Bất định, đó là một trong hai: vịtrí hay tốc độ, năng lượng haythời gian của một hạt tử, màta không thấy chính xác (flou quantique). Và cũng không thể tính trướcrằng một hạt bắn đi sẽ xuyên quatấm bia hay dội 145. Nói chi đến sựphức tạp và vô cùng tinh tế củasự sống. Biến dịch vẫn có quy luậtcủa dịch biến, nhưng quy luật ấy tinhvi quá, khó xác định. Những địnhluật đơn giản chỉ có thể áp dụng“chung chung,” áp dụng cho số nhiều, thành“Quy luật của những con số lớn”(Loi des grands nombres), nên có lẽ phảimang tính xác xuất (calcul deprobablité)vào ứng phó.
Vâng, tất cả không đơn giản, nhưhai với hai là bốn. Hai với hai đúngbốn chỉ có trong lý trí chúng ta. Vàcũng chỉ trong lý trí chúng ta mớicó đường thẳng vô tận, khi màtrong thực thế, tới một độ dàinào đó, đường thẳng phảicong đi trong một vũ trụ hình cầu. Ðểhiểu được vũ trụ này, lýtrí phải mềm lại để dễ ưốntheo những đường cong của nó.Và thay vì lô dích nhị phân, quá cứngnhắc với Có (dòng điện qua) vàKhông (dòng điện ngừng), ngườita phải chuyển sang lô dích mờ củanhiều độ đúng và sai, nhiều độcó và không. Thí dụ, để phânbiệt một người trẻ hay già, nếutheo lô dích nhị phân và lấy tuổiba mươi làm chuẩn, thì ngày hôm trướcanh còn trẻ (ba mươi), ngày hôm sau anhthành lão mất rồi. Ðó, sự vôlý của cái rõ nét.
Bớt rõ nét và mềm dẻo hơn, cónhững con đường của Phươngđông.
Vào hậu bán thể kỷ XX, xuất hiệntrên bầu trời Mỹ một vô địchđô vật hạng nặng, được chântruyền từ Nhật một công phu gọilà nhuyễn phúc công. Trong chiến đấu,hễ đầu đối phương đụng vàobụng anh ta liền bị bóp cứng ởđó, không cụ cựa gì nổi, điềutưởng chỉ có trong truyện chưởngthôi. Thì ra nhuyễn phúc công, vớisức mạnh của cái mềm, là cóthực. Và cũng thực đúng nguyênlý NHU THẮNG CƯƠNG.
Ngoài nhuyễn phúc công, nguyên lý nàycòn được xác minh bằng nhiềucách khác, trong Judo chả hạn.
Judo không đương đầu trực diện,mà lấy mềm đón cứng. Nghĩa làthuận theo hướng đánh của ngườimà đánh người, và đánh bằngsức của chính họ. Nhờ thế, dùyếu vẫn quật ngã được kẻkhoẻ hơn gấp mấy lần.
Lối đòn mềm ấy cũng là kỹ thuậtcủa du kích chiến. Trong du kích chiến, hễđịch công thì mình né, chờ địchkhông phòng bị hay phân tán lẻ tẻmới đánh, xuất kỳ bất ý màđánh, lấy vũ khí của địch màdiệt địch.
Chiến thuật mềm thường là sởtrường của Phương đông, đượcPhương đông khám phá khi chiêm ngắmthiên nhiên, nhất là chiêm ngắm nước.
Con đường Nước củaLão tử
Lão tử chính thức trình bày conđường Nước trong chương 66,78, nhứt là chương 8 của ÐạoÐức Kinh, nhưng con đường ấychìm ẩn suốt cuốn sách này. Bởilẽ toàn bộ cuốn sách nói về sứcmạnh của Nhu, của Vô vi, Thuần phác.Mà dù Vô vi hay Thuần phác cũng làcách xử Mềm cả. Mà mềm, thì“không gì mềm hơn nước,” “khônggì thắng được nước.”
Quả thật, nước dưới thấpthì cũng như khí trên cao, bao giờchả mềm, chả xem như yếu, hễ bị lấnthì lui, nhưng vẫn nguyên vẹn, chẳng ailàm chi nổi. Chính vì mềm, nên nướckhông hề bị giảm suy, thương tổn.Chính vì mềm, nên lợi dụng đượcmọi hoàn cảnh, thời cơ. Do đó,về lâu dài, nhất định sẽ thắng;để rồi càng thắng, càng dồn thêmsức mạnh, khiến gió chất thành bão,nước chất thành sóng lớn, thủytriều.
Vì nước mềm, nên không ai chốngvới, không ai muốn đua tranh. Trái lại,hễ cao thì có người ganh, hễ hợmmình thì có người ghét:
— “Dĩ kỳ bất tranh, cố, thiên hạmạc năng dữ chi tranh.”
Nước chỉ yêu ở chỗ thấp (thiênhạ), và vì thấp, nên thâm nhập đượctất cả, thành “bách cốc vương.”Tình chỗ thấp, đó là khiêm nhu, ẩnkhuất, không kể công, không hám danh.Chính nhờ đó mà mọi ngườiđều yêu quý, và không ai muốn chốngmình.
Mềm đến như nước, thì khôngcòn hình thức gì nhất định, nênluôn trong tình trạng “sẵn sàng” đểtùy thời mà uốn nắn. Và đâylà thái độ thuần phác, vô vi, la“đứa con đỏ” (xích tử),chưa thành gì để có khả năngthành mọi cái. Ðây cũng là khảnăng “ứng vạn biến,” không vụvào gì cả, nên thích nghi đượcvới mọi thời, mọi nơi, mọi tìnhhuống, mà vẫn y nguyên chính mình.
Sự mềm dẻo để “ứng vạnbiến” này, chúng ta gặp rất nhiềuthí dụ trongI Tam quốc chí. Lần kia,Tào Tháo rút quân và Trương Túmuốn đuổi theo, nhưng Giả Hủ khuyênđừng đuổi, hễ đuổi là thuađó. Tú cứ đuổi, nên thua thật.Vừa thua xong, Giả Hủ lại bảo: bâygiờ thì đuổi được! Túđuổi, và quả nhiên lần ấy thắnglớn. Hỏi tại sao, thì Hủ giải thíchrằng: Tào Tháo có nhiều tướnggiỏi, nên khi rút, ắt phải để họđoạn hậu. Còn lần sau, vì Tháo tưởngTú không dám đuổi nữa, nên đigấp mà không phòng bị gì (hồi 18).
Lần khác, khi nghe tin Lưu Bị dựa vàorừng mà đóng quân, Khổng Minh đãthan rằng sẽ bị hỏa công và thua lớn.Và xẩy ra đúng như thế. Thế nhưngsau đó, chính Khổng Minh cũng đóngquân trong rừng, nhưng chỉ là đểlừa cho địch tới đánh hỏacông, nhờ đó bắt sống Mạnh Hoạch(hồi 88).
Cũng thì những trường hợpnhư nhau, nhưng chưa chắc đã y hệtnhau. Nên đối phó phải tùy nghi, khôngnên “nguyên tắc quá.” Và sau đâylà lời của Gia Cát Lượng vềthuật dùng binh:
Ôi phép làm tướng Phải biếtmềm biết cứng, Biết lo biết lường,Biết lui biết tiến, Biết nhược biếtcường, Vững vàng như núi đá,Biến hóa như âm dương…” (hồi100).
Lão tử nhận ra một ưu điểm củanước, đó là tính vô kỷ, vịtha, làm lợi cho tất cả (thiện lợivạn vật). Nước lại còn có tính cách nénchịu, sự nén chịu cũng của con đườngNhu:
— “Thọ quốc chi cấu, nhận lấy chomình bụi bậm của quốc gia.”
— “Thọ quốc chi tường, nhận lấycho mình sự rủi ro của nước nhà.”
Ðây cũng là tận cùng của vịtha, nhưng chính nhờ thế mới thựclàm chủ được sơn hà, xã tắc.
Nói đến vị tha và đón chịu lànói đến đặc tính của nướcở mức tổng thể, nên bao la củanó. Và đây là nước trườnggiang chảy miết không ngơi, dù cuốn theobao rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết.Ðây là nước đại dương,dù nuôi ngàn muôn tôm cá mà khôngbao giờ cạn kiệt. Vậy đi vào đạoNước, thì trí không dừng ởđồng dị tiểu tiết, tâm không thuvào tiểu ngã hạn hẹp, cũng như chíhướng phải vượt lũy tre xanh.Rộng mênh mông, hòa đồng vớitất cả, tức “Vật ngã vi Nhất,”đó là độ mở vô độ củanước vậy.
Những ứng dụng xưa nay củacon đường Nước
Soạn cuốn Ðạo đức kinh, Lãotử muốn đề xướng một thuậttrị nước không ra vẻ trị, “Vôvi như trị,” cách ông coi là duy nhấtđể thành công. Sự cai trị cứngrắn bằng hình phạt, o ép bằng luậtpháp, chỉ tổ khơi dậy tà tâm, thúc đẩy sự đề kháng, và đâylà mầm của đại loạn. Ông muốnmột giáo hóa êm ái, thấm dần vàotim, do người trên sống thanh thoát màảnh hưởng đến cảm nghĩ vàcách cư xử của người dưới.Ðể được thế, người ởtrên đùng ra vẻ làm bề trên bằngthị uy, hống hách, lại phải sống Vôkỷ, Vô công, Vô danh, Vô tranh, mà khôngcó ý nêu gương, sự cố ýnó luôn sinh kháng ý.
Nhưng con đường mà Lão tửđề xuất lại là con đườngkhó nhất, nên chẳng ai buồn tiến vào.Vì trước tiên, người quântử (vua và quan) phải đạt tớimức thập thành nào đó của đạoVô vi, nhờ vậy hiểu đạo, sốngđạo, rồi sử đạo, điều nhưkhông thể có đối với nhữngngười có thế có quyền: “Sựsoi mòn của quyền bính” mà lại! Chưahết, còn phải nhẫn nại chờ đợikết quả, cái kết quả có thể rấtbền đấy, nhưng lại quá chậm khi trịtheo kiểu “không làm gì” (vô vi) nhưthế. “Trăm năm trồng người”mà!
Thật ra, để có trật tự mới,phải có con người mới. Mà đểcó con người mới, lại phải cótrật tự xã hội mới: hai yếutố luôn song hành với nhau. Sự nớilỏng luật pháp phải đi sau sự biếnđổi con người do giáo dục. Khi conngười đã tốt lên một tí,thì kỷ luật phai bớt khắt khe thêmmột bước, để cuối cùng chỉcòn tự phát, tự sống tốt dotinh thần tự trọng thôi. Khó cóchính quyền nào dám phiêu lưu vàocon đường ấy, và đủ kiênnhẫn chờ lâu như vậy.
Không chối cãi rằng, trong xử thế,vẫn nhiều kẻ áp dụng con đườngmềm. Nhưng thật ra, họ không mềm thật,mà chỉ mềm mỏng, nghĩa là dùng Mềmnhư một sách lược, chứ khôngmềm tại tâm. Thiếu sự chân thành,họ chỉ đạt được nhữngkết quả bề mặt và nhất thời,chứ hóa dân thì không thể.
* * *
Bản chất của nước là không hìnhthức, không cứng nhắc trong khuônkhổ, nhờ đó có khả năng vạnbiến, đủ mềm dẻo để ứngphó chuẩn và nhanh trong bất cứ tìnhhuống nào. Nguyên lý ấy đượcđưa vào trong lý thuyết võ thuậtcủa nhiều tổ sư và của nhiều nhàviết truyện kiếm hiệp, trong đó nổibật nhất hẳn là Kim Dung. Kim Dung mang cáinhìn phóng khoáng đó, chẳng nhữngvào trong võ thuật, mà cả vào triếtlý sống nữa. Trong bộ Ỷ thiên-Ðồlong, ông trình bày lý thuyết Thái cựckiếm của Trương Tam Phong. Trương chânnhân múa một lần cho đệ tử TrươngVô Kỵ coi, và hỏi xem nhớ đượcmấy phần. “Nhớ được mộtnửa,” Vô Kỵ đáp. Tam Phong múalại, nhưng đường kiếm khác đi,rồi hỏi xem nhớ được bao nhiêu.Ngẫm nghĩ một lát, Vô Kỵ reo lên:“Quên hết rồi.” Trước sựsửng sốt của mọi người, chânnhân phán quyết: “Vậy ra là đấuđược rồi!” Mà đấu vớiai kia? Với một bậc thầy về kiếmpháp đấy, trong khi trước đây,Vô Kỵ chẳng biết gì về kiếm cả.
Thì ra đây là kiếm ý, chứ khôngphải kiếm chiêu. Nên chỉ có nguyêntắc, chứ chiêu thì tùy cơ màsáng tạo. Chỉ có Tam Phong mới nghĩra, chỉ có Vô Kỵ mới hiểu nổi.Nhưng hiểu cái lý rồi, thì thiênbiến vạn hóa, không thể lườngđược. Theo lý thuyết Ðạo học,mà Thái cực kiếm dựa vào, thìhết mọi cái đều từ Vô màsinh, nên trở về được vớiVô, thì mới ứng biến tự nhiênnổi.
Ðưa triết lý chữ Vô vào cuộcsống, Kim Dung tạo ra mẫu người Lệnhhồ Xung, sống theo trực giác, chứkhông bằng nguyên tắc, sống thật vớilòng, chứ không theo đánh giá củacông luận. Công luận chia chánh tà haiphe. Nhưng ai chánh mà không có một phầntà, và ngược lại cũng thế? Thậmchí nhân vật điển hình của phe chánh,được mệnh danh Quân tử kiếm,lại che dấu một tâm địa quá tiểunhân, trong khi kột số kẻ trong đám đầutrâu mặt ngựa lại biết trọng danhdự và chữ tín, và sống cótình nghĩa nữa.
Kim Dung đã mở đầu bộ Tiếu ngạogiang hồ bằng sự gặp gỡ trong tươngđắc của hai trưởng lão, một thuộcphe chánh, một thuộc phe tà. Tuy đốinghịch bên ngoài, nhưng thực ra cảhai đều nghĩa khí như nhau. Và kếtquả của sự tương phùng ấy làbản nhạc Tiếu ngạo giang hồ đươchọ đồng sáng tác nên.
Hai người rồi sẽ bị phe mình giết,nhưng trong bản nhạc hợp tấu hợpsoạn, họ đã gieo một cái mầm vàxướng lên một tiền đề. Ðểrồi về cuối, thuộc hai phe sẽ có haingười trẻ biết sống tự nhiênnên không màng đến nhãn hiệu chánhhay tà nữa, nhờ đó có thểyêu nhau và đồng tái tấu bản Tiếungạo giang hồ xưa.
Ðây chỉ là tiểu thuyết, nhưng nguyênlý nó dựa vào đáng đượcta quan tâm. Càng đáng quan tâm khi màngày nay, người ta đang trở vềvới Tự nhiên. Nhân tạo (l’artificiel) đang phá hoại thiên nhiên và môisinh một cách trầm trọng, khiến con ngườitái nhận ra sự kỳ diệu của trậttự thiên nhiên, cái trật tựmà hễ đụng vào, là thấy cóchuyện ngay. Việc của chúng ta không phảilà để thiên nhiên “bao cấp” mãi,nhưng trong khi biến cải thiên nhiên, luônphải tìm hiểu thiên nhiên và uốnmình theo nó.
Trong tu đức, những phảntác dụng của con đường Duy ý chí
Cũng như Duy ý chí trong việc điềuhành kinh tế, không đếm xỉa đếnquy luật tự nhiên của thị thường,bao giờ cũng đưa đến thất bại,thì Duy ý chí trong việc luyện đứctu thân, không mềm uốn theo quy luật tâmlý tự nhiên, cũng dẫn tới nhữnghậu quả nghiêm trọng không kém.
Phương pháp tu đức xưa có thểquy về ba chiến thuật căn bản: trốnchạy, kiềm chế và đương đầu.
Vì sợ tội — nói đúng hơn,sợ hỏa ngục do tội — và vì mộtthứ quan niệm quá pháp lý về tội,nên người ta dễ quan tọng hóa mộthành vi sai trái đơn lẻ hơn là cảmột khuynh hướng xấu. Nhất là trongnhững địa hạt dễ vấp ngã, nhưtình dục chả hạn. Bởi thế, chiếnthuật luôn được đề cao làChạy trốn.
Nhưng nếu chỉ chạy trốn, thì làm saocó năng đức đây. Năng đứclà thói quen và sức mạnh, nó nóilên một trạng thái nội tâm, do đóbiệt định con người là tốt vàtốt ở mặt nào. Ðức thẳngthắn chả hạn, mới làm nên con ngườithẳng thắn, chứ không phải một haihành vi thẳng thắn. Vâng, yếu tố quyếtđịnh là cây, chứ không phải tráicây; là tấm lòng, chứ không phảihành động:
— “Con người tốt thì từ khotốt của tâm hồn lấy ra những gìtốt; còn người xấu thì từnền tảng xấu của hắn lấy ra nhữnggì xấu; vì lòng hắn có đầy thìmiệng hắn mới nói ra” (Lc 6,45).
Hơn nữa, nếu chỉ lo chạy trốn thìsẽ sinh tâm trạng hoảng sợ, do đóám ảnh. Và thế là “tránh dịp”quá lại đưa “dịp” đến. Chínhvì chưa luyện đức, do đó chưacó đức, nên một số tu sĩ ra đời,hễ gặp cơ hội là cảm thấy yếuliền, và dễ dàng sa ngã. Chỉ lo tránhnhiễm độc, họ chưa đạt tớitình trạng miễn nhiễn. [2].
Khoa phân tâm học ngày nay còn tiếtlộ nhiều nguy hiểm chết người, màtu luyện cổ xưa không nhìn ra. Riêng tâmtrạng lo trốn chạy chỉ tổ gây ámảnh và sinh sợ hoảng (phobie), màmột trong những kết quả là “bốirối lương tâm.” Bối rối lươngtâm có thể là ngưỡng cửatâm bệnh hay đã thực sự tâmbệnh. Một thứ ám ảnh khủng khiếpvà dai dẳng do nghi hoặc: đã cố ýphạm tội hay chưa, ý đã đủ đểthành tội nặng hay không, nhất là xưngkhông biết có hết và có thành đểđược xóa sổ, v.v.?
Người ta cũng quy về bối rối lươngtâm thứ tâm bệnh gọi là ámảnh thực hiện và ám ảnh trừutượng: sợ có ý tưởngxúc phạm đến Ðức Maria, và liềncó ý tưởng ngay; sợ nghĩ hay nóigì nghịch đức tin, và liền bị thúcbách để làm như thế.
* * *
Ðối với những cám dỗ vềđức tin và đức tịnh khiếtvốn được coi là rất nguy hiểm,thì phương thức quen dùng xưa làchạy. Còn với những cám dỗ khác,thì thường nghe khuyên là phải trựcdiện đương đầu. Thật ra, sựđương đầu, nhìn thẳng vào địchmà so gươm với địch, khiến sinhthái độ dứt khoát. Một khi đãquen với thái độ dứt khoát ấy,hễ cám dỗ tái hiện, liền có phảnứng tức thời, tự động.Y như khi đã quen vùng dậy khi nghe chuôngbáo thức, thì khi chuông vừa báo,đã thấy mình dậy rồi, dù tưởngnhư chưa nghe.
Có điều đương đầu nhiều, cứnggặp cứng sao khỏi gây thương tốn.Lại nữa, kẻ quen với sắt thépvà máu lửa dễ coi thường mạngsống và hết bén nhạy tình cảm trướcnhững đau thương. Cũng thế, mộtthái độ thường hằng cứngdo thường hằng đương đầu dễlàm khô tâm hồn, đanh nét mặt, khótương giao, mà hậu quả cuối cùngsẽ là một cảm giác trống vắng vàcô độc.
Nếu với cám dỗ, người ta khuyênđương đầu, thì với nết xấungười ta lại khuyên kiềm chế. Thựcra, kiềm chế và đương đầu cảhai đều là đánh thẳng, đánh trựcdiện. Ðánh theo kiểu Lưu Bị, chứkhông biết dùng mưu như Khổng Minh.
Cũng như đương đầu có ích đôiphen, thì lắm phen cũng cần kiềm chế.Kiềm chế hay dồn nén, theo Freud, là cáchđể thăng hoa. Sở dĩ thăng hoa được,là vì năng lượng tâm lý làmột, chỉ khác nhau ở đích nhắmvà tính trọc (do địa khí, xác thịt)hay thanh (do thiên khí, thiêng liêng). Vìthế, nếu hãm ở chỗ này, thìcó thể chuyển dòng về hướngkhác, do quy luật hoán chuyển (transfert),chuyển bình diện và chuyển đối tượng.
Có điều kiềm chế, tức cấm cản (inhibition) lại là nguôn gốc của nhiềutật thương tâm lý, từ nửađiên của névrose đến toànđiên của psychose. Cho nên hễ dồnnén khéo và vừa sức, thì gópvốn cho thăng hoa, bằng như ngượclại, thì sẽ… Biên hòa, Chợ quán.Vậy, khi nào có thể, thay vì đốiđầu với xung động mà nén xuống,ta hãy hướng nó về những gìthiêng liêng một cách khéo léo, vàđó là con đường Mềm, là kỹthuật Judo, dùng sức địch vào côngviệc của mình.
Ðường Mềm trong Phúc Âm
Chiến thuật Nhu đạo, đường mềmvà đi quanh ấy, chính Chúa Giêsu cũngđề xướng qua biểu hiệu Con rắn:
“Hãy khôn khéo như rắn và đơnsơ như chim câu!”
Khôn nhắm chiến thuật, còn đơn nhắmtinh thần, thái độ. Khôn khéo nhưrắn thì phải biết lẩn, lủi, đi quanh,lúc tiến lúc thoái tùy hoàn cảnh,tùy thời. Nghĩa là rất mềm dẻo,uyển chuyển, chứ không cứng nhắcnguyên tắc, không luôn luôn trựcdiện đương đầu. Còn đơn sơnhư chim câu, thì lòng phải trong suốtvà ngay thẳng, không còn bóng tối củavị kỷ, không còn lá chắn của cốchấp, khiến cản đường ân sủngvà che khuất sự thật. Tâm hồn đơnsơ, đó là tâm hồn sẵn sàng choý Chúa, là sáp mềm dưới tácđộng Thánh Thần.
Ðơn sơ, ở nhiều chỗ khác, đượcthi vị hóa bằng con đường trẻthơ:
— Nước trời là của nhữngai giống như trẻ nhỏ.
— Không tiếp nhận Nước ThiênChúa với thái độ trẻ thơ thìkhông vô được.
— Nếu không trở về với trạngthái trẻ thơ thì không vô đượcNước Trời.
— Kẻ nhỏ nhất trong các con, ấy làkẻ lớn nhất.
* * *
Con đường Chim câu và Trẻ thơđi đôi với Con đường củaThần khí, với cách hành độngcủa Ngài.
Cách làm của Thần khí, đó làcách làm “tùy hứng.” Thần khí“hứng đâu thổi đấy” mà:Vì Thần khí không câu nệ, không tróibuộc trong những thành kiến, kuôn khổ,nguyên tắc, chẳng tùy thuộc bất cứgì. Nên không thể nhìn ra đườngđi của Ngài, không biết nó bắt đầutừ đâu và đi về đâu. Chỉvì lý do không thể tìm ra cái gì quyếtđịnh hành tác của Ngài, hành tácnày không bị thúc đẩy bởi bấtcứ lý do nào, trừ lý do ý Chúavà tình yêu của Chúa.
Ðường Thần khí thế, thì đườngnhững ai sinh từ Thần khí cũng vậy(Ga 3,8). Họ tự do và thật thong dong, muốnlàm gì thì làm: “Hãy yêu, vàhãy làm điều anh muốn, ama et fac quodvis,” thánh Augustin nói thế.
Hèn gì mà Thần khí được gọilà Khí (pneuma, spiritus), được sánhvới Gió. Khí và Gió vốn khônghình không sắc, nên đi đâu cũngđược và vào đâu cũng xuôi.Y như nước vậy. Và thật ra, trongTân ước, Thần khí cũng được“đại diện” bằng nước:
— Rửa trong Thần khí và nước.
— Sinh ra từ Thần khí và nước.
— Ai khát hãy đến với tôi màuống!…
Thần khí ấy, thánh Phaolô mang đốilập với Luật, tức với khuônkhổ và hình thức, tóm lại với“từ ngữ”:
— “Từ ngữ thì giết, còn Thầnkhí làm sống động” (2Cr 3,6).
— Luật thì trói buộc, còn Thần khígiải phóng (coi Rm 8, v.v.).
Chiến thuật Nước trong luyệnđức: Mềm
Sức mạnh của nước là ởdẻo mềm. Vì mềm dẻo, nên khó bịtật thương do đụng chạm. Vì mềmdẻo, nên len lách được, ứngphó khéo. Nhất là lợi dụng hếtsức địch, sức mình. Như trong Judoấy!
Sức, hay năng lượng tâm linh, chỉcó một thôi, lại có hạn nữa.Thế mà phải phân chia cho nhiều ham muốnkhác nhau, những xung động tản mátkhông ích gì cho sự thăng tiến cơ bản của con người. Thậm chí cảđịch — những nội địch, agiốngnhư virus đã xâm nhập gen của cơ thểta — cũng tới đổ xăng ở nhữngcây xăng của ta để đánh pháta.
Cho nên, một chiến sỹ thành công khôngphải là một chiến sỹ nhắm mắt tấncông. Mà là kẻ khôn khéo biết tiếtkiệm sức mình và lợi dụng sứcngười. Và như thế, cần biết ngườibiết mình và phân biệt thù bạn.Ðể lợi dụng khí giới kẻ thùmà phục vụ cho mục đích của mìnhthay vì bỏ uổng khí giới ấy. Ðểtập trung sức vào những mũi nhọnchiến lược, thay vì gặp đâu đánhđấy, phí sức đi. Năng lượngtâm sinh lý hoán chuyển được,nên phải khéo đào mương dẫn nước.
* * *
Ðâu là bạn, là thù, là nhữngvirus sống ký gửi trong tâm hệ ta?
Nền tảng sức mạnh tâm linh tàngẩn trong vô thức. Vô thức nàylà chỗ cư trú của nhiều bóng makhác nhau: các bản năng, siêu ngã vànhững sức mạnh phản hanh thông (anticathexes), những nguyên tiêu và cảmxạ chưa khám phá nổi…
Theo Freud, ở nền tảng của bản năng,có hai sức chủ yếu: Sinh (erôs) và Hủy (thanatos). Tùy theo sự thốngtrị của một trong hai, mà con ngườivà thế giới sẽ thành ác quỷhay thiên thần.
Bản năng, đó là nguồn gốc thứnhất của những xung động. Cách xửsự không khéo với xung động cóthể làm sinh ra trong vô thức nhữnglực phản hanh thông, những hệ thốngáp chế mà Freud quy tụ quanh cái tênSiêu ngã.
Xung động từ trong vọt ra, ngoại thếtự ngoài ép vào, và cái Tôitâm lý đứng giữa để dunghòa hai luồng sức. Nếu cái Tôi yếunên dung hòa không nổi, thì va chạm mạnhcó thể sinh một “trauma,” sựcảm nghiệm đau khổ và đòi hỏiđau khổ ấy. Những thương tổn dova chạm còn có thể là mặc cảm.Ðây là những vùng nhạy cảm vàvùng cấm, mà một từ ngữ hayý tưởng dù chỉ liên quan xa xôicũng đủ làm rung chuyển tâm hệ,suy mờ ý thức và xáo trộn trínhớ, lại còn khiến né tránh sựthật và làm bậy vô ý thức nữa.Thương tổn còn là tan vỡ tâmhệ, do đó một mảnh tách khỏi toàn khối, mà khi bị phóng thể (projection) sẽ khiến những ý tưởng từđấy thoát ra, được đươngsự nghe như tiếng nói của một người,một hồn ma nào đó.
Mạnh còn hơn thế là những cảmxạ (affect). Cảm xạ là cái rấthuyền hoặc, tự vô thức (tâpthể) vọt ra bất ưng để chế ngựanh hoàn toàn. Nguồn gốc có thể lànhững ta-bu nguyên thủy, chúng bậtmồ dậy thành những ảo giác, thànhkiến, đố kị, gây ra niềm lo âu sợhoảng, mạnh tới nỗi không thể cưỡngmà không sinh dồn nén.
Thức thì thế, mà ngủ thì có nhữnggiác mơ kỳ dị, những “đạimộng” (grands rêves), cái bỗng dưngnổi lên, cũng từ những kinh nghiệmnguyên thủy, nhưng có chức năng báotrước những tai họa hay giải đápcho những vấn đề có tầm ảnhhưởng rộng lớn đến loài ngườihôm nay.
* * *
Bộ máy tâm lý phức tạp, tếvi và dễ tổn thương đến thế,dễ hơn cả bộ máy sinh lý nữa,nên không thể làm bừa, làm đạinhư quen làm xưa nay, trong cuộc sống nóichung, trong tu thân nói riêng. Phải thậntrọng và khéo léo, phải uyển chuyểnvà nên tránh những xốc cản xúc (choc émotionnel) bao nhiêu có thể. Sửdụng con đường Mềm bao giờ cũngan toàn nhứt. Chẳng những an toànmà còn rất lợi, nhất là trênbình diện chiến lược, bởi tránhđược những tiêu hao vô ích,lại lợi dụng được sứcdo xung động cung cấp. Y như cách làmkinh tế hôm nay: thay vì mặc rác làmô nhiễm môi sinh, thì chế rác thànhđồ dùng và năng lượng; thay vìkệ nước lũ tàn hại nhà cửa,ruộng đồng, thì ngăn lũ làm điệnvà để tưới tẩm, v.v… Chúngta có đủ cơ sở làm đượcnhư vậy trong lãnh vực tâm lý. Cơsở ấy là khả năng hoán chuyểnvà thăng hoa.
Thật ra, thì cả hai, hoán chuyển và thănghoa, rất mật thiết với nhau. Ðể thănghoa thì phải dồn nén. Nhưng nếu chỉdồn nén suông, một cách thụ động,tiêu cực thôi, thì một là sinh thóiquen “chịu vậy,” hai là chịu khôngnổi thì bệnh đến thế chỗ. Chẳngcó gì thăng hoa ở đây cả. Vậyđể có thăng hoa, ít là phải dồnnén tự nguyện, mà không ai tựnguyện như thế nếu không vì cái gìtích cực. Nếu cái tích cực nàykhông tốt, một ý đồ “nằm gainếm mật” để trả thù chả hạn,thì cũng đâu có thăng hoa. Nghĩa làđể có thăng hoa, tức để cómột cái gì cao hơn vọt ra, một tìnhyêu thiêng liêng hay một đức tínhchả hạn, thì minh hay mặc nhiên, đã phải có ý hướng chuyển hoán,hoán sang một đối tượng cao quý,chuyển sang một bình diện thiêng liêngrồi. Ý hoán chuyển càng tích cực,cách chuyển hoán càng khéo léo, thìdồn nén càng bớt đi và năngđức hoàn thành. Giả như dồn nénchỉ vì muốn hy sinh cho tình yêu, như ngườimẹ vì con, kẻ yêu vì người tình,hay linh hồn vì Chúa, thì mối tình sẽcao quý, sâu xa, vững mạnh thêm rấtnhiều.
Ðể chuyển hoán dễ dàng, phải cótâm trạng bình tĩnh. Vì cái mà tachuyển hướng là sức mạnh củamột khuynh hướng, một xung động. Vàthương đây là một cám dỗ, vàcám dỗ này, hễ ta sợ nó, thìnó dương nanh múa vuốt, ám ảnh tahoài. Nhất là khi nó được lồngvào một bóng quỷ. Nên việc trướchết phải làm là khử huyyền (démystifier)cám dỗ, coi thường nó tuy vẫnlưu tâm đối phó.
Phải biết rằng, dù có quỷ ởđây, thì quỷ cũng phải nương theotôi, tức nương theo xung động vàkhuynh hướng của tôi để tấn côngtôi. Nó là một virus ký sinh ( parasite) trong gen bản năng, sinh sôi, nảy nởvà công phá bằng chính sức con người.Vâng, dù Satan hay thế gian cũng chẳng làmgì nổi tôi nếu không có tôi, nghĩalà nếu không có han muốn và sựđồng tình của tôi. Nên cái trướctiên phải quan tâm là con người nộitâm, với những khuynh hướng bẩmsinh hay do giáo dục và tình trạng ýchí. Ðừng để xung động làmnội gián. Xung động chỉ thành cámdỗ khi nó kéo xuống và hướngvề thỏa mãn của riêng tôi. Hãynghĩ đến Chúa, đến tha nhân vàchuyển hóa xung động theo hướng đó,và thế là cám dỗ đổi lốt thànhyêu thương được.
* * *
Một cách cụ thể, chúng ta hãy lấyxung động tình dục làm thí dụ. Hammuốn loại này, ở mặt địa khí (chtonien) của nó, hướng ta vềphái khác thay vì về một ngườikhác phái, về khoái lạc của mìnhhơn là của chung hai mình. Vâng, trong cơnđiên nhục dục, người nam chỉ cầnngười nữ nói chung (la femme), chứkhông cần người nữ nào đónhất định. Bởi thế, hễ sốt thìphải kìm cho hạ bớt cơn sốt, đồngthời cố chuyển tình dục sang tìnhcảm (yêu thương) bằng cách hướnglòng về chủ thể đối diện vàquan tâm đến họ. Ham muốn ở mặtđịa khí cũng nặng về hủy lực(thanatos), nên phải hãm bớt sựtấn công vốn thuộc thanatos, và tăngthêm erôs bằng những lời vàcử chỉ dịu dàng.
Một khi đã chuyển được tìnhdục sang tình cảm, thì ta có thể thiêngliêng hóa tình cảm ấy. Bằng cáchyêu người đối diện trong Chúa.Bằng cách hướng tình cảm xa hơn,về phía Chúa Giêsu hay Ðức Mẹ.Thậm chí bạn có thể nhìn ngườikhác phái kia như một người con emthiêng liêng mà bạn phải giúp đỡ,và lập tức tình yêu chiếm đoạtsẽ nhường chỗ cho những tình cảmvị tha.
Ðể đối phó với cơn cám dỗnhục dục, con đường Mềm còn làthái độ phớt lờ, kệ cho nóđến thì nó sẽ đi luôn, y như đụngnhằm cao su vậy. Và đây là kỹ thuậtthư giãn tâm trí (với sự trợlực của thư giãn thể lý: hơithở nhẹ đều, cơ bắp lỏng ra):chẳng để ý chi, cũng chẳng thiếtgì. Ðúng là làm như Nước:kệ cho tấn công thì không có phảnchấn, nên chẳng có tổn thương.
* * *
Nói về “nhu đạo,” sau đây làmột hai thí dụ khác rút từ cuộcđời Tiên sa nhỏ (Thérèse de l’EnfantJésus):
Ăn ngon, thì ai mà chả thích ăn ngon,dù thánh nhân cũng thế. Thay vì mímmôi trợn mắt trước thức ănngon khi cần đến nó, Tiên sa chỉ việc…ăn đại, nhưng bằng tâm tưởng,món ăn mạnh thì “dâng” cho thánhGiuse, món ăn thanh dâng cho Ðức Mẹ,món ăn nhẹ cho cậu bé Giêsu, cònnếu món không ngon, thì: À đây làphần mình!
Thấy mình trong trắng, thay vì gạt bỏý nghĩ đó để khỏi kiêu, Tiênsa lại dùng nó để yêu và khiêmnhường: Không phải vì tôi khỏe,nhưng vì tôi yếu bé nên Chúa đãthương mà lấy trước đi nhữngchướng ngại vật trên đường!
Giả như có tội lỗi, Tiên sa vẫn“vụng chèo khéo chống” được,để vững lòng tin tưởng: Chúacông minh, nghĩa là Chúa đếm xỉa đếnsự yếu đuối do bản chất củatôi!
Trong cùng chiến thuật của Tiên sa, tôisẽ lợi dụng tội lỗi mình đểnnhìn ra độ thấp của tôi trướcđộ cao của Chúa, không phải đểgiận thân hay chạy trốn Chúa, nhưng để,dưới thung lũng của thân phận mình,tôi dễ gặp Chúa trong tiếc nuối vàtin tưởng. Và khi ấy, thung lũng đãthành “thung lũng phì nhiêu,” và tộilỗi thành “Phước thay cái tội”(felix culpa)!
Chiến thuật Nước đểtu thân: Thấp
Theo Lão tử, chính vì Thiện hạ (thíchchỗ thấp) mà nước thành Báchcốc vương. Quả hợp với nhậnđịnh và lời khuyên của Tiên saNhỏ: “Ði xuống thung lũng phì nhiêucủa mình.” Chính khi hạ mình, ta dễdàng gặp Chúa. Chúa đợi ta ởchỗ vô cùng thấp “Thung lũng” củata đó. Ai đã giàu kinh nghiệm thiêngliêng hẳn thấy rõ như vậy.
Con đường thấp đúng là đạilộ Tin mừng, nó mang tấm biển đường BÉ THƠ. Không coi mình Ðáng gì,đây là một trong hai ba mặt của con đườngấy. Không coi mình Ðáng kể, bé chỉkể má ba là Ðáng thôi. Nên bémặc trao tùy ba má. Bé uốn theo ba mátrọn vẹn.
Vét rỗng cái tôi và uốn theo làbản chất đấng Con Trời trướchết:
– Má Ta và anh chị em Ta là kẻ thi hànhý Cha Ta!
— Hãy thưa:… Xin ý Cha thành sựthật, dưới đất cũng như trênTrời!
Trên Tời ư? Ở đó mọi ýthành một với ý Cha. Mà Trờilà Ðức Giêsu ấy. Chúa Giêsuchẳng là Cung điệm duy nhất của Cha,nơi duy nhất Cha tiếp đón chúng ta đósao? Con người Chúa Giêsu, từ cănbản của mình, uốn theo từng nét vẻmặt Cha: “Ai thấy Ta là thấy Ðấngsai Ta.” Và uốn theo từng nét ý Cha:“Thức ăn của Ta là thi hành ýÐấng sai Ta.”
Nếu con người Chúa, do bản chất,là hiện thể của ý Cha, thì do đặcân và vị thế Mẹ Chúa, đứcMaria cũng nhu mì y như vậy:
— Má Ta… là kẻ thi hành ý Cha Ta!
— Này đây tôi là tỳ nữ ThiênChúa !
— Phúc cho nàng vì đã tin!
Tin, đó là xuống đúng chỗ thấpnhất của mình (tôi là nữ tỳThiên Chúa) để quy thuận Thiên Chúa(như Abraham đã vâng phục đến cùng,do đó thành cha của những kẻ tin).
Ðạp đổ ngai vàng cái tôi đểThiện hạ, và Thiện hạ để thi hànhý Chủ, đó là ý nghĩa của khiêmnhường Kitô-giáo. Giống như Nước,không còn Mặc cảm cái Tôi (complexedu Moi, theo Jung), nên không có hình dạngriêng của mình, nhờ đó dễ vàomọi khuôn ý Chúa. Không thể cótùng thuận đúng nghĩa nếu thiếu khiêmnhường. Và khiêm nhường cũngchỉ đủ độ sâu khi nghiêng vềTùng thuận.
Thật ra, thì khiêm nhường đâuphải là dưới phận, và tùng thuậnđâu phải là cúng dâng thêm. Màchỉ là nhìn nhận cái koảng cách vôbiên giữa tôi với Thiên Chúa.Ðứng trước Ðấng vô cùngcao không bao giờ tôi thấp đủ. Ðứngtrước Ðấng là Thượng Chúakhông bao giờ tùng phục quá được.Trước Ngài, thái độ duy nhấtcó thể là thái độ Bé thơ, hay,như Vivekânanđa nói: Ðứng trướcThiên Chúa, không có đàn ông, chỉcó đàn bà!
Nếu hiểu thái độ đúng đànbà là ôn nhu, thì người phụ nữlý tưởng phải là Ðức Mẹ:
— Này đây tôi là tỳ nữ Chúa.
— Phúc cho nàng vì đã tin.
— Mẹ Ta là kẻ thi hành ý Cha Ta.
Vậy để làm “đàn bà” và“gà mái,” ta hãy đứng vàochỗ của Mẹ, và như Mẹ, thi hànhđúng chức năng “tỳ nữ”của mình.
Ngày xưa, người ta “Trời-hóa”Ðức Mẹ. Nay phản ứng lại, ngườita muốn xa lìa Ngài. Sống đạo thìphải có tình có lý. Ðạo hợplý là đạo đúng hướng thầnhọc. Nên thỉnh thoảng phải dùng cáiLý của thần học mà tra vấn cáiTình của những sùng bái tự pháttự sinh. Theo lý, thì nếu ÐứcMẹ có địa vị và vai trò gì, thìcũng là trong liên đới với ChúaKitô. Chúa là môi giới duy nhất,và mọi sùng kính phải lấy Ngài làmcùng đích, khiến cho Tất cả vì ÐứcKitô, để Ðức Kitô vì Thiênphụ.
Nhưng nếu Ðức Kitô là Môi giớiviết hoa, thì trong Giáo hội hết thảychúng ta lại cùng làm môi giới vớiNgài, do đó có thể nhờ vả, nươngcậy lẫn nhau trên đường hànhhương về Ðất hứa. ÐứcMẹ là Cùng làm môi giới theo mộtý nghĩa đặc biệt và môi giớicho tất cả. Nên đến với Ngàicũng là mặc nhiên đến với ÐứcKitô. Có điều, như ai có kinh nghiệmsẽ thấy, hễ đến với Mẹ, ta dễthấy mình bé nhỏ và có thái độđơn sơ. Bằng như lý quá, thì dễphồng lên như trái banh và bắt gặpcái Tôi của mình. Thế mà đểđến với Chúa, thì ta phải cóthái độ Bé thơ và Tỳ nữ.
Nước trong lối sống: Tùy
Mềm đến hết mức và trơn trượthoàn toàn, nước không có dạnghình nào, nên vừa khớp mọi khuôn.Không gì ngăn nổi nước, khônggì ràng buộc được nước.Nước thành mọi dạng, nhưng nướckhông hề biến dạng, mà vẫn nguyênvẹn là mình. Chỉ cần giữ cáicốt yếu, chứ không câu nệ tiểutiết, nên nước dung hợp đượcvới tất cả, và với tất cảluôn trong tư thế sẵn sàng để:
— Ðáo giang tùy khúc, nhập gia tùytục.
— Ở bầu thì tròn, ở ống thìdài.
Vâng, phương châm hành động củanước là Tùy. Tùy là cách dùngbinh thiên biến vạn hóa của nhữngbậc thầy như Gia cát Khổng Minh. Tùyvì tuy cùng trường hợp, nhưng mỗica mỗi khác, khác do hoàn cảnh, con người,khác do địa thế hay thời thế.
Dụng binh phải thế, thì ở các dịahạt khác cũng vậy, sống đạo cũngvậy luôn. Không đổi đượcmình thì không dễ uốn mình đểứng phó được. Ðể ứngphó được theo Tùy, thì phải biếtnhiều, khéo tính và dám đổi. Ðổibắt đầu từ chính mình ấy.
Với kẻ nhiều ham muốn, hắn giốngnhư ngựa bất kham, không thể trị mìnhnếu không khép mình vào kỷ luật.Kỷ luật phải chặt, nhưng lại đừngcứng nhắc. Vụ luật quá, thì luậtsẽ trói, khiến không thể bay. Trong kỷluật, hãy nhắm cái mà kỷ luật nhắm,tức tinh thần, chứ đừng nệhình thức. Thánh Augustin nói: NgườiKitô-hữu không phải không luật lệ,nhưng anh không ở dưới luật lệ!
Khi nhờ luật mà đức đã vưngvững rồi, thì phải bớt dần hìnhthức để giải phóng tinh thần. TheoGioan Thánh giá, dù con chim chỉ buộc bằngsợi chỉ cũng không bay bổng được.Vâng, dù đây là sợi chỉ mảnhmai, một điều tiểu tiết, một thờikhắc chỉ định, một cử chỉ đãquen, một nếp sống dù là của nhàtu…
Cũng chính Gioan Thánh giá, ở bìatác phẩm Leo Núi Cácmen, đã vẽ conđường dốc với sáu mốc chữVô. Sáu chữ Vô ấy dẫn thẳngtới đỉnh của Hôn nhân thiêngliêng đó. Con đường thiêng liêngquả là con đừng Từ bỏ. Tậncùng của từ bỏ phải là bỏ chínhsự từ bỏ. Nghĩa là không cònvấn vương chi, ngoài cái chính yếu:Thiên Chúa. Mà đã chạm tới đúngThiên Chúa, thì chẳng còn vướngchi cả. Dù là vướng chính ThiênChúa, như Tiên sa Nhỏ sẵn sàng rờiThiên Chúa đến giảng về Thiên Chúacho các thành viên của địa ngục.
Vả lại, từ bỏ hết là buôngmình vào vực thẳm Thánh Thần. MàThánh Thần thì bản chất phóng khoáng,hứng đâu thổi đây, không gìngăn nổi, không gì ép buộc.
Không còn khô cứng trong khuôn thướcnữa, tôi có thể ứng biến thíchhợp tùy người, tùy vật, tùyhoàn cảnh, nhất là tùy ân và ýChúa. Không phải cứ thấy thích thìlàm, thấy xung quanh làm thì làm theo. Dùlàm theo cái thích và cái quen của mìnhhay của người đều là buông xuôi,là thiếu tự do cả. Buông xuôi, vàokhuôn, lặp lại, đó là sự quántĩnh của vật chất, sự ù lỳ củaxác thịt.
Khuôn ép, đó là dư luận, thóiquen, thành kiến. Dư luận có nội giánlà sự lười biếng và hènnhát của tôi. Thói quen và thành kiếnlà do quy luật Lặp lại (répétition) của vật chất và xác thịt tạo thành.Thắng được những kẻ thù trên, tự do phải đối đầu với kẻthù sâu ẩn nhất, cũng là linh hoạtnhất: cái Tôi và Mặc cảm cái Tôi.Mặc cảm cái Tôi là điểm đồngquy của gần như mọi mặc cảm. Cáigọi là ý riêng (volonté propre) làcon đẻ của nó, nên hễ phá đượcnó, thì ý riêng cũng chết luôn.
Muốn thoát khỏi sự khống chế củacái Tôi, ngoài những “bỏ ý riêng”lặt vặt ra, thiết tưởng phải đếncầu cứu ở tình yêu, tình Chúavà tình người, để cái Chúngtôi hình thành do đó sẽ hoá giảicái Tôi cô độc và ích kỷ. Quảthật, chỉ nhờ tình yêu mới rakhỏi thế giới hạn hẹp của cáiTôi. Và chỉ ân sủng Chúa mớisinh được một tình yêu thuần khiết.
Con đường Mềm và cáinhìn Âm dương
Ðể có sự uyển chuyển, nên họcquen với cái nhìn Âm dương.
Âm dương tuy nghịch nhau, nhưng lại dunghợp được với nhau. Và ta dễchấp nhận những gì mình không quennhìn, nghe, hay cảm, nghĩ, lại còn lợidụng được chúng để tìm raánh sáng và tổng hợp mới từnhững mới cũ giao nhau.
Âm dương tuy nghịch nhau, nhưng lại tìmnhau như những bù trừ không thểthiếu. Và ta dễ sống với nhữngcon người khác mình, lại cố dung hòakhuynh hướng của mình với mộtcái nghịch chiều đối xứng, hầuchúng mài trơn cho nhau những chỗ su si,sắc cạnh. Ðứng thế, thẳng thắnsuông thì sinh tàn nhẫn, hiền từsuông thì dễ nhu nhược. Nhưng nếuhai đức giao nhau, chúng sẽ hoàn thiệnlẫn nhau.
Âm dương tuy phân đấy, nhưng lắmkhi bằng một phân biệt rất tươngđối. A sáng hơn B ư, ta thấy B làtối; nhưng trước một điểm tốihơn, thì B lại sáng lên. Nên phânđịnh âm dương cũng là một phânđịnh uyển chuyển, không tuyệt đốihoàn toàn. Trước cái nhìn ấy,không một người, vật, sự việcgì là xấu hay tốt hẳn; cũng khôngmột lối sống nào là lỗi thờihay hợp thời mọi mặt…
Âm dương tuy phân, nhưng đườngphân không sắc nét, như giữa sángvà tối ấy. Và nhận định âm dươngsẽ càng uyển chuyển thêm. Chân lýđức tin tuy là một, nhưng khám pháchân lý thì mỗi thời mỗi khác,mỗi văn hóa mỗi đổi thay. Sống đạotuy là đồng hóa với Chúa nhậpthể, chịu chết và phục sinh đấy,nhưng mỗi người nhấn mạnh hơnvào một trong ba mầu nhiệm, và nhấnvới sức ấn khác nhau, chứ khôngnhất định chỉ xuất thế hay nhập thếmới là đúng, và đúng cho hếtmọi người trong cụ thể.
TÓM LẠI
Lấy cứng chọi cứng thì dễ bịtổn thương. Ðứng về mặt tâmlý, điều ấy càng rất rõ, nhấtlà với những khám phá ngày nayvề tầm quan trọng của vô thức. Vìthế, không nên Duy ý chí (volontarisme)trong tu thân, mà hãy đi vào con đườngMềm của nước.
Không gì mềm bằng nước, hễ địchlấn thì nước lui, hễ địch lùithì nước tiến, mà nước chẳngthất bại hay tổn hại chi cả. Mà cũngchẳng ai tranh đua với nước làmgì, vì nước có kiêu căng, háothắng đâu, nước luôn luôn tìmchỗ thấp mà. Nước cũng khôngbám vào hình thức nào, nên nướcdễ biến tùy hoàn cảnh, miễn làbản chất nước không đổi.
Chính Chúa Giêsu cũng dạy vững chắcchính mình: “đơn sơ như chim câu,”nhưng mềm dẻo trong đường lối:“khôn như con rắn.” Người ta dễcứng nhắc khi vụ vào tiểu tiết vàhình thức, nhưng sẽ thoáng hơn khichú trọng đến cái chính yếu vàtinh thần. Con đường khoáng đạtấy cũng là Luật Thần khí, như Phaolôdiễn tả.
Vậy, trong chiến đấu thiêng liêng, tahãy Mềm, nghĩa là khéo luồn lách,biết tiết kiệm sức mình và lợidựng sức địch. Lợi dụng sứcđịch khi hoán chuyển xung động, biếncám dỗ thành tình cảm lành thánh.
Và hãy Thấp, nghĩa là vét rỗng cáiTôi để hạ mình và uốn mình theoý chúa. Khiêm nhu và tin tưởng, tôisẽ có sức Chúa làm sức mạnhcủa tôi.
Ðồng thời sống chữ Tùy, nghiãlà tùy thời, tùy hoàn cảnh màđổi thay ở hình thức và đườnglối.
Hoành Sơn [1]
[1] Tác giả là họcgiả chuyên nghiên cứu về các luồngtư tưởng Phương Ðông. Ðâylà bài viết trích từ chương 6,tt 113-136, trong bộ THẦN HỌC THIÊNG LIÊNG biên soạn sắp xong của tác giả.
[2] Phòng bệnh bằng cách đưa mầm bệnh vào cơ thể để luyện cho bạch huyết cầu quen chống đỡ, là một việc làm rất táo bạo của Pasteur, nhưng hiệu quả lại thật kỳ diệu. Dĩ nhiên khi còn yếu, thì phải tạm tránh cám dỗ để luyện đức dần dần.