“Người hỏi bà: ‘Bà muốn gì?’ Bà thưa: ‘Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy’” (Mt 20,21) Dẫn vào Ngồi bên tả bên hữu Đức Ki-tô… Trên đường đi Giê-ru-sa-lem, Thầy Giê-su báo trước cuộc tử nạn, các tông đồ lại chỉ nghĩ đến vinh quang trần thế; lúc “bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su” thì chỉ mải tìm danh vọng, chỉ muốn xin địa vị cho hai người con của bà, khi Thầy Giê-su được “vinh quang…”: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy…”.[4] Ta tự vấn xem có khi nào quý chức hội đồng mục vụ giáo xứ quên đi nhiệm vụ của mình: “Nắm bắt tình hình chung của giáo xứ, nhất là hiện trạng đời sống đức tin và phong hóa trong giáo xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài): (1) góp phần tích cực trong việc hoạch định chương trình mục vụ, đề ra phương thức và phân công thực hiện; (2) phối hợp hài hòa các công tác của các đơn vị mục vụ trong sự tôn trọng tính tự lập của từng đơn vị; (3) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, và báo cáo kết quả; (4) góp phần giải quyết những vấn đề (hài hòa những khác biệt, xóa dần những xung khắc, giải tỏa những bất đồng) trong tinh thần liên đới, tương trợ và hiệp thông; (5) góp phần chia sẻ trách nhiệm trong việc quản trị tài sản giáo xứ;[5] (5) tích cực bồi dưỡng tri thức, nâng cao tinh thần, tạo thêm năng lực làm việc tập thể và dấn thân phục vụ trong yêu thương”.[6] Thế nhưng, như các môn đệ trên đường đi Giê-ru-sa-lem với Thầy Giê-su, không hoàn toàn đồng cảm được với Thầy Giê-su, mà chỉ toan tính chuyện chức tước, quyền hành ai trên ai, “những xôi thịt chợ đời” vẫn hằn đậm vết “thường xuyên hoặc thỉnh thoảng”, thì những thành viên quý chức hội đồng mục vụ giáo xứ, khi thi hành bổn phận của mình, có khi nào chỉ lo trục lợi “cách tinh vi” cho danh dự “hão” của gia đình hay bản thân! Ta xem lại. Được ở bên Chúa trên Thiên Đàng Khẳng định về sự tồn tại của thiên đàng, Thánh kinh cho biết thiên đàng là một nơi có thật.[7] Vượt ra ngoài giới hạn của trái đất, ngoài phạm vi các tinh vân vũ trụ, thiên đàng là nơi Chúa ngự trị. Vậy nói khác đi, Chúa ở đâu thiên đàng ở đấy. Vì thế, với trách nhiệm của mình, quý chức HĐMVGX một mặt hãy siêng năng cầu nguyện để được ở bên Chúa “hôm nay và ngày mai”, mặt khác tìm cách giới thiệu Chúa, đưa lời của Người vào “… đời sống đức tin và phong hóa trong giáo xứ”.[8] Nghĩa là, dưới sự hướng dẫn của cha xứ, quý chức hội đồng mục vụ giáo xứ hãy: (1) “góp phần tích cực trong việc hoạch định chương trình…”; (2) “phối hợp hài hòa các công tác…”; (3) “theo dõi, đôn đốc, kiểm tra…”; (4) “góp phần giải quyết những vấn đề…”; (5) “góp phần chia sẻ trách nhiệm…”; (5) “tích cực bồi dưỡng tri thức…”.[9] Tính khái quát của vấn đề này có thể tìm thấy trong độ sâu hiểu biết về vai trò diện rộng của những thừa tác viên quản trị mục vụ: … nếu Mục vụ tổng quát trong nhãn quan quản trị mục vụ ý thức về sự liên ngành của các môn học trong mục vụ, thì các từ ngữ trong chương này là dịp để trình bày đôi điều về sự liên ngành đó trong lãnh đạo mục vụ, quản trị mục vụ, cung cách phục vụ, và vai trò của người phục vụ.[10] Chuyện minh họa Dựng nhà xong, một người nọ chặt tre làm máng nước, chặt cây làm thùng đựng tiền. Máng tre dẫn nước từ suối vào trong nhà để sử dụng. Thùng đựng tiền thì ngày ngày nhận tiền bỏ vào cũng như được lấy ra để tiêu xài. Công dụng và ý nghĩa của hai vật dụng là thế. Triết lý sống của gia đình này là vậy. Vâng, cuộc đời quả là vậy, là thế. Quan niệm thế nào sẽ nhìn cuộc đời như vậy; suy nghĩ thế nào sẽ sống như thế. Hiểu biết trách nhiệm và bổn phận mà chu toàn thì sẽ sống tốt; định hướng đời mình đúng sẽ trực chỉ thiên đàng. Yêu mến thiên đàng không tùy thuộc vào việc ngồi bên tả bên hữu theo quan niệm trần thế cho bằng làm sao chắc chắn được ở bên Chúa trên thiên đàng. Vì thế, nếu có ba loại người trong đời, thì hãy chắc chắn cả ba đều có thể là “bạn hữu” của ta: (1) “người yêu ta” làm ta được ấm áp, được nâng đỡ; (2) “người ghét ta” khiến ta cẩn trọng, khiêm tốn hơn; và (3) “người lạnh lùng với ta” dạy ta cách tự lập. Nếu như có người chỉ vì một điểm tốt của ta mà tha thứ cho ta tất cả những điểm không tốt, thì ta hãy trân trọng sự tốt lành của người ấy. Nếu như có người chỉ vì một một điểm xấu của ta mà muốn hại ta, thì ta hãy luôn cẩn trọng, khiêm tốn. Nếu như có người chẳng quan tâm điểm tốt, điểm xấu của ta, thì ta hãy xem đó là dịp tốt để học cách tự lập. Không nên tranh giành việc được ngồi bên tả bên hữu…, nhưng hãy quan trọng việc được ở bên Chúa cả đời này lẫn đời sau. Để kết: Câu hỏi giúp thảo luân 20-4-2019, GTHH [1] (1) “Âm” (陰): bên trái là bộ “phụ” (阝) (núi đất); bên phải phía trên là “kim” (今) (hình nóc nhà); bên phải phía dưới là “vân” (云) (bị che khuất). Theo đó, “âm” chỉ phía mặt trời bị che khuất, nên tối tăm, cây cối không phát triển. (2) “Dương” (陽): bên trái là bộ “phụ” (阝) (núi đất); bên phải phía trên là “nhật” (日) (mặt trời đã lên khỏi đường chân trời; bên phải phía dưới là “vật” (勿) (mang hình các tia sáng rọi xuống). Theo đó, “dương” chỉ phía có ánh sáng mặt trời chiếu vào, nên sáng rỡ. [4]Mt 20,21. [5] X. BGL 1983, đ. 537. [6] Ta, “Điều 11: Nhiệm vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ” trong Thần học mục vụ, Tập 1 (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2015), 761-2. [7] X. Ga 3,13; Cv 1,9-11; 2 Cr 12,1-4; 1 Tx 4,17; Kh 4,1; Tv 14,2; 103,11; G 26,7; Is 14,13. [8] Ta, “Điều 11: Nhiệm vụ của hội đồng…”, 761-2. [9]Ibid. [10] “Vai trò phục vụ này được trình bày qua các từ ngữ: mục vụ (pastoral), thừa tác vụ (ministry), thừa tác viên (minister), phục vụ (service), lãnh đạo (leadership), và quản trị (management). Theo đó, các thuật ngữ chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể sẽ là: đại diện, lãnh đạo, liên lạc, hòa giải, thu thập và tiếp nhận thông tin, phổ biến thông tin, cung cấp thông tin, quyết định, giải quyết xáo trộn, phân phối tài nguyên, đàm phán…. Tóm lại, tuy có không ít những điểm tương đồng, quản trị mục vụ và quản trị kinh doanh có sự khác biệt rất căn bản về lý do, mục đích (và thường khi cả phương thế) của việc phục vụ” (Ta, Mục vụ tổng quát…, 7).
Trong một trận chiến cam go, nếu có bên nào hoặc tấn công “xông bên trái đánh bên phải một cách hăng hái”, hoặc “tích cực phòng vệ hết bên phải rồi đến bên trái” đều có thể gọi đó là cuộc chiến “tả xung hữu đột” (左衝右突); nghĩa là, liên tục tấn công hoặc chống đỡ đủ mọi phía. Còn quy tắc “nam tả, nữ hữu” thì khác (dựa vào lý thuyết âm dương trong triết học cổ đại).[1] Phải, mọi sự vật trong đời đều có “âm dương”; thật vậy, trong dương có âm, trong âm có dương.[2] Cùng hiện hữu trong một thực tại, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại cách ổn định.[3]
Tuy nhiên, “ngồi bên tả bên hữu một ai…” thì lại là “câu chuyện rất khác”, bởi đó: (1) không phải là trận chiến cam go mà là chiến trận “cực kỳ cam go” và hết sức dai dẳng; (2) không phải chỉ cần có sự thăng bằng để tồn tại mà còn “cần phải tồn tại để tạo sự quân bình”. Thật vậy, ngồi bên tả bên hữu Đức Ki-tô có vẻ là một khát vọng trần thế “rất tự nhiên” của người mẹ Gia đình Dê-bê-đê dành cho hai người con yêu quý của mình. Khuynh hướng này phải chăng vẫn mãi còn, hoặc thậm chí, còn mãi một cách tinh vi hơn xưa, tồn tại ở nhiều nơi trong Giáo hội hiện nay: nơi các đoàn hội giáo xứ, đặc biệt nơi quý chức ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ? Vì thế, khát vọng được ngồi bên tả bên hữu Đức Ki-tô là có thật; điều quan yếu phải thực hiện: nâng khát vọng tự nhiên ấy lên thành “‘siêu khát vọng’: được ở bên Chúa trên thiên đàng”.
1. Bạn có ước nguyện gì cụ thể khi dấn thân phục vụ trong giáo xứ, giáo hạt, giáo phận…?
2. Khi thi hành nhiệm vụ trong giáo xứ, bị cám dỗ tranh giành những “lợi lộc trần thế…”, quý chức các hội đồng, hội đoàn giáo xứ cần phải làm gì để “được ở bên Chúa” cả đời này lẫn đời sau?
[2] Thuyết âm dương trình bày hai mặt của một thực tại, đối lập nhau nhưng lại hòa quyện và thống nhất với nhau trong muôn vật, không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của tiến hóa và phát triển.
[3] Thuyết âm dương cũng cho rằng đàn ông là “dương”, đàn bà là “âm”. Trong hữu thể người, phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là dương phía tay phải là âm.