Lịch sử Đại Chủng viện Huế (đến năm 1933)

DaiChungVienHue 1 - Lịch sử Đại Chủng viện Huế (đến năm 1933)


I. Thành lập tại Kim Long và Thợ Đức (1881-1888).


Đại Chủng Viện Huế chỉ mới xuất hiện từ năm mươi năm nay[1]. Trước khi Đại Chủng Viện Huế được thành lập, những ứng viên muốn tiến lên chức linh mục được gởi đến Chủng Viện của Hội Thừa Sai Hải Ngoại (Collège Général des Missions –Étrangères), được đặt ở nhiều nơi khác nhau và cuối cùng là ở Pénang. Các chủng sinh hấp thu ở đây sự đào tạo của Giáo Hội và khi học xong thần học, họ trở về xứ truyền giáo của mình để được phong các chức thánh. Mọi việc là như thế từ thời Đức Cha Lambert de la Motte, là vị Đại Diện Tông Tòa đầu tiên ở Đàng Trong vào hậu bán thế kỷ XVII. Vào năm 1850, khi xứ truyền giáo Huế (được gọi là Bắc Đàng Trong) được thiết lập thành Địa phận Đại Diện Tông Tòa biệt lập, thì người ta vẫn tiếp tục chỉ có Đại Chủng Viện Penang trong ba mươi năm tiếp theo. Không hơn gì hai thế kỷ trước, thiết lập đại chủng viện là điều không thể hoặc không khôn ngoan vì cuộc bách hại luôn diễn ra khi thì bằng hành động khi thì đe dọa. Vả lại, nói cho cùng người ta có thể thiết lập một chủng viện nhưng điều này hoàn toàn không cần thiết, vì vào thời đó chỉ cần Chủng Viện của Hội Thừa Sai là đủ rồi.

Kế vị các Đức Giám Mục Pellerin, Sohier và Pontvianne, Đức Giám Mục Caspar[2], cho tới lúc đó là nhà thừa sai tại Sài Gòn, đến Huế ngày 19 tháng 9 năm 1880 và đảm nhận sứ vụ tại Bắc Đàng Trong (Cochinchine Septentrionale). Vào thời điểm bấy giờ, các tín hữu Công giáo ở miền Trung (Annam) tận hưởng một nền hòa bình tương đối từ một vài năm trở lại đây. Dường như người ta có thể hy vọng rằng hòa bình và ổn định sẽ được củng cố; quả vậy người ta đâu ngờ rằng nền hòa bình chẳng bao lâu sẽ biến thành bất ổn. Vì thế vị tân Mục Tử nghĩ rằng thời điểm đã đến để làm cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tiến triển mạnh mẽ hơn nữa và trang bị cho Xứ truyền giáo của mình một đại chủng viện riêng biệt.

Lúc bấy giờ tại tòa giám mục Kim Long (ở cổng thành Huế) và tại các công đoàn Kitô hữu khác, có khoảng vài chục chủng sinh, phần đông là những cựu học viên của Đại Chủng Viện Penang thực hiện những trách nhiệm khác nhau, nhưng chính yếu là dạy giáo lý trong khi chờ đợi được cất nhắc lên các chức thánh. Đức Cha Caspar trao phó cho cha Allys (Lý)[3] (hiện nay là Đức Giám Mục Allys) nhiệm vụ tập hợp những chủng sinh ở Kim Long và dạy họ một số môn học nhưng chính yếu là Thánh Kinh với sự cộng tác của cha Barthélemy[4]. Đó là manh nha của chủng viện. Điều này xảy ra vào những tháng cuối cùng của năm 1881. Ngày 25 tháng Ba năm 1882, Đức cha Caspar cử hành lễ phong chức đầu tiên và hai chủng sinh lãnh nhận chức linh mục.

Công việc được phác thảo giờ đây có hình dạng xác định. Ngày 01 tháng Tư năm 1882, cha Renauld[5] kế nhiệm cha Allys làm Bề trên chủng viện và cha Guillot[6] thay thế vị trí của cha Barthélemy để phụ tá cho Cha Bề trên. Cùng lúc Đức cha Caspar trao phó cho vị tân Bề trên thiết lập đại chủng viện tại Thợ Đức (ở làng Trường An) nằm ở hữu ngạn sông Hương gần đối diện Kim Long, nằm ở tả ngạn. Cộng đoàn Kitô hữu Thợ Đức nằm ở phía trên thành nội khoảng 1km, nhưng không nằm cùng phía bờ sông.

Cha Renauld mua một thửa đất ven sông, nằm phía trên nhà thờ giáo xứ một chút. Một con đường lớn phân tách khu vườn của chủng viện ra khỏi khu vườn của cộng đoàn Kitô hữu. Khi đã mua được đất, công việc xây dựng bắt đầu và tiếp tục cho tới những ngày đầu tháng 11. Ngày 04 tháng 11 năm 1882, buổi tựu trường đầu tiên ở Chủng viện Thợ Đúc đã diễn ra với 42 chủng sinh; phần đông trở về từ Chủng viện Penang và đã học xong; một vài chủng sinh chưa học chương trình thần học. Thửa đất mà người ta tậu được cho Chủng viện là một thửa đất thấp và thuộc vùng đầm lầy được tạo thành từ những mảnh đất có độ cao thấp khác nhau. Để xây nhà, cần phải san lấp mặt bằng và phải huy động một lượng lớn bùn đất. Chưa tròn hai tháng kể từ ngày mở cửa Đại Chủng viện mới, nhưng các chủng sinh đã nhiễm phải một căn bệnh truyền nhiễm gọi là tê phù (béribéri). Ngày 04 tháng 01 năm 1883, người ta phải cho các chủng sinh giải tán. Được gọi lại vào ngày 17 tháng 02, nhưng họ lại bị mắc bệnh dịch và, ngày 24 tháng 03, người ta lại một lần nữa gián đoạn việc học và chỉ mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 05.

Đó là khởi đầu không mấy đáng khích lệ. Năm học kế tiếp (từ tháng 09 năm 1883 đến tháng 09 năm 1884) càng khốn khó hơn nữa. Những biến cố chính trị nghiêm trọng xảy ra. Vua Tự Đức, mà 36 năm trị vì của ông chỉ là cuộc bách hại triền miên đối với đạo Công Giáo, đã băng hà vào ngày 19 tháng 07 năm 1883. Những năm tiếp theo là giai đoạn hỗn loạn. Những vị vua kế vị Tự Đức là Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phước qua đời bằng cái chết hung dữ, vị vua đầu tiên qua đời chỉ sau ba ngày trị vì, hai vị vua sau qua đời chỉ sau vài tháng. Những ông chủ thật sự là hai quan Nhiếp chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, hai người này thù nghịch với nước Pháp và là kẻ thù của Kitô giáo. Vào năm 1884, hai ông này đặt hoàng tử còn nhỏ tuổi Hàm Nghi lên ngôi. Hòa bình cũng không còn ngự trị ở bên ngoài các bức tường của thủ đô. Tận dụng những rối ren triều chính, những băng đảng được trang bị vũ khí tung hoành ngang dọc khắp đất nước, tin chắc là không bị trừng phạt. Vả lại, những băng đảng này được thúc đẩy bởi các quan lại giận dữ vì việc Pháp đến can thiệp để trả thù cho những lăng nhục quốc kỳ của mình. Trong tháng Mười Hai, những tín hữu Công giáo ở Châu Mới, Nước Ngọt, Truồi và Buồng Tằm, những cộng đoàn Kitô hữu khá xa Huế, đã bị tàn sát. Ở chủng viện Thợ Đúc, thầy và trò luôn sống trong sự cảnh giác; họ bị phong tỏa nhiều lần. Vì việc học không thể tiếp tục, người ta cho phép chủng sinh trở về gia đình mình và người ta chỉ giữ lại những người tình nguyện.

Vào khoảng giữa tháng Giêng năm 1884, sự biến loạn được dịu bớt và, ngày 07 tháng 02, những giờ lớp bắt đầu trở lại. Ngày 29 tháng 03, Đức Cha Caspar có thể thực hiện lễ phong chức trong nhà thờ của giáo xứ Thợ Đúc. Buổi lễ này truyền chức linh mục cho một thầy và chức phó tế cho bốn thầy, bốn phó tế sẽ được phong chức linh mục ngày 20 tháng 12 cùng năm. Từ tháng 2 năm 1884 đến tháng 7 năm 1885, Chủng viện tiến triển gần như đều đặn. Dẫu rằng cha Renauld và cộng sự viên đắc lực của ngài là cha Guillot tận tâm tận lực cho việc đào tạo luân lý và tri thức cho các chủng sinh, nhưng các ngài vẫn không lơ là khía cạnh vật chất của chủng viện. Vì việc xây dựng đã được thực hiện một cách vội vàng, nên cần phải hoàn chỉnh thêm. Trước hết, khu vườn của Đại Chủng viện được mở rộng nhờ mua những thửa đất kế cận; rồi người ta làm cho nó sạch đẹp bằng cách đào những rãnh thoát nước, bằng cách san lấp những cái ao; rào Chủng viện lại bằng những hàng rao tre; xây dựng những ngôi nhà mới. Qủa vậy, những ngôi nhà này hẳn nhiên không phải là những cung điện: mái nhà được lợp bằng tranh, nền nhà bằng đất nện, vách bằng đất; quả thật, đó là những ngôi nhà trống để người ta trú mưa trú nắng. Vào thời bấy giờ người ta thấy như thế là đủ; lúc đó điều người ta ao ước không phải là nơi ở tiện nghi, nhưng là sự yên tĩnh và bình an.

Từ 18 tháng nay, sự yên ổn đã ngự trị và dường như từ nay điều đó sẽ kéo dài, thì một cơn giông tố dữ dội hơn bao giờ hết ập đến trên Giáo Hội tại Miền Trung (Annam). Ngày 05 tháng 07 năm 1885, vào lúc 1g30 sáng, Thuyết bất ngờ tấn công những đội quân của Pháp trong Khu Nhượng Địa của Pháp ở Huế. Ông ta đã bị đánh bại; kinh thành bị chiếm; nhưng ông ta thoát được dẫn theo vị vua trẻ Hàm Nghi với đoàn tùy tùng gồm một vài quan lại. Đó là kế hoạch được chuẩn bị từ trước trong trường hợp không thành công, trong khi đó quan Nhiếp chính Tường vẫn ở lại Huế để thương thuyết với đại diện của nước Pháp. Trong những ngày binh biến này, khi cha Renauld qua sông bằng thuyền tam bản, ngài đã bị thương vì bị một người lính Pháp bắn nhầm một viên đạn: ngài bị thủng má.

Các chủng sinh đi nghỉ vào ngày 30 tháng 7, tức là 5 ngày trước những biến cố này, họ trở lại chủng viện vào ngày 01 tháng 09. Vào năm 1882, các chủng sinh gồm 42 người, hôm nay chỉ còn 23. Thật ra, năm người đã được phong chức linh mục trong năm 1884, nhưng năm chủng sinh mới đã rời tiểu chủng viện An Ninh đến lấp vào chỗ trống này. Do đó, số lượng bị hao hụt đi khoảng 50%. Chắc chắn điều đó là rất nhiều, nhưng sẽ không ngạc nhiên gì nếu người ta lưu ý rằng trước khi tập trung thành cộng đoàn ở Thợ Đức, đa số các bạn trẻ này đã trải qua nhiều năm ở đời, thường bị bỏ mặc cho bản thân họ và đối diện với những hiểm nguy đủ loại vốn đi kèm các thời kỳ rối ren. Chính đời sống ở Chủng viện, do những bệnh hoạn và chiến tranh, đã bị gián đoạn và ít đều đặn đến nỗi nó đã không thể mang lại cho các ứng viên linh mục bầu khí bình an trong đó các ơn gọi nên trưởng thành hơn trong sự kết hiệp với Thiên Chúa. Và các chủng sinh của chúng tôi đã gần như không còn hưởng được lợi ích lớn lao này của chủng viện ! Trở lại Thợ Đức ngày 01.09.1885, họ đã được giải tán vào ngày hôm sau nữa do bệnh dịch tả. Họ chỉ được trở lại vào những ngày đầu tiên của tháng Ba năm 1886.

Quả thế, chúng tôi đạt đến giai đoạn kinh khủng nhất của cuộc bách hại vốn từ lâu được thực hiện chống lại đạo Công giáo. Những mệnh lệnh bí mật tổng diệt các Kitô hữu đã được ban hành từ năm 1883 bởi Thuyết và Tường và, như chúng tôi đã nói, lúc đó đã nhận được lệnh bắt đầu thi hành. Sau khi chiếm Huế vào năm 1885, chúng được nhắc lại bởi Dụ của vua đề ngày 11 tháng Tám âm lịch. Giới học thức của đất nước (Văn Thân), đứng đầu các làng ngoại giáo, đã thiêu hủy các làng Kitô hữu và tàn sát tất cả các Kitô hữu. Trong toàn cõi Annam, máu chảy lênh láng ; trong miền truyền giáo Qui Nhơn, 24 ngàn nạn nhân trong một vài ngày ; ở miền truyền giáo Huế, chỉ duy tỉnh Quảng Trị có 8 ngàn Kitô hữu bị sát hại, và con số này còn cao hơn nhiều nếu cuộc kháng cự không được tổ chức ở tiểu chủng viện An Ninh nơi mà 4 ngàn Kitô hữu của các vùng lân cận đến lánh nạn : họ đã thành công chống đỡ một cuộc vây hãm trong ba tuần lễ. Tại Huế, nhờ sự hiện diện của một tiểu đội lính Pháp, nên các Kitô hữu đã thoát khỏi cuộc tàn sát.

Vì bình yên đã trở lại, nên chủng viện Thợ Đức tái mở cửa vào đầu tháng Ba năm 1886. Hai chủng sinh, cả hai đều có chức cắt tóc, đã không tiếp tục được ơn gọi : một chết vì bị dịch tả, và học sinh kia, tên là Lượng, đã bị nhóm Văn Thân sát hại ở Quảng Trị. Niên học này còn buồn hơn nữa bởi cái chết, vào đầu tháng Tư, của một chủng sinh thứ ba đã có chức cắt tóc và hai người khác hồi tục. Hai năm tiếp theo (từ tháng Chín năm 1886 đến tháng Chín năm 1888) đã diễn ra mà không có biến cố bên ngoài nào nổi bật. Chủng viện thì leo lắt. Nhiều chủng sinh hồi tục. Ngày 13.04.1887, cha Guillot đi nhận một giáo xứ và cha Renauld một mình đứng đầu 10 chủng sinh, bao gồm cả hai chủng sinh vừa trở về từ Penang. Tuy nhiên, một lễ phong chức đã diễn ra ngày 25.02.1888 và một chủng sinh lãnh nhận chức linh mục trong thánh lễ này.

II. Chuyển đến Phú Xuân (những năm đầu tiên : 1888-1898).

Một biến cố quan trọng trong cuộc sống của chủng viện đánh dấu năm 1888 này. Ngày 20.10, cha Renauld, được bổ nhiệm làm tuyên úy quân đội và làm cha sở giáo xứ Thuận An, đã thôi điều hành Chủng viện và chính Chủng viện được chuyển đến Phú Xuân, bên tả ngạn của sông Hương, khoảng 600m về phía hạ lưu Thợ Đức. Ngày nay, chủng viện vẫn còn nằm ở đây. Đức cha Caspar đã mua nhiều đất đai trong khu phố này, chúng thuộc về các gia đình hoàng thân và giáp kề với nhau. Tại đây, ngài đã lập tòa giám mục, trụ sở quản lý, Nhà Dục Anh (Sainte Enfance) và Đại Chủng viện. Đại Chủng viện chiếm một khu vườn rộng lớn mà ngày xưa vốn thuộc về trưởng nữ của vua Minh Mạng, như câu văn khắc được tìm thấy trên cổng vào chứng thực[7].

Được đặt tại Thợ Đức ngày 04.11.1882, chủng viện đã ở đó 6 năm. Đã có rất nhiều nỗ lực và hy sinh, tuy nhiên kết quả thì nghèo nàn : chỉ có 6 chủng sinh đã được nâng lên hàng linh mục và chỉ còn chừng 10 người ở chủng viện. Nhất là, toàn tòa nhà phải nhờ đến độ sâu nền móng của nó mà vững chắc : 6 năm thử thách và khó khăn đủ loại này chắc chắn nằm trong chương trình của Thiên Chúa để củng cố tòa nhà mới trên những nền tảng vững chắc.

Ở Phú Xuân, chủng viện được đặt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức cha Caspar, mà nơi ở của ngài là gần bên. Chính Đức Cha đã giảng dạy ở đây, được trợ giúp và, nếu cần, được thay thế bởi cha Chaiget[8], thư ký của ngài. Đây chỉ là tạm quyền trong thời gian ngắn : tuy nhiên nó được kéo dài đến năm 1891. Vào thời gian này, cha Girard[9], bề trên tiểu chủng viện, đã được đặt đứng đầu đại chủng viện, cùng với cha Ruel[10], nguyên thừa ai ở Canton, làm cộng tác viên. Vào tháng Chín năm 1893, cha Girard trở lại tiểu chủng viện An Ninh (nơi ngài sẽ không rời đi nữa cho đến lúc qua đời vào tháng Hai năm 1924) và cha Renauld lấy lại việc điều hành đại chủng viện ở Phú Xuân.

Ngài đã rời bỏ nhiệm vụ này đã được 5 năm. Trong suốt khoảng thời gian này, 4 tân linh mục đã được tấn phong. Khi đến Phú Xuân ngày 15.09.1893, ngài đã nhận thấy ở đó một « pusillus grex » (« một đoàn chiên nhỏ »), tương tự với đoàn chiên mà ngài đã từng để lại khi rời Thợ Đức. Chủng viện gồm có 13 chủng sinh, trong đó có ba chủng sinh có « chức thánh » và tám người khác vẫn còn là giáo dân. Việc phong chức cho hai linh mục ngày 24.04.1894 đã giảm con số còn 11 ; nhưng với 9 người nhập học ngày 15/9 tiếp đó, đã nâng con số lên 20. Cha Bề Trên, vốn vẫn lẻ loi một mình trong vòng một năm, giờ đây nhận được một sự trợ giúp quý giá từ cha Cadière[11] ngày 04.10.1894. Sau một năm, ngày 27.09.1895, cha Cadière được cha Chapuis[12] thay thế. Cha Chapuis cũng chỉ ở lại chừng 18 tháng. Những nhu cầu cấp bách của công cuộc truyền giáo giải thích cho những thay đổi liên tục này, nhưng không phải là không tác hại đến việc học hành và sự vận hành đều đặn của chủng viện. May thay từ nay hoàn cảnh sẽ trở nên ổn định hơn. Cha Mendiboure[13] (ngày nay là Đức Bernard, Phó Viện Vụ đan viện Phước Sơn) kế nhiệm cha Chapuis ngày 20.10.1897 và tiếp tục sống ở chủng viện gần 20 năm với tư cách là giáo sư Tín lý và Thánh Kinh. Cha Renauld qua đời ngày 11.03.1898. Trong nhiệm kỳ bề trên thứ hai của mình, cha được an ủi khi thấy 12 chủng sinh được nâng lên hàng linh mục.

III. Từ cải cách chủng viện do cha Izarn cho đến ngày nay (1898-1933).

Người kế nhiệm cha Renauld là cha Izarn[14], được bổ nhiệm ngày 29.04.1989 và nhận trách vụ ngày 29.05. Cha tân Bề trên, vẫn còn trẻ và đầy hăng say, đã biến đổi chủng viện về mặt vật chất và mang lại cho nó một nhiệt huyết mạnh mẽ về mặt học tập. Vào năm 1899, ngài xây dựng một ngôi nhà nguyện thanh lịch và, vào năm 1904, một ngôi nhà khiêm tốn có tầng dành cho các giáo sư. Ngày nay, hai tòa nhà này vẫn còn tồn tại. Vì con số các chủng sinh đã gia tăng, nên các tòa nhà với dáng vẻ xuống cấp nơi các chủng sinh ở, đã được mở rộng thêm và trùng tu, và mỗi chủng sinh có một phòng riêng : cho đến lúc đó tất cả các chủng sinh đều ở chung trong nhà ngủ. Vào năm 1899, cha Izarn cho chuyển đến Phú Xuân môn triết học, mà cho đến lúc đó được dạy ở tiểu chủng viện. Do đó, độ dài của thời gian học tập được định thành 6 năm (2 năm triết học và 4 năm thần học) và con số các giáo sư, vốn chưa bao giờ vượt quá 2, bây giờ đã là 3 người.

Người đầu tiên nắm giữ chức giáo sư mới này là cha Chabanon, vào tháng Chín năm 1899 (ngày nay là Đức cha Chabanon[15], Giám mục giáo phận Huế). Lúc đó việc học tập nhận được một sự thúc đẩy mới, một vài quy luật kỷ luật/môn học được điều chỉnh lại đúng lúc, bình ca và các nghi thức phụng vụ được biểu dương cao độ. Tắt một lời, Đại Chủng viện Huế nhận được một sự tổ chức hoàn toàn giống với sự tổ chức của các đại chủng viện ở Pháp, trừ một vài chi tiết được đòi hỏi bởi môi trường. Đó là công trình sâu xa và bền vững mà cha Izarn đã vạch ra ở Chủng viện Phú Xuân.

Đồng thời cha Girard, được trợ giúp bởi các cộng tác viên tốt bụng, đã mang lại sức sống mới cho tiểu chủng viện. Cuộc cải cách đại chủng viện này, liên kết với nhiệt huyết được mang lại ở tiểu chủng viện, đã nhanh chóng mang lại những thành quả tốt đẹp nhất: từ năm 1881, năm thành lập đại chủng viện, đến năm 1898, ngày mất của Cha Renauld, trong khoảng thời gian 16 năm, 24 linh mục được truyền chức, tức là cứ 2 năm có 3 linh mục; từ năm 1898, Cha Izarn được bổ nhiệm, đến năm 1932, ngày truyền chức cuối cùng, trong vòng 34 năm, có 104 linh mục được truyền chức, tức là cứ 6 linh mục trong 2 năm : gấp đôi.

Cha Izarn đã nhận 11 chủng sinh khi ngài đến vào tháng 5 năm 1898; 10 chủng sinh đến từ tiểu chủng viện được thêm vào trong ngày nhập học đầu tháng 9, và thêm 19 chủng sinh trong năm tiếp theo (tháng 9 năm 1899): đó là lần nhận hồ sơ nhập học nhiều nhất đến nay. Cha Mendiboure được đặt làm cha sở một giáo xứ từ năm 1903 đến 1906; cha Lemasle[16] lên kế nhiệm ngài ở Chủng viện; cha Delvaux[17] kế nhiệm cha Chabanon năm 1905, và sau một năm thì nhường lại cho cha Mendiboure, vốn lấy lại chức giáo sư Tín lý và Thánh Kinh.

Tháng 8 năm 1908, cha Barthélemy đảm nhận vị trí đứng đầu chủng viện hiện đang bị để trống từ cha Izarn. Đến lượt mình, cha Lemasle rời bỏ Chủng viện vào đầu năm 1911 để đảm nhận chức vụ quản hạt; vì vậy, cha Desportes[18], mới đến từ Pháp, tạm giữ quyền trong một vài tháng, cho đến khi cha Roux[19] được bổ nhiệm vào tháng 8 năm 1911. Năm 1914, Đức Cha Allys, Đại Diện Tông Tòa, dựa trên ý kiến của các cha trong chủng viện, đã quyết định việc học tại Đại Chủng viện sẽ được kéo dài thêm một năm để cho phép việc đào tạo về các môn khoa học thể chất và tự nhiên. Từ nay ba năm sẽ được dành cho việc nghiên cứu triết học và các môn khoa học, và bốn năm như trước đây, dành để nghiên cứu thần học; không có sự thay đổi về các ngành học khác.

Cha Barthélemy mất vào tháng 5 năm 1918, Cha Chabanon điều hành Chủng viện ngày 16 tháng 8 sau đó. Năm 1920, cha Mendiboure gia nhập tu viện Phước Sơn vừa mới thành lập và cha Mỉ[20] thay thế ngài. Tháng 9 năm 1924, cha Boillot[21], kế nhiệm cha Roux, được đặt làm giám đốc tiểu chủng viện; vả lại, từ hai năm trước đó ngài đã thay thế cha Roux trong cương vị tạm quyền. Năm 1927, cha Viry[22] kế nhiệm cha Boillot. Cha Chabanon được thụ phong giám mục năm 1930, với tư cách giám mục phó cho Đức cha Allys: ngài vẫn giữ trách nhiệm bề trên của chủng viện. Năm sau, Đức cha Allys từ chức và Đức cha Chabanon nhận trách nhiệm điều hành việc truyền giáo, cha Roux được đặt làm giám đốc ngày 23 tháng 9 năm 1931, với các cha cộng tác là cha Viry và cha Thục[23]; cha Thục thay cha Mỉ. Việc liệt kê hơi khô khan này về những thay đổi nhân sự giảng dạy dẫn chúng ta đến với năm học đang diễn ra (tháng 5 năm 1933).

IV. Những số liệu thống kê và công việc sau cùng (1932-1933).

Cho dù là thú vị trong khi tìm hiểu những sự kiện khác nhau liên tiếp diễn ra trong Chủng viện, thế nhưng chắc chắn cần phải trình bày ở đây những thành quả đạt được trong vòng 50 năm tồn tại của nó. Sau đây là số các linh mục được truyền chức từ khi Chủng viện được thành lập:

1. Dưới thời bề trên ngắn ngủi của cha Allys, 1881-1882 2 linh mục
2. Dưới thời bề trên đầu tiên của cha Renauld, 1882-1888 6
3. Dưới thời bề trên của Đức cha Caspar và cha Girard, 1888-1893 4
4. Dưới thời bề trên lần thứ 2 của cha Renauld, 1893-1898 12
5. Dưới thời bề trên của cha Izarn, 1898-1908 28
6. của cha Barthélemy, 1908-1918 33
7. của cha Chabanon, 1918-1931 35
8. của cha Roux, từ năm 1931 8
——————-
Tổng cộng: 128 linh mục

Tức là, trung bình cứ hai năm thì có 5 linh mục. Nhưng chúng ta đã nói từ trên rằng, đối với 16 năm đầu tiên, trung bình cứ 2 năm thì chỉ có 3 linh mục, trong khi đó, trong 34 năm sau, số lượng trung bình tăng lên 6 linh mục cứ mỗi 2 năm.

Một thống kê khác cũng đáng quan tâm đó là về tỉ lệ giữa số sinh viên vào đại chủng viện và số người được truyền chức linh mục. Thật đáng tiếc, trong những năm đầu tiên, các hồ sơ bị thiếu hụt quá nhiều để chúng tôi có thể tính toán. Chúng tôi chỉ có thể thống kê trong vòng 30 năm sau, thời gian trải dài từ năm 1894 đến năm 1925: thời gian sau cùng này được tính từ khi nhập Đại Chủng viện của các chủng sinh được truyền chức linh mục mới đây. Đây đúng là thời kỳ chịu ảnh hưởng đầy ích lợi của cha Izarn. Từ năm 1894 đến năm 1925, có 150 sinh viên nhập đại chủng viện. Trong số này có 104 người được thụ phong linh mục, 7 người qua đời trong lúc còn ở chủng viện và 39 người trở về sống ở đời. Những người sau cùng này đa số đều có hoặc đã có (vì có chừng 12 người đã qua đời) địa vị kha khá hoặc là trong thương mại và công nghiệp, hoặc là trong các cơ quan công quyền (các cơ quan dân sự, quan chức, bưu điện, thuế quan, v.v.). Tất cả vẫn là những tín hữu tốt, một vài người mang lại cho đạo giáo những sự phục vụ rất được đánh giá cao: họ đã làm rạng danh cho chủng viện, nơi mà họ đã từng được thụ huấn.

Hai mươi mốt chủng sinh, vào chủng viện trong vòng 6 năm cuối, theo học khóa đào tạo giáo sĩ; trong số đó, có 3 người có « chức thánh »; trong dịp truyền chức vào tháng Sáu sắp đến, 2 người khác sẽ lãnh chức phụ phó tế. Từ khoảng mười năm nay, 4 chủng sinh đã được gửi đi Rôma để hoàn thành việc học tập tại trường Truyền giáo: hai người sau khi được truyền chức linh mục đã trở về với những bằng cấp khác nhau về các khoa học của Giáo Hội; 2 người khác vẫn còn ở Rôma.

Đối với việc điều hành nội bộ chủng viện (việc học tập và quy luật), hai vị bề trên sau cùng hầu như tiếp tục duy trì đường lối mà các vị tiền nhiệm, đặc biệt là cha Izarn, đã khôn ngoan thiết lập. Thế nhưng một số tòa nhà, nhờ vào hoạt động và tài năng của cha Izarn mà có, đã phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, nhất là nhà nguyện, như chúng ta biết, đặc biệt thấy rõ ở đất nước này. Cách đây độ 10 năm, cha Chabanon đã thực hiện những tu bổ quan trọng và cho xây nhiều phòng chái mới. Tuy nhiên vẫn chưa đủ: cần có những công trình xây dựng khác, những việc bố trí sắp xếp là rất cần kíp, những cuộc trùng tu là cấp bách. Vì thiếu phương tiện, nên công việc luôn bị trì hoãn. Cuối cùng, những công trình này cũng được thực hiện vào năm 1933, nhờ vào nguồn trợ cấp của Hội Thánh Tông Đồ Phêrô của Tòa Thánh, đặc biệt nhờ vào sự quảng đại của giáo phận Fribourg ở Thụy Sĩ. Những cuộc sửa chữa và trùng tu mang một tầm rộng lớn đến nỗi đã thay đổi hoàn toàn căn nhà: có thể nói gần như là một đại chủng viện mới. Những tòa nhà kiên cố, đẹp mắt, được bài trí cách tiện lợi và dễ chịu mà vẫn không đánh mất nét mộc mạc đơn sơ thích hợp với nó.

Theo mong muốn của các ân nhân, sau khi trùng tu, Đại Chủng viện Huế đã được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô Canisiô. Sự che chở và những gương sáng nơi vị tông đồ của nước Đức và Thụy Sĩ sẽ giúp cho Chủng viện luôn là vườn ươm ngày càng trổ sinh nhiều vị tư tế đức hạnh và có học thức, nhiều vị linh mục thánh thiện và nhiều tông đồ hăng say phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.


J. B. Roux,
Thừa sai tại Huế

Bản dịch của Tý Linh, Trần Ngọc Thao, Nguyễn Xuân Phong.
Nguồn ảnh : Kho lưu trữ của Hội Thừa Sai Paris.
nguồn : http://eglasie.mepasie.org








Historique du Grand Séminaire de Hué (Annam)

I. Fondation A Kim-Long et à Thợ-Đức (1881-1888).

Le grand séminaire de Hué date seulement d’une cinquantaine dannées (1). Avant sa fondation, les candidats au sacerdoce étaient envoyés au Collège Général des Missions-Étrangères, établi successivement en divers lieux et finalement à Penang. Ils y recevaient la formation ecclésiastique et, leurs études théologiques terminées, ils revenaient dans leur mission pour y être promus aux saints Ordres. Il en était ainsi depuis Mgr Lambert de la Motte, premier Vicaire Apostolique de la Cochinchine, dans la seconde moitié du XVIIe siècle. Quand, en 1850, la mission de Hué (appelée alors Cochinchine Septentrionale) fut érigée en Vicariat Apostolique distinct, on continua pendant trente ans encore à n’avoir d’autre grand séminaire que celui de Penang. Pas plus que dans les deux siècles précédents il n’était possible ou prudent de fonder un grand séminaire, car la persécution était alors toujours ou active ou menaçante. D’ailleurs, si rigoureusement parlant on eût pu en établir un, il n’était pas absolument nécessaire, le Collège Général étant suffisant pour l’époque.

Succédant à NN. SS. Pellerin, Sohier et Pontvianne, Mgr Caspar (2), jusqu’alors missionnaire à Saigon, arrivait à Hué le 19 septembre 1880 et prenait la direction de la mission de la Cochinchine Septentrionale. A cette date les catholiques d’Annam jouissaient d’une paix relative depuis un petit nombre d’années. Il semblait qu’on pouvait espérer son affermissement et sa stabilité ; on ne s’attendait certes pas à ce qu’elle serait bientôt profondément troublée. Aussi le nouveau Pasteur crut-il le moment arrivé, pour donner un plus vigoureux essor à la propagation de l’Evangile, de doter sa Mission d’un grand séminaire particulier.

___________________________________________________________________________

(1) Pour composer cet historique nous avons utilisé, outre les archives du séminaire, une petite notice restée manuscrite, écrite en 1930 par Mgr Chabanon, alors supérieur.

(2) Mgr Caspar Louis, du diocèse de Strasbourg, né en 1841, venu en mission en 1865, vicaire apost. en 1880, démissionnaire en 1907, mort en 1917.

Il y avait alors à l’évêché de Kim-Long (aux portes de Hué) et dans différentes chrétientés quelques dizaines de séminaristes, la plupart anciens élèves du Collège Général de Penang, remplissant diverses charges, principalement celle de catéchistes, en attendant leur élévation aux saints Ordres. Mgr Caspar confia au zèle du P. Allys (1) (aujourd’hui Mgr Allys) de réunir ceux qui étaient à Kim-Long et de leur faire quelques cours, principalement d’Ecriture Sainte, avec la collaboration du P. Barthélemy (2). Ce fut un embryon de séminaire. Ceci se passait dans les derniers mois de l’année 1881. Le 25 mars 1882, Mgr Caspar faisait sa première ordination et deux séminaristes recevaient la prêtrise.

L’œuvre ébauchée prend alors une forme précise. Le 1er avril de cette année 1882, le P. Renauld (3) succède au P. Allys comme supérieur du séminaire et le P. Guillot (4) lui est adjoint à la place du P. Barthélemy. En même temps Mgr Caspar charge le nouveau supérieur d’installer le grand séminaire à Thợ-Đức (au village de Trường-An), sur la rive droite du fleuve Hương-Giang, presque en face de Kim-Long, qui est sur la rive opposée. La chrétienté de Thợ-Đức est située à un kilomètre environ en amont de la citadelle de Hué, mais pas sur la même rive.

Le P. Renauld achète un terrain sur le bord du fleuve, un peu en amont de l’église paroissiale. Un grand chemin séparait le jardin du séminaire de celui de la chrétienté. Le terrain acheté, l’installation commence et se poursuit jusqu’aux premiers jours de novembre. Le 4 novembre 1882 a lieu la première rentrée au séminaire de Thợ-Đức, avec 42 élèves ; la plupart revenus de Penang, avaient terminé leurs études ; quelques-uns n’avaient pas encore commencé leur théologie. Le terrain que l’on s’était procuré pour le séminaire était bas et marécageux, composé de parcelles de niveau inégal. Pour l’installation des maisons il avait fallu faire d’importants travaux de terrassement et par conséquent remuer une grande quantité de terre et de boue. Aussi deux mois ne s’étaient pas écoulés depuis l’ouverture du nouveau séminaire que les élèves étaient atteints d’une maladie contagieuse appelée béribéri. Le 4 janvier 1883 on dut les licencier. Rappelés le 17 février, ils furent repris par l’épidémie, et le 24 mars on suspendit de nouveau les cours pour ne les rouvrir que le 15 mai.

___________________________________________________________________________

(1) Mgr Allys Eugène Joseph, du diocèse de Rennes, né en 1852, venu en mission en 1875, vicaire apost. en 1908, démissionnaire en 1931.

(2) P. Barthélemy Alfred, du diocèse de Paris, né en 1852, provicaire en 1908, mort en 1918 après 41 ans de mission.

(3) P. Renauld Jean Nicolas, du diocèse de Metz, né en 1839, mort en 1898 après 30 ans de mission.

(4) P. Guillot Pierre, du diocèse de Chambéry, né en 1853, mort en 1921 après 45 ans de mission.

C’était un début peu encourageant. L’année scolaire suivante (septembre 1883 à septembre 1884) fut plus pénible encore. De graves événements politiques se produisent. Le roi Tự-Đức, dont les trente-six ans de règne ne furent qu’une longue persécution contre la religion catholique, meurt le 19 juillet 1883. Les années qui suivent sont une période d’anarchie. Les successeurs de Tự-Đức : les rois Dục-Đức, Hiệp-Hoà et Kiến-Phước périssent de mort violente, le premier après trois jours de règne seulement, les deux autres après quelques mois. Les vrais maîtres sont les deux Régents Tôn thất Thuyết et Nguyễn văn Tường, hostiles à la France et ennemis du christianisme. En 1884 ils placent le jeune Hàm-Nghi sur le trône. La paix ne règne pas non plus en dehors des murs de la capitale. Profitant de ces révolutions de palais, des bandes armées parcourent le pays, assurées de l’impunité. Elles sont d’ailleurs poussées par des mandarins irrités de l’intervention de la France venue pour venger les injures faites à son drapeau. Dans le courant de décembre, les catholiques de Châu-Mới, Nước-Ngọt, Truồi et Buồng-Tằm, chrétientés assez distantes de Hué, sont massacrés. Au séminaire de Thợ-Đức, maîtres et élèves vivaient continuellement sur le qui-vive ; ils se virent bloqués à plusieurs reprises. Les études étant impossibles, on permit aux élèves de rentrer dans leurs familles et on ne garda que les volontaires.

Vers le milieu de janvier 1884 les troubles s’apaisent et le 7 février les cours recommencent. Le 29 mars Mgr Caspar peut faire une ordination dans l’église paroissiale de Thợ-Đức. Elle donne un prêtre et quatre diacres, qui seront promus au sacerdoce le 20 décembre de la même année. De février 1884 à juillet 1885 le séminaire suit une marche à peu près régulière. Le P. Renauld et son dévoué collaborateur, le P. Guillot, tout en donnant tous leurs soins à la formation morale et intellectuelle des séminaristes, ne négligent point le côté matériel. L’installation avait été hâtive, il fallait la compléter. Tout d’abord le jardin du séminaire est agrandi, grâce à l’achat de terrains voisins ; puis on l’assainit en creusant des fossés, en comblant des mares ; on entoure l’établissement de fortes haies de bambous ; on construit de nouvelles maisons. Ce ne sont certes pas des palais que ces maisons : le toit est de chaume ; le parquet, de terre battue ; les murs, de treillis de bambous recouverts de chaux ; à dire vrai, ce sont des hangars où l’on est tout juste à labri de la pluie et des rayons du soleil. A cette époque on trouvait cela suffisant ; ce qu’on souhaitait alors, ce n’était pas le confortable des habitations, mais la tranquillité et la paix.

Depuis dix-huit mois le calme régnait et il semblait que ce serait désormais pour longtemps, quand un orage plus violent que jamais éclata sur l’Eglise d’Annam. Le 5 juillet 1885, à une heure et demie du matin, Thuyết attaque par surprise les troupes françaises dans la Concession française de Hué. Il est vaincu ; la citadelle est prise ; mais lui-même parvient à s’échapper, emmenant le jeune roi Hàm-Nghi avec une suite de quelques mandarins. C’était le plan concerté d’avance en cas d’insuccès, le Régent Tường restant à Hué pour négocier avec le représentant de la France. Pendant ces jours de trouble le P. Renauld passant en sampan sur le fleuve est blessé par une balle tirée par erreur par un soldat français : il a la joue traversée.

Les séminaristes partis en vacances le 30 juin, cinq jours avant ces événements, rentrent le premier septembre. Ils étaient 42 en 1882, ils ne sont plus aujourd’hui que 23. Cinq ont été, il est vrai, ordonnés prêtres dans le courant de 1884, mais cinq nouveaux sortis du petit séminaire d’An-ninh sont venus combler ce vide. C’est donc un déchet d’environ 50%. Il est considérable, sans nul doute, mais on ne s’en étonnera point si l’on considère qu’avant d’être réunis en communauté à Thợ-Đức ces jeunes gens avaient pour la plupart passé de longues années dans le monde livrés souvent à eux-mêmes et exposés aux périls de tout genre qui accompagnent les époques troublées. La vie au séminaire même, par suite des maladies et de la guerre, avait été si intermittente et si peu régulière quelle n’avait pu procurer aux candidats au sacerdoce cette atmosphère de paix où dans l’union à Dieu mûrissent les vocations. Et nos séminaristes n’étaient pas encore à la veille de jouir de ce bienfait inappréciable du séminaire ! Rentrés à Thợ-Đức le premier septembre 1885, ils étaient licenciés le surlendemain à cause d’une épidémie de choléra. Ils ne devaient revenir que dans les premiers jours de mars 1886.

Nous arrivons en effet à la phase la plus terrible de la persécution menée depuis longtemps contre le catholicisme. Des ordres secrets d’extermination générale des chrétiens avaient été donnés dès 1883 par Thuyết et Tường et avaient, comme nous l’avons dit, reçu alors un commencement d’exécution. Après la prise de Hué en 1885 ils sont renouvelés par une Ordonnance Royale datée du 11e jour de la 8e lune. Les lettrés du pays (Văn thân), à la tête des villages païens, incendient les chrétientés et massacrent tous les chrétiens. Dans tout l’Annam le sang coule à torrents ; dans la mission de Qui-Nhơn, vingt-quatre mille victimes en quelques jours ; dans la mission de Hué, la seule province de Quảng-Trị compte huit mille chrétiens massacrés, et ce chiffre eut été beaucoup plus élevé si la résistance ne s’était organisée au petit séminaire d’An-ninh où quatre mille chrétiens des environs s’étaient réfugiés : ils y soutinrent victorieusement un siège de trois semaines. A Hué, grâce à la présence d’une petite troupe française, les chrétiens échappèrent au massacre.

La paix étant revenue, le séminaire de Thợ-Đức rouvrit ses portes au commencement de mars 1886. Deux élèves, tous deux clercs tonsurés, manquaient à l’appel : l’un était mort du choléra, et l’autre, nommé Lượng, avait été massacré par les Văn thân au Quảng-Trị. Cette année scolaire fut encore attristée par le décès, le premier avril, d’un troisième clerc tonsuré et par le retour dans le monde de deux autres. Les deux années qui suivent (septembre 1886 à septembre 1888) se passent sans événements extérieurs dignes de remarque. Mais l’établissement végète. Plusieurs élèves rentrent dans le monde. Le 13 avril 1887, le P. Guillot va prendre la direction d’une paroisse et le P. Renauld reste seul à la tête de dix séminaristes, y compris les deux qui sont récemment revenus de Penang. Une ordination a lieu pourtant le 25 février 1888 et un séminariste y reçoit la prêtrise.

II. Transfert à Phú-Xuân (Premières années : 1888-1898).

Un événement important dans la vie du séminaire marque cette année 1888. Le 20 octobre le P. Renauld, nommé aumônier des troupes et curé de la paroisse de Thuận-An, quitte la direction du séminaire et l’établissement lui-même est transféré à Phú-Xuân, sur la rive gauche du fleuve, à quelque six cents mètres en aval de Thợ-Đức. C’est là qu’il est encore aujourd’hui. Mgr Caspar avait fait l’acquisition dans ce quartier de plusieurs terrains, appartenant à des familles princières et contigus l’un à l’autre. Il y établit son évêché, la procure, la Ste Enfance et le grand séminaire. Ce dernier occupa un vaste jardin qui avait appartenu jadis à la fille aînée du roi Minh-Mạng, comme en fait foi une inscription retrouvée sur la porte d’entrée (1).

Installé à Thợ-Đức le 4 novembre 1882, le séminaire y était resté six ans. Les efforts fournis et les sacrifices consentis avaient été grands et pourtant les résultats étaient maigres : six séminaristes seulement avaient été élevés au sacerdoce et il n’en restait plus qu’une dizaine au séminaire. Tout édifice doit surtout sa solidité à la profondeur de ses fondements : ces six années d’épreuves et de difficultés de toute nature étaient sans doute voulues dans les desseins de Dieu pour asseoir le nouvel édifice sur des bases solides.

A Phú-Xuân le séminaire fut placé sous la direction immédiate de Mgr Caspar, dont la demeure était à proximité. Sa Grandeur y donnait Elle-même l’enseignement, secondée et au besoin remplacée par son secrétaire, le P. Chaiget (2). Ce ne devait être là qu’un intérim de courte durée : il se prolongea pourtant jusqu’en 1891. A cette date le P. Girard (3), supérieur du petit séminaire, est placé à la tête du grand séminaire, avec le P. Ruel (4), un ancien missionnaire de Canton, pour collaborateur. En septembre 1893 le P. Girard retourne au petit séminaire d’An-ninh (qu’il ne quittera plus jusqu’à sa mort en février 1924) et le P. Renauld reprend à Phú-Xuân la direction du grand séminaire.

___________________________________________________________________________

(1) (caractères chinois) : Texte de l’inscription, qui se lit en sino-annamite : An Thạnh trưởng công chúa đệ, et signifie : Palais de la princesse fille aînée (nommée) An Thạnh.

(2) P. Chaiget Auguste, du diocèse de St Claude, né en 1860, mort en 1927 après 42 ans de mission.

(3) P. Girard Ernest Joseph, du diocèse de Luçon, né en 1851, mort en 1924, après 47 ans d’apostolat dans les séminaires de la mission ; dont 45 au petit et 2 au grand séminaire.

(4) P. Ruel Charles, du diocèse de Coutances, né en 1862, missionnaire à Canton en 1886. mort en 1923. Il avait été placé au grand séminaire quelques semaines avant l’arrivée du P. Girard. Ce fut dailleurs son seul poste, car son séjour en Cochinchine Septentrionale ne fut que de un an ou deux.

Il y avait cinq ans qu’il avait résigné ces fonctions. Durant ce laps de temps quatre nouveaux prêtres avaient été ordonnés. En arrivant à Phú-Xuân le 15 septembre 1893 il y trouva un pusillus grex, semblable à celui qu’il avait laissé en quittant Thợ-Đức. Le séminaire se composait de treize élèves, dont trois dans les ordres sacrés et huit encore laïques. L’ordination de deux prêtres le 24 avril 1894 réduit l’effectif à onze ; mais une rentrée de neuf, le 15 septembre suivant, le porte à vingt. Le Père Supérieur qui était resté seul pendant un an, reçoit le 4 octobre 1894 un aide précieux en la personne du P. Cadière (1). Au bout d’un an, le 27 septembre 1895, le P. Cadière est remplacé par le P. Chapuis (2), qui lui-même ne reste qu’environ dix-huit mois. Les besoins urgents de la mission justifiaient ces changements multipliés, mais ils n’en étaient pas moins fort préjudiciables aux études et à la marche régulière de la maison. Heureusement la situation va devenir désormais plus stable. Le P. Mendiboure (3) (aujourd’hui dom Bernard, Sous-Prieur du monastère de Phước-Sơn) succède au P. Chapuis le 20 octobre 1897 et demeure près de vingt ans au séminaire comme professeur de dogme et d’écriture sainte. Le P. Renauld mourut le 11 mars 1898. Il eut la consolation de voir élever au sacerdoce pendant son second supériorat douze séminaristes.

III. De la réforme du séminaire par le P. Izarn jusqu’à nos jours (1898-1933).

Le successeur du P. Renauld fut le P. Izarn (4), qui, nommé le 29 avril 1898, entra en charge le 29 mai. Le nouveau supérieur, jeune encore et plein d’ardeur, transforme le séminaire au point de vue matériel et lui donne un vigoureux élan sous le rapport des études. En 1899, il construit une élégante chapelle et, en 1904, une modeste maison à étage destinée au logement des professeurs. Ces deux édifices existent encore aujourd’hui. Le nombre des élèves ayant augmenté, les pavillons d’aspect misérable qui leur servaient de logement sont agrandis et restaurés, et chaque séminariste possède une cellule particulière : jusque-là ils étaient tous logés en dortoir. En 1899, le P. Izarn fait transférer à Phú-Xuân le cours de philosophie, qui jusque-là s’était fait au petit séminaire. La durée des études est, en conséquence, fixée à six ans (deux ans de philosophie et quatre de théologie) et le nombre des professeurs, qui n’avait jamais dépassé deux, est porté à trois.

___________________________________________________________________________

(1) P. Cadière Léopold, du diocèse d’Aix-en-Provence, né en 1869, venu en mission en 1892.
(2) P. Chapuis André, du diocèse du Puy, né en 1871, venu en mission en 1895.
(3) P. Mendiboure Martin, du diocèse de Bayonne, né en 1874, venu en mission en 1897.
(4) P. Izarn Alphonse, du diocèse d’Agen, né en 1861, provicaire de 1904 à 1908, mort en 1919 après 33 ans de mission.

Le premier titulaire de cette nouvelle chaire est, en septembre 1899, le P. Chabanon (aujourd’hui Mgr Chabanon (1), évêque de Hué). Les études reçoivent alors une impulsion nouvelle, quelques règles de discipline subissent une opportune mise au point, le plain-chant et les cérémonies liturgiques sont mis en plus grand honneur. En un mot, le grand séminaire de Hué reçoit une organisation de tout point semblable, sauf quelques détails réclamés par le milieu, à celle des grands séminaires de France. C’est un sillon profond et durable que le P. Izarn a tracé au séminaire de Phú-Xuân.

En même temps le P. Girard, secondé par de bons collaborateurs, donnait une vitalité nouvelle au petit séminaire. Cette réforme du grand séminaire, combinée avec l’élan donné au petit séminaire, ne tarda pas à donner les plus heureux résultats : de 1881, date de la fondation du séminaire, à 1898, date de la mort du P. Renauld, donc dans l’espace de seize ans, 24 prêtres avaient été ordonnés, soit trois en deux ans ; de 1898, nomination du P. Izarn, à 1932, date de la dernière ordination, donc dans l’espace de 34 ans, il y a eu 104 prêtres ordonnés, soit six prêtres en deux ans : le double.

Le P. Izarn avait trouvé onze séminaristes à son arrivée en mai 1898 ; dix nouveaux s’y ajoutent, venus du petit séminaire, à la rentrée de septembre, et dix-neuf l’année suivante (septembre 1899) : c’est la plus forte rentrée qui ait jamais été enregistrée. Le P. Mendiboure est placé à la tête d’une paroisse de 1903 à 1906 ; le P. Lemasle (2) lui succède au séminaire ; le P. Delvaux (3) succède au P. Chabanon en 1905, et, au bout d’un an, cède la place au P. Mendiboure qui reprend sa chaire de dogme et d’écriture sainte.

Au mois d’août 1908, le P. Barthélemy vient occuper à la tête du séminaire la place laissée vacante par le P. Izarn. Le P. Lemasle quitte à son tour l’établissement au commencement de 1911 pour prendre la direction d’un district ; le P. Desportes (4), nouvellement arrivé de France,

___________________________________________________________________________

(1) Mgr Chabanon Alexandre, du diocèse de Mende, né en 1873, venu en mission en 1896, provicaire en 1908, évêque-coadjuteur en 1930, vicaire apostolique en 1931.
(2) P. Lemasle François, du diocèse de Coutances, né en 1874, venu en mission en 1898, provicaire en 1931.
(3) P. Delvaux Adolphe, du diocèse de Luxembourg, né en 1877, venu en mission en 1902.
(4) P. Desportes Joseph, du diocèse d’Angers, né en 1887, mort en 1911, après quelques mois seulement de mission.

fait alors un intérim de quelques mois, jusqu’à la nomination du P. Roux (1) en août 1911. En 1914, Mgr Allys, Vicaire Apostolique, sur l’avis des Pères du séminaire, décide que les études au grand séminaire seront prolongées d’une année pour permettre l’enseignement des sciences physiques et naturelles. Désormais trois années seront consacrées à l’étude de la philosophie et des sciences, et quatre ans, comme précédemment, à l’étude de la théologie ; il n’y a pas de changement pour les autres branches de l’enseignement.

Le P. Barthélemy étant mort en mai 1918, le P. Chabanon prend la direction de la maison le 16 août suivant. En 1920, le P. Mendiboure entre au monastère nouvellement fondé de Phước-Sơn et le P. Mỉ (2) le remplace. En septembre 1924, le P. Boillot (3) succède au P. Roux placé à la tête du petit séminaire ; il le remplaçait dailleurs déjà depuis deux ans comme intérimaire. En 1927, le P. Viry (4) succède au P. Boillot. Le P. Chabanon est élevé à l’épiscopat en 1930, comme coadjuteur de Mgr Allys : il n’en garde pas moins sa charge de supérieur du séminaire. L’année suivante, Mgr Allys ayant donné sa démission et Mgr Chabanon ayant pris en main le gouvernement de la mission, le P. Roux est appelé à la direction de la maison le 23 septembre 1931, avec pour collaborateurs le P. Viry et le P. Thục (5) ; ce dernier remplace le P. Mỉ. Cette énumération un peu sèche des changements dans le personnel enseignant nous conduit à l’année scolaire en cours (mai 1933).

IV. Statistiques et derniers travaux (1932-1933).

Pour intéressant que ce soit de connaître les événements divers qui se sont succédés dans cet établissement, il l’est certainement davantage de se rendre compte des résultats obtenus pendant le demi-siècle de son existence. Voici le nombre de prêtres ordonnés depuis sa fondation :

1. Sous le supériorat éphémère du P. Allys, 1881-1882 2 prêtres
2. Sous le premier supériorat du P. Renauld, 1882-1888 6
3. Sous les supériorats de Mgr Caspar et du P. Girard, 1888-1893 4
4. Sous le second supériorat du P. Renauld, 1893-1898 12
5.Sous le supériorat du P. Izarn, 1898-1908 28
6. du P. Barthélemy, 1908-1918 33
7. du P. Chabanon, 1918-1931 35
8. du P. Roux, depuis 1931 8

_________
En tout.128 prêtres

soit, en moyenne, cinq prêtres tous les deux ans. Mais nous avons dit plus haut que, pour les seize premières années prises à part, la moyenne était seulement de trois prêtres tous les deux ans, tandis que, pour les trente-quatre dernières années, elle était montée à six prêtres tous les deux ans.

___________________________________________________________________________
(1) P. Roux Jean-Baptiste, du diocèse d’Aix-en-Provence, né en 1875, venu en mission en 1898.
(2) P. Đỗ khắc Mỉ Mathieu, né en 1879, ordonné prêtre en 1906.
(3) P. Boillot Ernest, du diocèse de Besançon, né en 1877, venu en mission en 1900.
(4) P. Viry Jean, du diocèse de Langres, né en 1902, venu en mission en 1926.
(5) P. Ngô đình Thục Pierre, né en 1897, ordonné prêtre en 1925.

Une autre statistique qui a son intérêt, elle aussi, c’est celle de la proportion entre le chiffre des élèves entrés au grand séminaire et celui de ceux qui sont parvenus au sacerdoce. Malheureusement, pour les premières années, les documents sont trop incomplets pour que nous puissions faire ce calcul. Nous ne pouvons le faire que pour les trente dernières années, la période qui s’étend de 1894 à 1925 : cette dernière date est celle de la rentrée au grand séminaire des séminaristes ordonnés prêtres dernièrement. C’est justement l’époque qui subit la salutaire influence du P. Izarn. De 1894 à 1925, il y a 150 élèves entrés au grand séminaire. Sur ce nombre, 104 ont été élevés au sacerdoce, 7 sont morts étant encore au séminaire et 39 sont rentrés dans le monde. Ces derniers occupent pour la plupart ou ont occupé, (car une douzaine sont morts) des situations honorables, soit dans le commerce et l’industrie, soit dans les administrations publiques (Services Civils, Mandarinat, Postes, Douanes, etc. ). Tous sont restés bons chrétiens, quelques-uns rendent à la religion des services très appréciés : ils font tous honneur au séminaire où ils ont fait leur éducation.

Vingt et un séminaristes, entrés dans le courant de ces six dernières années, poursuivent le cours de leur formation cléricale ; parmi eux, trois sont dans les ordres sacrés ; à l’ordination du mois de juin prochain, deux autres recevront le sous-diaconat. Depuis une dizaine d’années, quatre séminaristes ont été envoyés à Rome, y compléter leurs études au Collège de la Propagande : deux en sont revenus, après leur ordination sacerdotale, ayant conquis divers diplômes ès-sciences ecclésiastiques ; les deux autres sont encore à Rome.

Pour la conduite intérieure du séminaire (les études et le règlement), les deux derniers supérieurs n’ont guère eu qu’à maintenir ce que leurs prédécesseurs, spécialement le P. Izarn, avaient sagement établi. Mais les divers bâtiments, dus à l’activité et au talent du P. Izarn, avaient gravement souffert, la chapelle surtout, des injures du temps, particulièrement sensibles, on le sait, dans ce pays-ci. Le P. Chabanon avait dû faire, il y a une dizaine d’années, des réparations importantes et bâtir plusieurs nouveaux pavillons. C’était pourtant insuffisant : d’autres constructions s’imposaient, des aménagements étaient nécessaires, des réparations sérieuses étaient urgentes. Faute de ressources, la mission ajournait toujours ces travaux. Ils ont pu enfin être exécutés en cette année 1933, grâce aux secours fournis par l’œuvre Pontificale de St Pierre Apôtre, grâce en particulier à la générosité du diocèse de Fribourg en Suisse. Les réparations et la restauration ont pris une telle ampleur que la maison en a été toute transformée : on dirait presque un nouveau séminaire. Les bâtiments sont solides, de bon goût et aménagés d’une façon qui en rend l’usage commode et agréable, sans que l’établissement ait perdu pour cela, le cachet de simplicité qui lui convient.

Conformément au désir des bienfaiteurs, après sa restauration, le grand séminaire de Hué a été placé sous le patronage de saint Pierre Canisius. La protection et les exemples du grand apôtre de la Germanie et de la Suisse l’aideront à rester toujours une pépinière de plus en plus florissante de lévites vertueux et instruits, de saints prêtres et d’apôtres inlassables au service de Dieu et des âmes.

J. B. Roux,
Miss. de Hué.



[1]

Để soạn thảo diễn tiến lịch sử này, ngoài những tài liệu lưu trữ của đại chủng viện, chúng tôi đã sử dụng một tiểu dẫn nhỏ viết bằng tay được Đức Cha Chabanon viết vào năm 1930 lúc đó là Bề trên chủng viện.

[2] Đức Giám Mục Caspar Louis đến từ giáo phận Strasbourg, sinh năm 1841, đến truyền giáo năm 1865, trở thành Đại Diện Tông Tòa năm 1880, từ nhiệm năm 1907 và qua đời năm 1917.

[3] Đức Giám Mục Allys Eugène Joseph đến từ giáo phận Rennes, sinh năm 1852, đến truyền giáo năm 1875, Đại Diện Tông Tòa năm 1908, từ nhiệm năm 1931.

[4] Cha Berthélemy Alfred đến từ giáo phận Paris, sinh năm 1852, quyền đại diện năm 1908, qua đời năm 1918 sau 41 năm truyền giáo.

[5] Cha Renauld Jean Nicolas đến từ giáo phận Metz, sinh năm 1839, qua đời 1898 sau 30 năm truyền giáo.

[6] Guillot Pierre đến từ giáo phận Chambéry, sinh năm 1853, qua đời năm 1921 sau 45 năm truyền giáo.

[7]Chữ Tàu: bản văn khắc, được đọc bằng tiếng Hán-An-nam : An Thạnh trưởng công chúa đệ, và có nghĩa tiếng Pháp: Palais de la princesse fille aînée (nommée) An Thạnh

[8] Cha Chaiget Auguste, thuộc giáo phận St Claude, sinh năm 1860, mất năm 1927, sau 42 năm truyền giáo.

[9] Cha Girard Ernest Joseph, thuộc giáo phận Luçon, sinh năm 1851, mất năm 1924, sau 47 năm hoạt động tông đồ trong các chủng viện truyền giáo ; trong đó 45 năm ở tiểu chủng viện và 2 năm ở đại chủng viện.

[10] Cha Ruel Charles, thuộc giáo phận Coutances, sinh năm 1862, truyền giáo ở Canton năm 1886, mất năm 1923. Ngài đã được đặt ở đại chủng viện một vài tuần trước khi cha Girard đến. Vả lại, đây là nhiệm sở duy nhất của ngài, vì sự lưu trú của ngài ở Nam Kỳ Bắc chỉ chừng một hay hai năm.

[11] Cha Cadière Léopold, thuộc giáo phận Aix-en-Provence, sinh năm 1869, đến truyền giáo vào năm 1892.

[12] Cha Chapuis André, thuộc giáo phận Puy, sinh năm 1871, đến truyền giáo vào năm 1895.

[13] Cha Mendiboure Martin, thuộc giáo phận Bayonne, sinh năm 1874, đến truyền giáo vào năm 1897.

[14] Cha Izarn Alphonse, thuộc giáo phận Agen, sinh năm 1861, quyền đại diện từ năm 1904 đến 1908, mất năm 1919 sau 33 năm truyền giáo.

[15] Đức cha Chabanon Alexandre, thuộc giáo phận Mende, sinh năm 1873, đến truyền giáo năm 1896, quyền đại diện năm 1908, Giám mục phó năm 1930, Đại Diện Tông Tòa năm 1931

[16] Cha Lemasle François, thuộc giáo phận Coutances, sinh năm 1874, đến truyền giáo năm 1898, quyền đại diện năm 1931.

[17] Cha Delvaux Adolphe, thuộc giáo phận Luxembourg, sinh năm 1877, đến truyền giáo năm 1902.

[18] Cha Desportes Joseph, thuộc giáo phận Angers, sinh năm 1887, mất năm 1911 sau một vài tháng truyền giáo.

[19] Cha Roux Jean-Baptiste, thuộc giáo phận Aix-en-Provence, sinh năm 1875, đến truyền giáo năm 1898.

[20] Cha Matthieu Đỗ Khắc Mỉ, sinh năm 1879, thụ phong linh mục năm 1906.

[21] Cha Boillot Ernest, thuộc giáo phận Besançon, sinh năm 1877, đến truyền giáo năm 1900.

[22] Cha Viry Jean, thuộc giáo phận Langres, sinh năm 1902, đến truyền giáo năm 1926.

[23] Cha Phêrô Ngô Đình Thục, sinh năm 1897, thụ phong linh mục năm 1925.

Exit mobile version