Lịch Sử Dòng Tên (5): Dòng Tên Thế Kỷ XVII (1615-1687)

Jesuit - Lịch Sử Dòng Tên (5): Dòng Tên Thế Kỷ XVII (1615-1687)
3 nhà thừa sai Dòng Tên tử đạo tại Nhật Bản (thế kỷ 17) – Ảnh: Guido Cagnacci

Mục Lục
1. Những Ngày Tháng Đầu Tiên (1534-1556)
2. 15 năm đời Tổng Quản thứ nhất – Inhã
3. Dòng Tên nửa cuối thế kỷ XVI
4. Những sứ mạng mới – cuối TK XVI đầu TK XVII

1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT – Quản trị – chính trị:

Châu Âu nửa đầu thế kỷ XVII như một chảo lửa: cuộc chiến tranh 30 năm lôi kéo hầu như toàn bộ Châu Âu vào vòng chiến, cuối cùng là hiệp ước Wesphalen (1648)[1] – hòa bình tôn giáo được xác lập. Cách mạng Tư sản Anh thành công (1640-42).

1615, Aquaviva mất, Muzio Vitelleschi (51 tuổi, người Ý) được bầu vào chức vụ Tổng Quản. Ngài lãnh đạo Dòng trong 30 năm. Tiếp sau đó, 6 vị tổng quản lãnh đạo Dòng trong khoảng thời gian còn lại của giai đoạn này, trung bình mỗi vị khoảng 6,5 năm. Trong thời kỳ của Vitelleschi, Dòng vẫn phát triển ổn định và ít gặp khó khăn từ phía giáo triều.

Đại Hội VIII (11/1645 – 4/1646), ĐGH Innocent 10 can thiệp với những yêu cầu (18 câu hỏi), trong đó những vấn đề cũ từ thời Aquaviva lại được khơi mào. Các yêu cầu đáng lưu ý:

• triệu tập tổng hội 9 năm 1 lần (các đại biểu bị buộc phải đồng ý)

• việc chỉ định giám tỉnh do công hội tỉnh chứ không do Tổng quản,

• những cuộc viếng thăm riêng của Tổng quản đối với các tỉnh.

• nhiệm kỳ các bề trên chỉ được ba năm, để được chỉ định lại, phải trải qua 1,5 năm trống.

Các đời tổng quản sau Vitelleschi ít làm được điều gì quan trọng ngoại trừ nhiệm kỳ gần 20 năm của Oliva (1661-1668): ổn định cơ cấu quản trị của Dòng (bỏ đi những giới hạn của ĐGH Innocent 10 về việc chọn lựa và nhiệm kỳ của các bề trên).

Danh sách các Bề Trên Tổng Quản trong giai đoạn này:

1. Muzio Vitelleschi, Nov 15, 1615 – Feb 9, 1645

2. Vincenzo Carafa, Jan 7, 1646 – June 8, 1649

3. Francesco Piccolomini, Dec 21, 1649 – June 17, 1651

4. Luigi Gottifredi, Jan 21,1652 – March 12, 1652

5. Goswin Nickel, Mar 17, 1652 – July 31, 1664

6. Giovanni Paolo Oliva, July 31, 1664 – Nov 26, 1681

7. Charles de Noyelle, July 5, 1682 – Dec 12, 1686

Nhiệm kỳ Tổng Quản cuối cùng trong giai đoạn này đối mặt nhiều sóng gió : Noyelle phải chịu sự giằng co giữa hai thế lực Tây Ban Nha và Pháp (triều Hapsburgs và Bourbons).

Vấn đề : Tỉnh Bỉ nói tiếng Pháp (vùng đất vốn trước đây bị cai quản bởi TBN, nay bị Pháp chiếm lại) trước đây thuộc vùng (Assistancy) Đức, nay bị Pháp tạo áp lực phải sáp nhập vào vùng Pháp. Vì thế, TBN cũng vì sự việc này cũng tạo áp lực để các tỉnh Dòng Naples, Sicily và Milan (vốn đang chịu ảnh hưởng bởi TBN) chuyển từ vùng Ý sang Tây Ban Nha.

Dòng tiếp tục phát triển, nhưng tốc độ đã chậm lại rất nhiều : 1626-1679 chỉ tăng khoảng 2000 (15544 lên 17655). Con số này chỉ bằng 10 năm đầu nhiệm kỳ của Vitelleschi và thua xa 15 năm cuối nhiệm kỳ của Aquaviva (1600-1615 : tăng 5000).

Nguyên nhân

Tình trạng kiệt quệ tài chính ở các tỉnh Dòng, nhất là ở các tỉnh Dòng lập các trường ít có lợi tức (vì thỉnh nguyện của những người bản xứ vốn không mạnh về tài chính).

Chiến tranh, kinh tế bị đình trệ, nguồn học bổng cho các học viên bị cắt giảm đáng kể, vì vậy việc thu nhận vào Dòng phải cân nhắc (Chiến tranh 30 năm ở Châu Âu : cuộc chiến tranh tôn giáo, kéo dài từ 1618 đến 1648, ban đầu khởi phát ở Đức, sau đó lan ra cả Châu Âu).

Hệ quả

Dòng giải tán một số học viện (kể từ sau Tổng hội năm 1645).


Hạn chế việc thu nhận Tập sinh : 1646, Tổng Quản Carafa yêu cầu các tỉnh không được nhận Tập sinh cho đến khi có lệnh mới ; 1664, Tổng Quản Oliva chỉ cho phép nhận Tập sinh trong điều kiện có thể chăm sóc họ được tốt

Một luận giải : Sự phát triển dường như phải có một chu kỳ, Dòng đã phát triển như vũ bão từ thời cha Inha đến thời Vitelleschi, và hẳn sự phát triển nào cũng sẽ có những phút chùng, đúng hơn là sẽ đến một lúc sự khủng hoảng sẽ xảy đến, vấn đề tài chính đã làm bộc lộ những khủng hoảng này của Dòng.

2. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT – Văn hóa:

a. Phương pháp suy lý mới – Triết học suy lý

Song song với những nỗi lo về tài chính, Dòng còn đối mặt với một tình huống mới trên lĩnh vực trí thức (văn hoá) : một trào lưu triết học mới – đúng hơn là một lối suy tư triết học mới, khởi sự là Descartes – triết học duy lý.

Nền triết học này là một sự đối kháng với nền triết học kinh viện vốn dựa trên nền tảng Aristotle. Triết học Duy lý dựa trên nền tảng các khoa học thực nghiệm : toán, vật lý, thiên văn, sử dụng công cụ suy lý để truy tầm chân lý (khác với triết học Kinh viện thường quy hướng về Thiên Chúa với những mô thức suy luận sẵn có).

Triết học Duy lý cũng làm phát sinh một phương pháp, sau đó hình thành một trường phái triết học khác : phương pháp hoài nghi àchủ nghĩa hoài nghi.

Dòng cũng bắt đầu tìm cách thích nghi trước trào lưu này : từ năm 1650, các sách khoa học được đưa vào các khoá giảng nhiều hơn, ngoại trừ thiên văn học (vấn đề Galile vẫn còn nóng bỏng), giáo trình các môn như vật lý, địa lý, thực vật học, cổ sinh vật học… được soạn thảo và đưa vào trường học của GSH.

Sự thay đổi trong lĩnh vực tri thức đã được Dòng chú ý, và mối lưu tâm này được thể hiện trong những bàn thảo của các Tổng Hôi. Tại TH 1946, các GSH Đức đã nêu lên hai đặc tính cần loại bỏ trong cung cách hành xử của GSH (xét trong lĩnh vực hoạt động tri thức ) : trốn chạy khỏi thực tại và thiếu óc phê bình. Chính Tổng Quản Piccolomini tại Tổng hội năm 1649 đã đưa ra danh sách 60 luận điểm triết học và 30 luận điểm thần học mà các GSH cần loại bỏ trong khi giảng thuyết.

Việc thích nghi phương ngữ vào trong các hoạt động tông đồ của mình. Latinh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong trường học, nhưng ở những mảng khác như kịch nghệ, xuất bản, các hoạt động trí thức ngoài trường học thì phương ngữ được sử dụng rộng rãi.

b. Vấn nạn thần học của Pascal

Pascal kết án các GSH (từ giữa TK XVII) là những người khiến cho Giáo Hội bị băng hoại vì chủ trương một thứ luân lý lỏng lẻo. Theo Pascal và những người chống đối, Các GSH là những người chủ xướng của Thuyết Cái Nhiên (Probabilism) : Khi có sự nghi ngờ trong việc áp dụng luật luân lý cho một tình huống cụ thể, người ta được phép hành động theo ý kiến cái nhiên (chắc chắn đủ) dựa trên tính tự quyết của lương tâm mặc cho có những ý kiến chống đối có vẻ chắc chắn hơn. àTôn trọng tự do lương tâm của mỗi người. Các cha Dòng Đaminh là những người biến những tư tưởng rời rạc thành một học thuyết cái nhiên hoàn chỉnh (cuối thế kỷ XVII) và các tu sĩ Dòng Tên là những người phát triển nó. Vấn đề này đã làm bận tâm nhiều Tổng Quản.

c. Vấn đề thích nghi với nền văn hoá Trung Quốc

Vấn đề khởi phát không phải là vấn đề thích nghi văn hoá cho bằng việc xung đột quyền tài phán giữa hai lực lượng : Chế độ bảo trợ truyền giáo của TBN và BĐN và Bộ Truyền Giáo của Toà Thánh (lập năm 1622).

Khi ra đời, Thánh Bộ truyền giáo đã lấy lại quyền truyền giáo từ tay BĐN ở Viễn Đông, tuy nhiên, trên thực tế Toà Thánh vẫn chưa đủ sức, vì thế diễn ra sự tranh giành, đúng hơn là sự giằng co nơi các thừa sai ở vùng Viễn Đông. Các Giám mục Đại diện Tông Toà đến viễn Đông nhận nhiệm sở với sắc lệnh của Toà Thánh nhưng các sắc lệnh ấy không huỷ đi thẩm quyền của các Toà Giám Mục Áo Môn, Malacca, Goa (vốn trong quyền tài thẩm của BĐN) nên các GSH không vâng phục các GM đại diện Tông Toà. Và do thế họ bị quy kết là những kẻ gây rối, gây chia rẽ ở Viễn Đông. Năm 1680, 4 GSH bị triệu hồi Về Roma.

Kế tiếp vấn đề quyền tài thẩm là vấn đề về nghi lễ Trung Hoa : đầu thế kỷ XVI, các thừa sai Dòng Đaminh vào Phúc Kiến thấy các tín hữu của (do Dòng Tên rửa tội) vẫn được phép cúng Khổng Tử và kính thờ Tổ tiên), vấn đề thích nghi văn hoá bản địa được thổi bùng lên, Dòng Tên bị kết án là sai quấy qua hai sắc lệnh : 1704 và 1712. Những kẻ chống đối càng vin vào đó để phá Dòng.

3. TRÊN CÁC MIỀN SỨ MẠNG

3.1 Ý

Dòng tiếp tục dấn thân mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, phát triển Hiệp Hội Thánh Mẫu, giảng thuyết, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thiêng liêng. Tâm điểm của hoạt đồng trí thức vẫn là học viện Roma. Bên cạnh đó, các GSH còn dấn thân trong lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ với việc trang trí nhà thờ Giesù.

3.2 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Về chính trị, TBN và BĐN đang gặp khó khăn về kinh tế, nhất là thương mại (do sự lấn lướt của Hà Lan và Anh).

Tại TBN, Nhân số của Dòng từ 1616 đến 1652 đã giảm khoảng gần 400 người, hai lý do giảm sút : không thể nhận thêm người vì thiếu hụt tài chính và dịch bệnh đã khiến nhiều GSH chết. Tông đồ trí thức vốn là một thế mạnh của TBN trong giai đoạn trước đó (kể từ Inha đến Aquaviva) thì nay lại trở nên mờ nhạt, thiếu người kế nhiệm xứng tầm các đàn anh như Suare, Toledo, Molina. Bên cạnh đó, một số GSH lại quá dính bén đến chính trị. Đây là một bức tranh ảm đạm báo hiệu những khó khăn lớn hơn sẽ đến trong tương lai đối với Dòng ở đây.

Tại BĐN : Đến năm 1640 thì BĐN thoát khỏi sự đô hộ của TBN, hoạt động tông đồ ở đây có nhiều khởi sắc : giảng thuyết, hướng dẫn thiêng liêng, giáo dục (mở thêm 8 học viện). Tuy nhiên, tỉnh Dòng thiếu sự hiệp nhất vì đầu óc cục bộ địa phương.

3.3 Pháp

Vấn đề thẩm quyền gián tiếp của ĐGH vẫn tiếp tục gây sóng gió, các GSH phải chấp nhận khuôn mình theo những áp đặt của Nghị viện Paris, ĐH Sorbonne và giới giáo sĩ Pháp.

Ảnh hưởng mạnh mẽ của thuyết Jansen, Dòng dấn thân vào cuộc chiến chống chủ thuyết này nhưng chưa có kết quả, trái lại cuộc chiến này càng làm cho học thuyết này trở nên nổi tiếng hơn.

Việc tông đồ thiêng liêng và giảng dạy, thuyết giảng cho đại chúng vẫn được chú trọng. Bên cạnh đó là sự dấn thân vào lĩnh vực văn chương, triết học, kịch nghệ. Đến năm 1679 Dòng ở Pháp có 83 trường. Nhiều sinh viên tài năng, nổi tiếng nhất là Descartes đã bước ra từ các trường của Dòng.

3.4 Đức và Trung Âu

Sức mạnh quân sự đã giúp Đức chiến thắng Áo và Đan Mach (trong cuộc chiến 30 năm), nhân Đó Dòng cũng quay trở lại hai quốc gia Tin Lành này (vào lại Áo năm 1620 và Đan Mạch năm 1626). Nhờ đó, rất nhiều người Tin Lành đã trở lại Công Giáo (từ 1620 đến 1632 có 223.748 người trở lại). Tuy nhiên, sau đó Dòng phải rút vì Đức thất thế trong cuộc chiến với liên minh Đan Mach, Thuỵ Điển, Pháp.Dòng cũng chịu thiệt hại nặng vì bệnh dịch.

3.5 Ba Lan

Chính quyền suy yếu, thất trận trong chiến tranh nên các GSH bị lưu đày, khoảng 40 GSH bị sát hại ở đây.

3.6 Vùng Trũng (các quốc gia ở vùng Lowland), Anh và các nước khác

Tại Hà Lan, Nhân sự cho công cuộc truyền giáo tăng mạnh. Bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch.

Tại Bỉ, Dòng dấn thân mạnh mẽ vào công cuộc canh tân đời sống thiêng liêng của dân chúng, nhất là xuất bản sách thiêng liêng. Dòng cũng dấn thân vào cuộc chiến chống Jansenism.

Tại Anh, Tỉnh Dòng được thành lập năm 1623 với 218 người. Tại đây Dòng đối diện với nhiều khó khăn : bắt bớ của chính quyền (nhất là dưới thời CMTS Anh), mâu thuẫn với các linh mục triều. Tại Ailen, Scotlen (phía Bắc của Anh), dòng đều gặp khó đặc biệt sau thời cách mạng Anh.

3.7 Viễn Đông

Ấn Độ

Đã có hai tỉnh Dòng : Goa và Malabar với nhân sự khá đông (tổng khoảng 450). Vẫn cố gắng tìm một con đường thâm nhập vào nền văn hoá đẳng cấp này. Con đường của Nobili được tiếp tục nhưng lại chấm dứt từ năm 1675. Một ơn gọi khác cũng hình thành để xâm nhập vào tầng lớp tiện dân.

Các GSH tại đây vẫn phải đối diện với những xung đột với linh mục triều.

Nhật Bản: Bế quan toả cảng, tín hữu bị tàn sát, các thừa sai tử đạo, 1633, vị phó giám tỉnh Ferreira chối đạo, và quay sang bắt bớ anh em mình.

Trung Hoa

Công cuộc của Dòng bị ảnh hưởng bởi hai sự kiện lớn : Nhà Thanh thay nhà Minh và việc các thừa sai OP, OFM vào Trung Hoa. Việc tranh tụng về lễ nghi Trung Hoa bùng nổ. Tuy nhiên, số tín hữu tăng mạnh : năm 1651 : 30 thừa sai coi sóc khoảng 150.000 tín hữu.

Việt Nam (Đại Việt): Dòng vào (1615), đặt nền tảng vững chắc cho hai giáo phận với giám mục đại diện tông toà (1659).

3.8 Châu Phi

Ba giáo điểm Cape Verde, Congo và Angola vẫn sống sót nhưng tình trạng èo uột, sau đó GSH đã rời khỏi Cape Verde và Congo. Còn tại Ethiopi, công cuộc hội nhập của Paez thành công bao nhiêu thì đến thời thượng phụ giáo chủ Afonso Mendes (SJ) lại thê thảm bấy nhiêu vì đường lối cứng nhắc. Sau năm 1636, GH Công Giáo ở Ethiopi suy tàn.

3.9 Brasil, châu Mỹ thuộc TBN và Philippines

Brasil

Dòng phát triển ổn định, 5 đại học được thiết lập. Có 258 GSH thừa sai từ Châu Âu sang Brasil truyền giáo trong suốt TK XVII. Công cuộc truyền giáo phát triển rất mạnh, đặc biệt là tại Manrahao với vai trò của Louis Figueira, đặc biệt sau này là Antonio Vieira (1608 – 1697) với việc khai hoá người bản địa : dạy giáo lý, lập làng, chuyển ngữ sách giáo lý sang thổ ngữ. Đặc biệt, với tài hùng biện ngài đã bảo vệ người bản địa trước những áp bức của người Châu Âu. Cùng với Nobrega và Anchieta, Vieira là một cái tên nổi bật trong hành trình sứ mạng tại Brasil.

Sự dấn thân hoàn toàn của Phê rô Clave cho những người nô lệ tại Cartagena (trung Mỹ).

Từ 1610, các GSH bắt đầu việc thiết lập các ấp ở Paraguay, Uruguay, Bolivia theo mô hình tự cung tự cấp. Các ấp này tồn tại đến khi Dòng giải thể ở (gồm tất cả 57 ấp với hơn 100.000 người).

Bắc Mỹ :Từ 1632, các GSH Pháp bắt đầu đến Canada (Quebec), 1634, các GSH Anh đến Maryland.

4. KẾT LUẬN

Lịch sử của Dòng cũng gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử các quốc gia : chiến tranh 30 năm ở Đức, sự hưng thịnh và suy yếu của TBN, sự phát triển của Hà Lan và Anh trên chính trường thế giới thế kỷ XVII.

Lịch sử của Dòng cũng gắn liền với sự phát triển về khía cạnh tri thức của thời đại : các mảng thần học tích cực, thần học thực chứng, nghiên cứu lịch sử, văn chương. Đó là cơ sở để Dòng có thể đối diện với những trào lưu tư tưởng mới của thời đại : Thuyết Jansen, Triết học Descartes, vật lý học Newton.

Đa dạng và nhiệt tâm với sứ mạng luôn là đặc nét của Dòng : Đắc Lộ, Claver, Brebeuf, Vieira…

Tuy nhiên, dông bão cũng bắt đầu nổi lên : sự chống đối từ những nhóm thừa sai khác trước nỗ lực thích nghi của Dòng ở Ấn Độ và Trung Hoa; Hà Lan và Anh đang thâm nhập sâu hơn vào vùng viễn Đông khiến cho BĐN mất chỗ đứng; căng thẳng giữa chế độ Bảo trợ và Bộ Truyền Giáo; một số nước ở Châu Âu chống đối nền thần học của Dòng; nền triết học và vật lý học mới của Descartes và Newton; vấn đề phương ngữ trong học thuật… Thế giới đang thay đổi, Dòng cần thay đổi để bắt kịp.

[1] The Peace of Westphalia was a series of peace treaties signed between May and October 1648 in Osnabrück and Münster. These treaties ended the Thirty Years’ War (1618–1648) in the Holy Roman Empire, and the Eighty Years’ War (1568–1648) between Spain and the Dutch Republic, with Spain formally recognizing the independence of the Dutch Republic.

The Peace of Westphalia treaties involved the Holy Roman Emperor, Ferdinand III, of the House of Habsburg; the Kingdom of Spain; the Kingdom of France; the Swedish Empire; the Dutch Republic; the Princes of the Holy Roman Empire; and sovereigns of the free imperial cities.

The main tenets of the Peace of Westphalia were:

• All parties would recognize the Peace of Augsburg of 1555, in which each prince would have the right to determine the religion of his own state, the options being Catholicism, Lutheranism, and now Calvinism (the principle of cuius regio, eius religio).

• Christians living in principalities where their denomination was not the established church were guaranteed the right to practice their faith in public during allotted hours and in private at their will.

• General recognition of the exclusive sovereignty of each party over its lands, people, and agents abroad, and each and several responsibility for the warlike acts of any of its citizens or agents. Issuance of unrestricted letters of marque and reprisal to privateers was forbidden.

(dongten.net 24.07.2015)

Exit mobile version