Mù thể xác – Sáng tâm linh

Tin Mừng của ngày thứ hai tuần Chúa Nhật 33 Thường niên hôm nay nóivề việc Chúa Giê-su chữa lành người mù tại Giê-ri-khô khi Ngài đến gần nơi đó. Thánh Matthêu và Máccô lại đặt phép lạ này xảy ra khi Chúa ra khỏi thành ấy. Có thể đây là dụng ý của Thánh sử Luca khi đặt phép lạ này ngay bên cạnh ơn trở lại của Gia-kêu.

Trang Tin Mừng mà hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người mù thành Giêricô. Ðây không phải là dụ ngôn, mà là biến cố có thật. Chúng ta có thể quan sát hai thái độ thực hành.

Trước hết là thái độ của những người cản trở không cho anh mù gặp gỡ Chúa, những người này cho rằng chỉ có họ mới được quyền đi bên cạnh Chúa.

Thái độ của những người cản trở không cho anh mù đến với Chúa Giêsu, dường như thể chỉ có họ mới có quyền hay đặc quyền theo bên Chúa. Còn người mù ăn xin kia không có phẩm giá, không được kính trọng và không có quyền làm phiền Chúa, không có quyền đi theo Chúa. Ðây là những người độc quyền và muốn giới hạn hành động của Thiên Chúa theo những tiêu chuẩn phàm trần do chính con người đặt ra. Trong mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa trên bình diện của sự thông ban ân sủng cứu rỗi, con người không thể cậy dựa vào quyền lợi của mình mà đòi buộc Thiên Chúa phải làm như thế này hay như thế nọ. Tất cả là ân sủng nhưng không của Thiên Chúa, không ai có quyền giới hạn ân sủng đó cho riêng mình hay trong phạm vi mà mình muốn mà thôi.

Thật ra, trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa, trên bình diện thông ban ân sủng, cứu rỗi, con người không thể cậy dựa vào quyền lợi của mình mà đòi hỏi Thiên Chúa. Tất cả đều là ân sủng nhưng không của Thiên Chúa, không ai có quyền dành lại ân sủng đó cho riêng mình.

Đám đông quần chúng: Một đám rất đông người đi ngang qua anh. Anh mù, nhưng lại biết, vì tai anh rất thính. Anh bèn cất tiếng hỏi họ có chuyện gì vậy. Khi Thánh sử dùng chữ “ đám đông đi qua” như muốn nói thiên hạ chẳng quan tâm đến người ăn xin vệ đường và chuyện của họ như chẳng ăn nhập gì đến anh cả. Họ cho rằng anh biết để làm gì, vì anh chẳng thấy gì cả. Khi nghe anh hỏi, có một người nào đó trả lời cho anh. Họ trả lời cho xong hoặc để khỏi nghe anh lải nhải hỏi mãi. Họ nói : Có Giê-su Na-da-rét đi qua (37). Nghe thấy thế, anh liền kêu gọi Giê-su, nhưng đám đông lại quát nạt, ra lệnh cho anh im lặng. Hành động “ quát nạt, ra lệnh” chứng tỏ họ có uy quyền để ngăn cản anh. Họ không muốn anh gia nhập vào xã hội loài người ( vì cho rằng anh bệnh mù là do tội lỗi mà ra) và cả một đám đông không ai muốn giúp anh gặp Chúa Giê-su .

Đây cũng là thái độ thường gặp nơi chúng ta. Nhiều lần chúng ta đã chẳng quan tâm đến đau khổ của người anh em, còn quát nạt và ngăn cản họ đến với Chúa để được chữa lành. Chúng ta ngăn cản bằng chính lời nói, hành vi thiếu bác ái hay gây gương mù, gương xấu làm méo nó khuôn mặt của Chúa Giê-su trong cuộc đời ta.

Thái độ thứ hai chúng ta có thể nhận thấy nơi anh mù. Ý thức thân phận của mình, anh không có gì để khoe khoang hay đòi hỏi, nhất là đòi hỏi Thiên Chúa, mà anh chỉ khiêm tốn cầu xin: “Lạy ông Giêsu, con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi”.

Và thái độ thứ hai là thái độ chúng ta quan sát thấy nơi anh mù ngồi ăn xin bên vệ đường gần thành Giêrikhô. Ý thức thân phận của mình, không có gì để khoe khoang hay đòi hỏi, nhất là đòi hỏi Thiên Chúa, anh mù chỉ khiêm tốn kêu xin: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi”. Người ta càng ngăn cản thì anh càng la to hơn: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi”. Sự mù lòa thể xác và nghèo hèn vật chất không phải là một ngăn trở không cho con người gặp gỡ Thiên Chúa và lãnh nhận ơn lành của Ngài, và từ ơn lành cho thể xác mù lòa: “Lạy Ngài, xin cho con được nhìn thấy”.

Anh mù đã tiến thêm một bước quan trọng thứ hai là theo Chúa và ca tụng Thiên Chúa, đến độ những kẻ chung quanh cũng được khuyến khích làm theo như vậy. Tác giả Phúc Âm theo thánh Luca đã chú ý ghi lại chi tiết: “Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Chúa và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa”. Ðược Thiên Chúa chữa lành, anh mù được sáng mắt kia đi theo Chúa.

Trong Tin Mừng cũng có trường hợp con người được Thiên Chúa làm phép lạ, ban cho ơn lành nhưng rất ít người có phản ứng như anh mù này: “Anh đi theo Chúa và ca tụng Thiên Chúa”. Anh làm cho nhiều người bị lôi cuốn ca tụng Thiên Chúa như anh vậy. Anh đã sống trọn vẹn điều mà chúng ta có thể diễn tả qua từ ngữ “Sống trọn vẹn ơn gọi Kitô”. Theo Chúa, ca tụng Chúa và làm cho anh chị em chung quanh ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Chúa Giêsu với các đồ đệ của Ngài như được ghi lại nơi Phúc Âm thánh Mátthêu chương 5,16 như sau: “Ánh sáng của anh em phải chiếu dọi cho mọi người để họ xem thấy việc lành của anh em mà ngợi khen Cha của anh em ở trên trời”.

Anh bị mù về thể xác nhưng con mắt tâm hồn rất sáng. Anh nhạy bén và khao khát đi tiềm chân lý. Nghe tiếng ồn ào lạ thường của đám đông hôm nay, anh đoán có chuyện lạ xảy ra. Lòng ước muốn của anh được đáp trả bằng lời của một người nào đó về con người Giê-su, một vị Thầy mà có lẽ anh đã nghe nói tới hơn một lần. Khi vừa nghe tin đó, anh liền kêu lên : “ Lạy Ông Giê-su, con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi” ( 38). Một lời cầu xin hòa trong lời tuyên xưng về danh phận Mê-si-a của Chúa Giê-su “ Con Vua Đa-vít”. Mặc dầu bị quát nạt, bị che lấp bởi tiếng ồn của quần chúng, anh cố kêu to hơn. Tiếng kêu của anh nói lên lòng xác tín và đụng chạm tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Cuối cùng, lòng tin của anh đã được tưởng thưởng, được sáng con mắt thân xác,nhờ ánh sáng của con mắt đức tin.

Anh bị xã hội con người loại bỏ, nhưng Thiên Chúa đã giơ tay cứu vớt anh và đưa anh trở về với xã hội của con Thiên Chúa “ Anh nhìn thấy, theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa đã thực hiện cho chính mình chỉ vì Tình Yêu, chứ không do công trạng. Lòng tin của anh đã khiến cho toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa và Thiên Chúa được tôn vinh ( 43).

Anh là chứng nhân của Tình Yêu Thiên Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Tình Yêu ấy bằng chính đời sống của mình. Có lẽ trong đời sống Ky-tô hữu, chúng ta cần học đòi gương này nơi anh. Nhất là trong Năm Đức Tin, niềm tin kéo theo niềm tin. Anh đã khao khát, thao thức chạy kiếm Thiên Chúa trong đức tin, là hình ảnh mà ngày nay con người đang chối từ, loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống của họ.

Sự mù lòa thể xác và nghèo nàn vật chất không phải là một ngăn trở con người gặp gỡ Thiên Chúa và lãnh nhận ơn lành của Ngài. Từ ơn lành cho thể xác mù lòa: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được”, anh mù đã tiến thêm một bước quan trọng, như tác giả Luca ghi lại: “Tức khắc anh thấy được và theo Chúa, vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa”. Anh mù đã sống trọn ơn gọi Kitô của mình; anh đã thực hiện lời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ Ngài: “Ánh sáng của các con phải chiếu soi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc lành các con làm, mà tôn vinh Cha các con Ðấng ngự trên trời”.

Con người đã được Thiên Chúa sáng tạo đặt vào trong hiện hữu và cuối cùng sẽ trở về cùng Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Trong thời gian chờ đợi ngày trở về này, mỗi người chúng ta phải sống như thế nào? Chúng ta hãy đối chiếu cuộc sống chúng ta với Lời Chúa, nhưng không phải chỉ đối chiếu, mà còn cần phải sửa chữa, vứt bỏ những gì không phù hợp với lời dạy của Chúa.

Huệ Minh

Exit mobile version