Nhưng, sau khi có chữ ”New; Nouvelle” trước danh từ ”Evangelization, Évangélisation”, một số người Việt dùng thành ngữ: Tân Phúc-Âm-hóa.
Còn ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN (trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam) dịch các chữ ”THE NEWEVANGELIZATION” sang tiếng Việt là: ”LOAN BÁO TINMỪNGCÁCH MỚI MẺ” khiến tôi vô cùng VUI MỪNG bởi vì Ủy Ban dịch CHÍNH XÁC thành ngữ do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ”NGHĨ RA”! Thành ngữ ấy đã trở thành QUÁ phổ biến trong Giáo Hội Hoàn Vũ và trên mạng. Do đó, tôi KHÔNG ”dịch”: TÂN-PHÚC-ÂM HÓA” bởi vì thành ngữ NÀY không ”hài hòa” với NỘI DUNG Tông Thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô và lời giải thích của đương kim Giáo Hoàng về Tông Thư ấy!
Để chứng minh rằng cách DỊCH của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin là chính xác, ĐÚNG VỚI Kinh Thánh, với ”ngữ nguyên” (étymologie) Hylạp ”εὐαγγέλιον” (eu–angel–ion), tôi xin mạo muội trình bày tuần tự như sau:
I- Đúng với Kinh Thánh
A- TIN MỪNG bàng bạc trong Cựu Ước
Vườn Êđen là Địa Đàng chan hòa niềm hân hoan, vui MỪNG khi loài người chưa phạm tội. Sáng Thế 3,15 là TIN MỪNG về Ơn Cứu Rỗi. Thiên Chúa có đường lối mầu nhiệm của Ngài để uốn nắn con người qua bao thử thách. Đây là bằng chứng về TIN MỪNG thiêng liêng cho người biết ”cậy trông” vào Đấng Quan Phòng: ”Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt với tiếng REO MỪNG. Those who sow in tears reap with shouts of JOY.” (T.Vịnh 126,5) Xin xem thêm 1-4 trong chương vừa nêu. Lời Chúa trong I Macabê 5,54: ”Họ vui MỪNG hoan hỷ lên núi Xion dâng lễ toàn thiêu.” cũng là một trong rất nhiều ”tiền trưng” về TIN MỪNG Cứu Chuộc trên đồi Golgotha. Vì thế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới có lời ca: ”Giờ đây, trên Bàn Thờ bao VUI SAY, đoàn con hợp dâng Thánh Lễ.”
B- TIN MỪNG trong Tân Ước
Trong Tân Ước, có bốn Sách TIN MỪNG. Việc ”Truyền TIN cho Trinh Nữ Maria” là phần ”mở màn” (mạc khải, khai mạc) Chương Trình Cứu Độ KHIẾN Giáo Hội viết lên kinh ”Kính MỪNG” như cách chào của Thiên Sứ. Lời ”Xin Vâng” của Trinh Nữ không những là Chìa Khóa mở ”Cửa Thiên Đàng” cho Mưa Cứu Chuộc, mà còn là TIN MỪNG kính dâng Thiên Chúa Ba Ngôi, cho Thiên Thần, cho Tổ Phụ, cho bao nhiêu ”người khuất bóng” mải miết trông chờ TIN MỪNG về Đấng Messia, nhất là cho thế hệ tương lai. (Nhưng lại là TIN BUỒN cho Satan và bầy tôi của nó.)
Càng đọc Luca 1,35, tôi càng Vui MỪNG vì Thiên Chúa Ba Ngôi CÙNG ”thể hiện” Quyền Năng của các Ngài nơi THÁNH ĐIỆN Mới là Trinh Nữ. Vừa nghe Trinh Nữ ”xin thành sự nơi Nàng”, hẳn Thiên Sứ MỪNG khôn tả, cảm động, bèn vội vã từ giả Nàng, KHÔNG nói gì thêm. Sứ Giả ĐẦU TIÊN đon đả lên miền núi BÁO TIN MỪNG chính là Trinh Nữ. Người đầu tiên ĐÓN nhận TIN MỪNG là Bà Êlidabet và thai nhi Gioan đang nhảy MỪNG. Câu nói của Trinh Nữ: ”Thần trí tôi nhảy MỪNG” chính là lời ”Giáo Huấn” ĐẦU TIÊN tối quan trọng cho Kitô hữu. Vì thế, Giáo Hội mới có kiệt tác Magnificat! TIN MỪNG tối thượng là Chúa Phục Sinh như trong lời ca: ”MỪNG Con Thiên Chúa phục sinh KHẢI HOÀN!” và như trong Kh. Huyền 19,6-7: ”Tôi lại nghe như có tiếng hô của đoàn người ĐÔNG ĐẢO, như tiếng nước LŨ, như tiếng SẤM vang dữ dội: “Hallêluia! Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng đã lên ngôi hiển trị.Nào ta hãy vui MỪNG hoan hỉ dâng Chúa lời tôn vinh.” (K.H 19,6-7) Đài Phát Thanh Vatican cho chúng ta nghe nhạc dào dạt niềm vui MỪNG: ”Christus vincit! Christus regnat! Christus! Christus imperat! (Kitô CHIẾN THẮNG! Kitô ngự trị! Kitô! Kitô quản trị!)
Tóm lại, nỗi vui MỪNG là ”sợi chỉ khâu” Cuốn Kinh Thánh là ”Sách của mọi cuốn sách” bởi vì đó là Giao Ước về Tình Yêu (Alliance d’Amour) của Thiên Chúa! (Ở phần X, có thêm dẫn chứng.)
II- Đúng với ngữ nguyên Hylạp
Tiếp đầu ngữ (prefix) ”eu” có nghĩa: TỐT LÀNH; ngữ căn (radical) ”ángel” có nghĩa: ”sứ giả; người MANG TIN”; tiếp vị ngữ (suffix) ”ion” chỉ KẾT QUẢ việc làm. Để dễ nhận ra thêm tính CHÍNH XÁC trong cách dịch của UBGLĐT, tôi xin ghi kèm chữ tiếng Anh sau chữ Việt: (Việc) Loan báo TIN (angelization) MỪNG (ev) cách mới mẻ (new). Có thể viết với ”danh động từ” (gerund): EVANGELIZING WITH NEW METHODS. (Nhóm ”with new methods” là ”trạng ngữ; ngữ trạng từ” (adverb phrase), có phần việc là ”modifying” the gerund ”Evangelizing.)
III- Ví dụ về động từ có nghĩa: HÓA
Chữ ”Evangelization” có ngữ nguyên ”mang” nghĩa: BÁO, chứ KHÔNG phải: HÓA! Tôi xin nêu ví dụ về chữ HÓA như sau: Urbanize a rural area: convert it INTO an urban area. (Thành thị hóa vùng quê: biến (HÓA) nó ”thành” phố xá.) Như vậy, LÀM SAO có chuyện ”Chúa Giêsu Kitô Phúc-Âm-hóa dân Dothái”, tức là BIẾN họ THÀNH Phúc Âm? Ngài LOAN BÁO TIN MỪNG cho HỌ (but He evangelized them) như nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô 16 viết: ”Jesus said: I came to evangelize the poor. Ta đến LOAN BÁO TIN MỪNG cho người nghèo khó.” (VIII C có viết về ”giáo HÓA”)
IV- Xin thử đề nghị cách dịch
Theo thiển ý, có thể một số vị nghĩ rằng cách dịch của UBGLĐT dài BẢY chữ, cho nên cần dùng BỐN chữ thì gọn hơn. Thật ra, UBGLĐT muốn NHẤN MẠNH chữ CÁCH, tức là BẰNG phương pháp MỚI MẺ, có NGHĨA là mới HOÀN TOÀN, khác VỚI trước đây, đúng như chúng ta đã, đang và SẼ còn thấy. Bắt chước cách ngắn gọn là ”Tân Phúc-Âm-hóa”, nếu cho rằng TÂN là bổ từ của HÓA hay của cả nhóm từ ”Phúc-Âm-hóa” thì tôi xin đề nghị dịch: TÂNBÁOTINMỪNG là cách tương tự với thành ngữ NEWEV(ANGEL)IZATION do Cố Giáo Hoàng đề ra.
V- Chữ TÂN và chữBÁO
Hai chữ TÂN và BÁO là cách người Việt phát âm từ新 (tân) và từ 報 (báo: ”nói cho biết”) như 報信: báo tín; báo hỉ; báo tang… Phát âm như thế là sự sáng tạo của Ông Cha mình để rồi, khi có Quốc ngữ viết bằng mẫu tự Latinh, chúng ta cũng tự hào, như người Pháp, rằng mình có chữ TÂN, chữ BÁO, chữ AN, chữ YÊN… nằm trong KHO TÀNG tiếng Việt. (Theo thiển ý của tôi, nên ghi tựa đề VIỆT-HÁN TỰ ĐIỂN thay vì HÁN-VIỆT TỰ ĐIỂN bởi vì, trong Tự Điển của Cụ Đào Duy Anh, chữ Việt của chúng ta đứng TRƯỚC chữ Hán. Các nhà ngôn ngữ Pháp cho biết: Tiếng Pháp là ngôn ngữ LAI (langue métisse), chừng 80%từ vựng của họ có gốc của các nền văn minh mà học tiếp xúc với. Tuy nhiên, họ rất tự hào về tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ chính thức được dùng ở các Tổ Chức quốc tế.) Vậy thì nên ghi tựa đề ”Tự Điển Việt-Hán” như đã nêu.
VI- Chữ TÂN trong TÂN BÁO là loại từ gì?
BÁO là động từ, còn TÂN là TRẠNG TỪ: Adverb. Xin nêu ví dụ các chữ khác: TÂN biên, TÂN chế, TÂN cử, TÂN dụng, TÂN định, TÂN lập, TÂN soạn, TÂN tạo, TÂN tuyển… Nhưng, nếu hiểu ”TÂN BÁO TIN MỪNG” là VIỆC LÀM như trong ”New Evangelization” thì TÂN là TÍNH TỪ (adjective) của BÁO. Cũng có thể dịch cách này: ”Tân loan báo Tin Mừng” để tránh sự hiểu lầm rằng ”Tân Báo” là tờ Báo mới về Tin Mừng.
VII- Cách giải nghĩa chữ Pháp ”Nouvelle Évangélisation”
C’est La NOUVELLE ACTION d’évangéliser.” (Đó là việc TÂN BÁO TIN MỪNG.) Đức Thánh Cha Bênêdictô dạy: TÂN BÁO TIN MỪNG là dấn thân, KHÔNG phải TÁI loan TIN MỪNG, mà là LOAN TIN MỪNG theo cách MỚI, MỚI trong HĂNG SAY, trong PHƯƠNG PHÁP, trong cách BIỂU HIỆN….Tân Báo Tin Mừng là can đảm DÁM dùng đường lối MỚI, đương đầu với điều kiện MỚI, trong đó Giáo Hội được mời gọi SỐNG HÔM NAY VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG.
Người Pháp có hai ”thành ngữ trạng từ” (locutions adverbiales): ”à nouveau” và ”de nouveau” với nghĩa khác nhau. Chữ ”à nouveau” là ”bắt đầu lại bằng phương pháp MỚI”; còn ”de nouveau” là ”LẶP LẠI thêm lần nữa”; như vậy, nếu dùng động từ THAY cho ”Nouvelle Évangélisation” thì tôi có thể viết: évangéliser à nouveau, chứ KHÔNG phải ”réévangéliser” hay ”évangéliser de nouveau”!
VIII- Thành ngữ”Tân Phúc-Âm-hóa” gây nên trở ngại gì?
A-Phức tạp của ”từ ghép”: Tân Phúc-Âm-hóa
Ngày nay, không còn GẠCH NỐI giữa hai chữ ”Phúc Âm”. Vả lại, cách ghép từ như thế ”KHÔNG thuần” Việt. Chúa Giêsu có DÙNG chữ HÓA trong câu này: ”Hãy đi và làm cho (cải HÓA) muôn dân TRỞ THÀNH môn đệ của Ta…” (Math. 28,19) Bản dịch bằng tiếng Pháp dùng chữ ”faire” theo ý này: faire de quelqu’unquelqu’un: Biến đổi ai THÀNH người như thế nào đó.” Ví dụ: L’amour a fait d’elle une femme heureuse. Tình yêu đã làm nàng TRỞ THÀNH bà vợ hạnh phúc.”
B- Khó phân tích văn phạm (ngữ pháp)
Chữ TÂN ”cách XA” chữ HÓA, ”nằm SÁT” chữ ”Phúc-Âm” thì KHÔNG rõ nghĩa bằng thành ngữ TÂN BÁO TIN MỪNG bởi vì TÂN là bổ ngữ của BÁO. Để thấy rõ ”phần việc” (function) của chữ TÂN, tôi xin nêu ví dụ khác: Có người Việt viết: ”TÂN SÁNG THẾ KÝ”, tức Bốn TIN MỪNG. Như vậy, chữ ”tân” KHÔNG phải bổ từ (modifier) của KÝ, mà là của SÁNG THẾ! TÂN là ”tính từ miêu tả” (adjectif descriptif) cho danh từ SÁNG THẾ mà thôi! Viết với gạch nối: ”Tân-Sáng-Thế Ký” cũng KHÔNG ổn bởi vì VĂN PHẠM (ngữ pháp) tiếng Việt PHẢI có ”Hồn Việt”, chứ KHÔNG thể ÉP ”nó” THUẦN PHỤC bất cứ văn phạm của nước nào cả. Tại sao không viết ”SÁCH Tân Sáng Thế” để trẻ em Việt cũng DỄ hiểu? (Tôi từng nói với người ngoại quốc thế này: ”Hier, moi aller Nha Trang. Yesterday me go Nhatrang.” thay vì như các người phải nói, viết: ”Hier, je suis allé à Nhatrang. I went to Nhatrang yesterday.” bởi vì chúng tôi có thể BỎ giới từ, bỏ luôn ”trợ động từ”, bỏ ”thì quá khứ”, không có ”quá khứ phân từ” bởi vì trạng từ ”hier; yesterday” vốn hàm ý ”quá khứ”, cho nên văn thơ Việt lãng mạn hơn, ví dụ: ”Vầng trăng úa lơ lửng treo ven đồi.” Còn các người chắc phải viết: ”Ánh sáng có màu vàng úa của trăng được treo dùng dằng ở bên ven của ngọn đồi.”)
Tiếng Việt trong sáng như thế thì tại sao chúng ta KHÔNG viết, nói ”Tân Báo Tin Mừng” cho dễ hiểu, cho xuôi tai? Tại sao phải viết, nói ”Tân Phúc-Âm-HÓA” là cách ghép từ theo bút pháp CỦA nước khác? Chữ HÓA trong ”Tân Phúc-Âm-HÓA” là DANH TỪ thì chữ BÁO trong ”Tân Báo Tin Mừng; Tân Báo Phúc Âm” cũng là DANH TỪ. ”Báo Tin Mừng” (évangéliser; Évangélisation) là cách dịch đơn giản, quá ”quen thuộc” bởi vì Chúa là ”Tình Yêu vô bờ nên Ngài là Tác Giả của TIN MỪNG CỨU RỖI” như trong lời Kinh Rất Thánh Giá. có câu: ”Cho kẻ có phước đặng phần VUI MỪNG, cho kẻ có tội đặng lòng TRÔNG CẬY, cho kẻ yếu đuối đặng nhờ SỨC MẠNH, cho kẻ khốn nạn đặng sự AN LÀNH… Cây Rất Thánh Giá TỐT LÀNH rất mực… Vậy Cây Thánh Giá nên giống BÁU LÀNH vô lượng vô biên…”
C- Gây nên ngộ nhận
Dành rằng Chúa Giêsu có phán trong Matthêô 28,20: ”… DẠY BẢO họ tuân giữ những điều Ta đã truyền cho các con…”, nhưng, KHÁC với ”Thầy Giêsu cũng là Thiên Chúa”, khi giải thích chữ HÓA theo nghĩa là GIÁO DỤC, GIÁO HÓA, chúng ta dễ BỊ hiểu lầm như thế nào đó. Xin thử cắt nghĩa nhóm từ ”tân Phúc-Âm-hóa Việt Nam” với nghĩa ”giáo dục, giáo HÓA” thì SẼ….
IX- Tránh ngộ nhận
Để tránh ngộ nhận, chúng ta cần làm theo lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: ”Điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta chứng tỏ rằng mình SỐNG đức tin CỤ THỂ qua TÌNH THƯƠNG, SỰ HÀI HÒA, NIỀM VUI, ĐAU KHỔ vì sống như thế là nêu lên câu hỏi như vào thời kỳ đầu của đoạn đường Giáo Hội: Tại sao họ sống như thế? Điều gì thúc đẩy họ? Đó là những câu hỏi dẫn tới trọng tâm của việc loan BÁO TIN MỪNG là làm CHỨNG cho đức tin và đức mến. Điều chúng ta cần, nhất là ngày nay, là chứng nhân ĐÁNG tin cậy, khơi dậy sự THU HÚT cho (Chúa) Giêsu Kitô và cho VẺ ĐẸP của Thiên Chúa bằng cuộc SỐNG, nhưng cũng bằng LỜI NÓI, làm cho TIN MỪNG trở nên HỮU HÌNH.”
X- Chữ TIN MỪNGđược dùng rất nhiều
A- Trong các bản dịch và tài liệu
Trong bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, KHÔNG có chữ ”Phúc Âm”, mà CHỈ thấy chữ TIN MỪNG, chẳng hạn: Vị trí và nguồn gốc của bốn sách TIN MỪNG. 2- Trong ”Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, cũng CHỈ thấy chữ TIN MỪNG mặc dầu, ở ”Mục Lục Các Đề Tài”, có ghi: PHÚC ÂM / TIN MỪNG (ÉVANGILE)! 3- Trong ”Nghi Thức Thánh Lễ” có ghi: ”Theo bản dịch mới của Ủy Ban Phụng Tự Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam 2005, phó tế hoặc linh mục (đọc): TIN MỪNG Chúa Giêsu Kitô theo thánh… 4- Rất nhiều Trang Mạng cũng dùng chữ TIN MỪNG, chẳng hạn: Tin Mừng theo thánh Luca (ở ”Radio Giờ Của Mẹ) và bài của Lm Võ Tá Khánh:LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ. (x. Cong Giao Viet Nam)5- Trong Youcat: TÂN ƯỚC (27 cuốn) ghi: Các sách TIN MỪNG: Mat-thêu (Mt), Mác-cô (Mc), Lu-ca (Lc), Gioan (Ga).
B- Trong Cựu Ướcvà Tân Ước
1- Sách Isaya 40,9: ”Hỡi kẻ báo TIN MỪNG cho Xion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan TIN MỪNG cho Giêrusalem.” 2- Luca 2,10: ”Nhưng sứ thần bảo họ: “Này tôi BÁO cho các người TIN MỪNG trọng đại, cũng là TIN MỪNG cho toàn dân.” (Xin xem thêm chữ TIN MỪNG trong Lc. 3,18; Lc. 4,18; Mat. 4,23; Mat. 26,13; Mc. 1,1; Marcô 13,10 và rất nhiều nơi khác.)
XI- Lời kết
Tôi CHƯA HỀ ”nghe, thấy” ai dịch Luca 2,10 là lời Sứ Thần báo TIN MỪNG cho mục đồng: ”Ta PHÚC-ÂM-HÓA các người…!” hay: ”Ta báo cho các người một PHÚC ÂM…!”
Nơi thiệp Giáng Sinh trên thế giới đều có các chữ diễn tả tâm tình: ”MỪNG MERRY, JOYEUX”. Luca 24,32: ”…lòng chúng ta đã chẳng BỪNG CHÁY sao?” Tiểu đoạn cuối cùng trong Luca: ”Bấy giờ, các ông… lòng ĐẦY HOAN HỈ …” Thành ngữ ”Tân Phúc-Âm-hóa” làm mất ”ý nghĩa: BÁO TIN” của ngữ căn ”ángel” (messenger: a person carrying information, news, message: người mang TIN.) Người mình viết: ”Bản TIN, Tờ thông TIN”, chứ không hề có: Bản ÂM, Tờ thông ÂM!
Tháng KÍNH MỪNG Mẹ Chúa Giêsu, Chúa Nhật, 27.10.2013
Đaminh Phan văn Phước
(*) Một số nhà khảo cổ chứng minh chữ Việt có trước tiếng ”Hoa”, sử học gia Lê Mạnh Phát phát hiện cổ vật của Hán Văn Đế cho thấy HÁN THƯ cũng dùng phương NGÔN của người Nam Việt. Tuy nhiên, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt cũng chịu ảnh hưởng nhà Hán và chữ Nho.
Kính mời nghe nhạcCHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2012 – YouTubevà xem Thiệp Giáng Sinh:
JOYEUX NOEL – Google-Suche;MERRY CHRISTMAS – Google-Suche