Có thể nói như vậy. Tuy nhiên, nói cho đúng, con người là một tổng hợp gồm thể xác và linh hồn, dĩ nhiên, linh hồn là phần cao quý hơn cả.
2. Xin ông chứng minh là con người có linh hồn.
Một người sống thì khác với một người chết. Sự khác biệt giữa xác chết và người sống là linh hồn. Một xác chết thì không thể ăn uống, không thể cử động, không thể biểu lộ cảm xúc. Nó tan rữa và trở về tro bụi. Nhưng có một điều gì đó ngăn chặn thể xác bạn khỏi bị tan rã, đó là linh hồn. Vì trong mỗi một hoạt động bạn đều tìm thấy một nguyên lý hậu thuẫn. Nguyên lý trong con người mà nhờ đó chúng ta biết suy nghĩ và yêu thương, biết vui buồn, là một điều rất thực. Nó không phải là hư không, không có giá trị bằng cái thể xác mà nó làm cho sinh động. Nó cũng không phải là một hoá chất. Vì không một bác sĩ nào, khi khám nghiệm thân xác, có thể nói cho bạn biết là một hoá chất nào đó đã bị mất khiến thân xác đó không sống được. Nếu chỉ là hoá chất thì các bác sĩ và khoa học gia đã có thể tổng hợp thành chất đó, và chỉ cần một tiếng hô biến của họ là thân xác sống lại. Nhưng thực sự họ không thể làm gì được. Có một điều gì đó mà hoá chất không thêå đạt tới được; đó là linh hồn hoặc thần khí. Hãy nhìn vào khuôn mặt của một con người, và đằng sau những nét sống động được biểu lộ qua đôi mắt của họ, bạn sẽ nhìn thấy linh hồn.
3. Nếu linh hồn là sự khác biệt giữa một vật thể sống động và một thân xác, thì con vật, hoặc ngay cả cây cỏ cũng phải có một linh hồn.
Ðúng như vậy. Một triết thuyết lành mạnh phải công nhận thực vật có sinh hồn (vegetative soul), động vật có giác hồn (sensitive animal soul), và linh hồn bất diệt, thiêng liêng và thông suốt của con người.
4. Chữ thần khí và linh hồn có cùng một nghĩa?
Chữ thần khí (tinh thần) có nghĩa rất rộng. Nó xuất phát từ tiếng Latinh “spiritus”, có nghĩa là hơi thở. Như vậy, đối với con mắt của thể xác thì linh hồn con người vô hình như hơi thở, và hơi thở chứng minh sự hiện diện của linh hồn trong một thân xác, do đó chữ thần khí (tinh thần) có ý nghĩa hoán chuyển, nó thay thế cho chữ linh hồn. Vậy nếu chúng ta coi thần khí là nguyên lý sự sống trong một con người, nguyên lý đó giúp họ sống động, hiểu biết và yêu thương, biết vui buồn, thì thần khí là linh hồn.
Và trong một ý nghĩa rộng hơn, vì những ý định của một người là tùy thuộc linh hồn của họ, nên chúng ta dùng chữ thần khí để nói lên cá tính, và như thế là nói về tinh thần của họ. Nhưng đây chỉ là linh hồn, được thể hiện qua hành động bên ngoài của một người. Do đó, linh hồn là nguyên lý sống động giúp tạo thành sự khác biệt giữa một người sống và một xác chết, trong ý nghĩa này, thần khí và linh hồn thì giống nhau.
5. Không phải linh hồn là hơi thở của Thiên Chúa hay sao?
Không, vì Thiên Chúa là thần khí, một thực thể thuần tuý thiêng liêng, nên không có hơi thở. Sự diễn tả đó là theo lối nói của loài người. Linh hồn là một thần khí, và được gọi là hơi thở của Thiên Chúa chỉ vì nó được tạo dựng bởi Thiên Chúa trong bản chất thiêng liêng hoặc giống như hơi thở.
6. Linh hồn có trước khi được thụ thai?
Không. Thiên Chúa dựng nên linh hồn cho mỗi một thân xác đang được tạo thành. Thật khó để biết chính xác là lúc nào, nhưng quan điểm chung cho rằng ngay khi bào thai bắt đầu xuất hiện.
7. Có phải linh hồn thì bất tử?
Phải. Theo lẽ tự nhiên thân xác sẽ chết; nhưng bản chất của linh hồn thì bất tử.
8. Ông có những bằng cớ nào để biết linh hồn bất tử?
Sự kiện linh hồn bất tử có thể giải thích bởi nhiều điểm.
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba,
Thứ tư,
Như vậy, khi suy tư về cấu tạo đơn thuần của linh hồn, về sự thưởng phạt tương lai có liên hệ đến ý thức luân lý, về việc chấn chỉnh sự bất công của thế giới, và về khuynh hướng nhắm đến cùng đích tối hảo và cuối cùng, thì từ chối sự hiện hữu của linh hồn là điều không hợp lý.
9.
Không chỉ có cuộc sống đời này mà chúng ta có sự hiểu biết. Chúng ta hiểu biết qua hai cách, hiểu biết nhờ thực nghiệm, hoặc hiểu biết dựa trên lý lẽ và uy thế. Tôi có sự hiểu biết thực nghiệm về nước Hoa Kỳ là vì tôi đang sống ở Hoa Kỳ, nhưng tôi không có sự hiểu biết thực nghiệm về Phi Châu. Tuy nhiên bạn không thể nói là tôi không biết gì về Phi Châu. Chắc chắn là tôi biết nó hiện diện. Hiện giờ chúng ta có cảm nghiệm về đời này. Nhưng qua các quy tắc về lý lẽ và qua uy thế của Thiên Chúa chúng ta biết sau khi cuộc đời trần thế chấm dứt chúng ta vẫn tiếp tục hiện diện. Chúng ta không thể mong được hiểu biết thực nghiệm về một trạng thái mà bản chất của nó thuộc về tương lai. Ngoài ra, quy tắc luân lý phải giúp điều hòa cá tính của bạn trong toàn thể cuộc đời, giúp xây dựng một nền tảng luân lý tuyệt hảo như một đức tính thường xuyên của bạn cho đến chết. Nếu quy tắc luân lý bao trùm toàn thể sự sống của bạn, thì nó không thể bị giới hạn vào một giai đoạn ngắn ngủi.
10. Nếu mọi sự bất công sẽ được chấn chỉnh và bù đắp trong thế giới đời sau thì tại sao lại đề cập đến sự công bằng ngay tự bây giờ?
Có lẽ bạn quên một nguyên tắc, chúng ta phải luôn luôn làm điều ngay thẳng vì đúng là đúng. Nếu không, chúng ta sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt chỉ vì điều đó đúng mà chúng ta không làm. Việc chấn chỉnh những bất công thì tùy thuộc Thiên Chúa ở thế giới đời sau, nhưng điều đó không có nghĩa miễn thứ cho con người nhiệm vụ phải thi hành ở đời này.
Con người phải thú nhận có những ơn huệ mà họ lãnh nhận từ Thiên Chúa, và hoàn tất các bổn phận đối với Thiên Chúa, ngay cả khi họ chu toàn bổn phận đối với người khác. Trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều chu toàn bổn phận này, và không sớm thì muộn Thiên Chúa sẽ xét xử họ, bù đắp cho những người bị thiệt hại bởi sự bất công của đồng loại.
11. Sự bất công của đời này đòi hỏi phải có đời sau, nhưng tôi tin vào sự đầu thai.
Sự công bằng cho thấy không phải đời này là tất cả. Nhưng ý tưởng của bạn về sự đầu thai đã dựa trên điều bạn tin tưởng sai lầm rằng, ngoài trái đất này ra không thể có sự sống nào khác. Nói cho cùng trái đất này không cần đến một đời sống khác, vì nếu có, nó cũng chỉ thêm những bất công. Có một đời sống khác tốt đẹp hơn đời này, ở đời sau và một chỗ nào đó. Ðầu thai là chuyện hoang đường.
12. Học thuyết về sự bất tử của ông cho rằng sau khi chết vẫn có sự nhận thức. Tôi không tin điều ấy, nếu không linh hồn sẽ có ý thức dù người ta mê man, hoặc khi thân xác bị tai nạn và trở nên bất động.
Ðiều ông nói không làm mất hiệu lực những gì đã trình bầy ở trên, và cũng dễ giải thích. Khi linh hồn kết hợp với thân xác thì nó hoạt động qua các cơ năng của thân xác. Nếu cơ năng bị tê liệt, linh hồn không thể hoạt động cách trọn vẹn trong khi còn kết hợp với thân xác. Nhưng một khi hồn lìa khỏi xác, ngay lập tức nó có sự hiểu biết và ý chí cũng như sức mạnh yêu thương của chính nó. Giống như khí “hydro” và “oxy” tạo thành một giọt nước. Chỉ khi kết hợp với nhau chúng mới có tác dụng như nước. Khí “hydro” có ở đó nhưng nó không thể tác dụng như chất “hydro” cho đến khi tách khỏi sự kết hợp với “oxy”. Linh hồn và xác làm thành một con người. Và cả hai yếu tố phải cộng tác với nhau trong các sinh hoạt của một con người. Linh hồn không thể hoạt động một cách biệt lập như đơn vị riêng biệt một khi nó vẫn còn kết hợp. Nhưng khi tách biệt, nó có thể tác dụng một cách độc lập cũng như khí “hydro” khi được tách biệt với “oxy”.
13. Giác hồn động vật có bất tử không?
Không bất tử. Ðộng vật không thể sống, không thể hoạt động mà không dựa vào điều kiện vật chất. Ðộng vật không thể vượt trên tri giác để đạt đến mức khả tri. Ngoài ra chúng không có trực giác về luân lý. Do đó giác hồn động vật tùy thuộc vào vật chất vừa để sống và để hiện hữu, và chết là hết.
14. Tại sao một khi được sinh ra, chúng ta lại có quyền hiện hữu đời đời?
Không chỉ có sự kiện được sinh ra mà thôi, nhưng được sinh ra với một bản tính như vậy. Linh hồn thì rất thích hợp với bản tính tồn tại đời đời, vì một thực thể thiêng liêng không thể tàn lụi và chết được. Tại sao chúng ta được ban cho bản tính ấy? Vì Ðấng dựng nên chúng ta muốn như vậy. Chúng ta không tự tạo nên chính mình nên chúng ta không thể ban cho chính mình quyền gì cả. Quyền là do Ðấng đã sinh ra chúng ta. Nếu một nghệ nhân vẽ hình một cô gái trên tấm vải, và giả như tấm hình ấy có thể nói được, thì rất có thể cô ấy hỏi, “Ông có quyền gì vẽ tóc tôi màu nâu?” Nghệ nhân có thể trả lời, “Vì tôi tạo nên cô, tôi có quyền cho tóc cô bất cứ mầu gì tôi muốn.” Thiên Chúa có quyền tạo nên các linh hồn bất tử nếu Ngài muốn. Và chúng ta có quyền sống đời đời là vì Ngài muốn ban cho chúng ta bản tính bất tử.
15. Con người không làm chủ linh hồn. Chính họ là linh hồn. Phúc Âm viết Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào thân xác, và nó trở nên một linh hồn sống động.
Hơi sự sống hoặc là một điều gì đó có thực, hoặc không là gì cả. Nhưng không thể nào một điều không là gì cả có thể làm cho thân xác sống động. Chắc chắn phải là điều gì đó, và điều gì đó đã tạo nên trí hồn (intelligent soul) của con người. Nếu con người không có linh hồn, thì thay vì là một tổng thể của xác và hồn, nó chỉ là thể xác. Và nếu thể xác đó là linh hồn, không lẽ linh hồn lại mang giầy! Tuy nhiên vì bạn tin vào Phúc Âm, bạn sẽ thấy rằng Ðức Kitô rõ ràng đề cập đến sự khác biệt giữa thân xác vật chất và linh hồn khi Ngài nói, “Hãy sờ mà xem, vì linh hồn đâu có xương thịt, như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39 [sau khi Chúa Giêsu sống lại và gặp các tông đồ]). Một thân xác, bởi xương thịt, không thể nào trở thành một linh hồn sống động.
16. Tôi luôn được dạy rằng linh hồn và tinh thần của con người thì giống nhau, nhưng trong một vài đoạn, dường như Thánh Phaolô phân biệt hai điều này. Phải hiểu như thế nào?
Chữ “linh hồn” và “thần khí” (tinh thần) được dùng trong Phúc Âm với nhiều nghĩa khác nhau (Giáo Lý Công Giáo 363). Sách Sáng Thế 2,7 nói rằng Thiên Chúa tạo nên thân xác con người từ đất, thổi vào con người hơi (thần khí) sự sống, và bởi đó “con người trở nên một linh hồn sống động” (dịch theo nghĩa đen). Ở đây chữ “linh hồn” được dùng để chỉ toàn thể con người, gồm thân xác và linh hồn.
Trong Khải Huyền 6:9 và 20:4 lại được dùng khác đi, khi Thánh Gioan trông thấy các linh hồn của những người đã chết vì phúc âm. Chữ “linh hồn” ở đây không chỉ về toàn thể con người, bao gồm thân xác, nhưng để chỉ phần phi vật chất, là thần khí, không bị chết.
Trong hai câu Phúc Âm (1. Thess. 5:23 và Heb. 4:12) “linh hồn” và “thần khí” dường như được dùng với hai nghĩa khác nhau, nhưng điều này không chứng minh là có hai thực thể phi vật chất trong một con người. Các tác giả dùng hai chữ này song song với nhau vì tác dụng thi văn; họ không nói đến các phần tử của một con người.
Giáo Lý Công Giáo soi sáng vấn đề này: “Ðôi khi linh hồn được phân biệt với thần khí? Giáo Hội dạy rằng sự phân biệt ấy không dẫn đến tính cách nhị nguyên của linh hồn. ‘Thần khí’ có nghĩa là qua sự tạo dựng con người được mệnh lệnh phải đạt đến cùng đích siêu nhiên và nhờ ơn sủng linh hồn có thể được nâng lên trên tất cả để hiệp thông với Thiên Chúa” (GLCG 367).
(nguoitinhuu)