằn bực tức ông chủ?.

Bởi vì họ nhỏ nhen, ghen tỵ !

Nếu họ không ghen tỵ, nhỏ nhen họ sẽ khen ngợi ông chủ rộng lượng, sẽ chúc mừng các bạn đồng nghiệp- đồng chí- đồng cảnh ngộ.



Song bởi họ nhỏ nhen ghen tị nên họ đánh mất đi niềm vui vì được Chủ gọi làm và trả công hậu hĩnh. Lòng ghen tỵ gia tăng nỗi buồn khổ. Chắc chắn nỗi thống tâm này còn kéo dài sau giờ trả lương, biết đâu làm họ bức rứt không ngủ được đêm ấy và nhiều đêm khác.

Vô tình, lòng ghen tỵ đã biến lòng tốt- hình ảnh ông Chủ vốn tốt thành ông chủ bủn xỉn, bất công; phân mảnh anh chị em vốn ‘đồng chí” thành kẻ xa lạ, đáng ghét.

4. Trở về với Anh nghèo làm Cha bác ‘bực thêm’…

Thật ra Anh nghèo nói ‘ai đó’ trả công 350 cũng có lý. Cuối năm thiếu thợ phụ, để đảm bảo tiến độ thi công ai đó chấp nhận; hoặc cũng có nhà giầu kêu vào dọn dẹp nhà cửa, có thể công trả cao hơn nữa, như cách giúp đỡ tế nhị…

Cuộc sống chỉ biết cái lợi trước mắt- cái ‘duy vật’ kiểu… ‘thằng Bờm’… thì cuộc sống, đất nước này không bao giờ thoát cảnh ‘đời thằng Bờm’, thoát cảnh nghèo mãi, hâm hâm mãi và nên trò cười cho thiên hạ luôn !…

Tớ thấy rõ thêm lý do gia đình Anh tại sao vẫn ‘u lì’ trong gia cảnh nghèo !

Tớ hiểu thêm đất nước ‘rừng vàng biển bạc’ và Con người Việt Nam được viên toàn quyền Đông dương Paul Doumer trân trọng và đánh giá có nhiều ‘phẩm chất ưu trội’, có thể nói đứng đầu đầu khu vực, nếu không muốn nói thuộc hàng đầu châu lục, thậm chí chỉ có người Nhật mới sánh được với người An Nam[1]

Thế mà đất nước gần nửa thế kỷ ‘giải phóng’, không còn tiếng súng vẫn nghèo !…

Nghèo vật chất, nghèo cả nhân cách tín uy, đứng chót bảng về tính trung thực[2], trộm cắp hoành hành đến độ ngay cả thùng rác, ghế mây cũ kỹ, thùng nước miễn phí cho người đi đường phải khóa, hở là mất[3]

Môi trường giáo dục đầy bất an… Hiện đang tiếp bể ung nhọt hôi thối khiến không ít phụ huynh tởm lợm. Chẳng hạn đang hot những vụ tát học sinh hàng trăm cái phải đi nhập viện, cô giáo tát học sinh… gẫy răng; hiệu trưởng trường dân tộc nội trú ở phú thọ làm trò dâm dục bỉ ổi với nhiều học sinh nam…

(Nói ‘đang tiếp’ bởi ngay trước đó đã bể nhiều vụ tai tiếng: Bắt nữ giáo viên đi tiếp khách; tiêu cực trấn động trong thi cử ở Hà Giang và nhiều tỉnh khác; bắt cô giáo quỳ xin lỗi; cô giáo dạy toán ‘uy quyền’ đến lớp không giảng bài…)

Vị thế trên nghị trường quốc tế thuộc top đội sổ[4], nổi tiếng về gian cắp, bắt cóc…

Và tớ thấm thía thêm sự nguy hại của kiêu tớ ‘đỉnh cao trí tuệ’, sự băng hoại đạo đức… khi ‘bắt’ cả nước làm ‘tín đồ’ mãi lú (Mac- Lê).

Mừng Chúa Giáng Sinh, thế nhân lại nghe câu vang vẳng từ thiên ca:

Vinh Danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Thiện Tâm’

Tớ xem ‘sứ điệp’ Mừng Chúa Giáng sinh trên như ‘chia khóa’ thoát khỏi ‘tâm hèn nhỏ nhen ’, thoát nô lệ ‘mãi lú’ duy vật… Rồi sẽ được giải phóng khỏi đêm đen để đến chân trời Ánh Sáng Chân- Thiện- Mỹ nơi Đấng Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Lm. Đaminh Hương Quất

[1]‘‘Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc chung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La không thể chống lại được họ. Không một quốc gia nào trong Đế Quốc các xứ Ấn Độ có nhiều phẩm chất như họ. Phải tới Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc xa xưa. Cả hai đều thông minh cần cù và dũng cảm (…) So với các dân tộc khác ở Châu á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc…’ (x.Pual Doumer, Xứ Đông Dương (hồi ký); trang bìa cuối, NXB Thế giới, năm 2016.

[2]x.tapchivietkieu.info

[3]x. tuoitre.vn

[4]Xét trên Hộ Chiếu, VN thuộc loại ‘kém quyền lực’, thua cả đàn em Camphuchia. ndh.vn

Exit mobile version