Nửa số người tham dự là giới trẻ, tôi bắt đầu phần chia sẻ bằng câu hỏi: Bạn nào giỏi giáo lý kể cho cha nghe “bốn sự sau” là gì? (Không ai trả lời) Bốn sự thật quan trọng cuối cùng ấy mà? (Cũng không ai trả lời).
Trong số cử tọa, có một giáo lý viên khoảng 30 tuổi. Tôi không dám nhờ cô trả lời vì có nguy cơ là chính cô cũng không nắm vững.
Trước năm 1988, tức là trước thời điểm lễ tôn phong 117 hiển thánh chứng nhân đức tin tại Việt Nam, hễ cuối năm phụng vụ là khắp mọi nhà thờ trên toàn cõi Việt Nam đều giảng về viễn ảnh cánh chung: Chúa đến, sự phán xét chung, cuộc sống đời sau, thưởng phạt, thiên đàng và hỏa ngục.
Từ sau năm 1988, Chúa nhật XXXIII thường niên luôn luôn bị trưng dụng để cử hành trọng thể lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ngày trước, trong quyển sách bổn (sách thiên) bài “bốn sự sau” nằm ở giữa sách (trước khi học về luân lý và bí tích), việc học giáo lý hỏi thưa thế nào cũng học qua bài “bốn sự sau”. Nếu như một học sinh giáo lý vì bất cứ lý do nào đó, chưa từng được học về những điều sau hết, về mục đích cuối cùng của đời người, thì đã có phụng vụ lời Chúa của Chúa nhật XXXIII thường niên hằng năm bổ khuyết.
Ngày nay, với cái nhìn giáo lý theo lịch sử cứu độ, nội dung này được học ở cuối những chu kỳ kéo dài hai hoặc ba năm, và luôn nằm ở cuối năm học. Nếu lớp bị cháy chương trình, phần này sẽ bị chạy vội hoặc bỏ qua. Núi chung, học sinh giáo lý ít được đào sâu nội dung này. Có thể nhiều em không nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa của ngày tận thế, của việc phán xét chung, xác kẻ chết sống lại. Các em rất dễ rơi vào một quan niệm mơ hồ về đời sau, không khác mấy với quan niệm dân gian Việt Nam, chỉ mới biết sợ luật nhân quả, chưa thấm nhuần hướng sống Kitô giáo, sống theo đúng mục đích đời người. Xin quý bạn đọc cứ thử “kiểm tra” các học sinh giáo lý quanh mình thì biết.
Đã thiếu lời giáo huấn đều đặn hằng năm của chu kỳ phụng vụ, lại bị bao vây bằng phim ảnh ngoài Kitô giáo tràn ngập, bằng những quan niệm sống duy vật hưởng thụ, các bạn trẻ Cụng giáo dần dần đánh mất ý thức trách nhiệm trước Thiên Chúa là Đấng phán xét mọi người. Giữa một xă hội suy đồi, các em chẳng những không còn khái niệm về sứ mạng thiêng liêng của người tín hữu, mà lắm khi còn mất cả những lý tưởng cao thượng của một cuộc sống xă hội lành mạnh bình thường. Các bạn trẻ tiếp nhận lý tưởng làm giàu như một lẽ đương nhiên. Thi đại học hoặc đi học nước ngoài đều chỉ nhắm một chuyện duy nhất là khả năng tìm những việc làm sẽ kiếm được nhiều tiền nhất và nhanh nhất. Các em không có cái nhìn chính xác về mục tiêu cuối cùng của đời người thì làm sao cảm nghiệm được tiếng gọi của Chúa Giêsu đang thiết tha nhắn gửi đến từng người?
Cần phục hồi Chúa nhật XXXIII thường niên để xây dựng lại ý thức cần có, để ý thức này trở thành một trực giác giúp các bạn trẻ mau mắn phân định, biết rừ cái gì hợp ý Chúa, cái gì không, để các em có thể bộn nhạy và quả cảm chọn lọc và tiếp thu được những cái hay của thời mới, còn cái dở thì loại bỏ; để các em làm việc gì cũng biết hướng đến mục đích cuối cùng của đời người.
Điều ấy cũng cần thiết cả cho các phụ huynh nữa. Biết bao phụ huynh cao niên đó từng nghe giảng lễ về các thực tại cuối cùng nhiều năm trước năm 1988, thế nhưng sau 30 năm không còn nghe giảng như thế, nay cũng chẳng còn bộn nhạy gì về những điều này nữa… Do đó mà chúng ta phải chứng kiến bao cảnh đau lòng: Cả những tín hữu cao niên, khi gặp khó khăn thử thách cũng mất khả năng đứng vững trong định hướng đức tin nhưng dễ dàng chuyển sang đối phó theo kiểu thế gian: bỏ lễ Chúa nhật, bỏ kinh nguyện sáng tối, phỏ thai, ly dị, xúi con cái ly dị…
Không chỉ có thế, việc xóa sổ Chúa nhật XXXIII thường niên còn ảnh hưởng đáng ngại cà trên cái nhìn của người linh mục. Các bài đọc giờ Kinh Sách cũng như Lời Chúa các thánh lễ ngày thường suốt tuần XXXIII này đều nhắc tới những thực tại cuối cùng, tuy nhiên do không có cơ hội lắng lòng và động não đầu tư cho một bài giảng Chúa nhật, thì ngay cả với linh mục, những điều ấy cũng dần dần bị bốc hơi, trở thành thứ yếu và xa lạ. Quan tâm mục vụ của linh mục dễ hướng về những chuyện khác thay vì tập trung giúp Dân Chúa hướng lòng về điểm hẹn đời đời.
Việc cử hành trọng thể lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lấn chiếm Chúa nhật XXXIII quả đó để lại những thiệt thòi trầm trọng cho Dân Chúa. Người ta tưởng rằng cứ chuyển sang Chúa nhật là sẽ long trọng, hoành tráng hơn. Ngờ đâu, chính việc cử hành vào Chúa nhật lại khiến cho đại lễ này sẽ chẳng bao giờ có cơ may trở thành một lễ hội dân gian đánh động cõi lòng và khắc sâu vào tâm khảm người dân.
Năm 2002, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định chọn ngày Rằm Tháng Giêng (ngày Nguyên Tiêu) làm Ngày thơ Việt Nam, thế là từ năm 2003 nó bắt đầu trở thành lễ hội. Nhiều chùa chiền xây dựng chỉ mới dăm bảy năm, nay đã có lễ hội hằng năm được nhiều Phật tử háo hức chào đón. Nhiều Giáo xứ, giáo họ mới thành lập được dăm bảy năm, ngày bổn mạng đã lập tức trở thành một lễ hội rộn ràng, lắm nơi đó định hình được cả thức ăn đặc thù của ngày hội, nhà nào cũng có bánh tét, bánh ít, bánh in… Tại sao sự hình thành lễ hội có vẻ dễ như thế mà đại lễ các hiển thánh chứng nhân đức tin của ta đã 30 năm rồi vẫn chưa thành niềm rộn ràng tự phát của các gia đình Công giáo Việt Nam?
Lý do đơn giản là vì nó cứ phải bị động chạy theo Chúa nhật XXXIII thường niên chẳng ai tài nào nhớ được. Ngày lễ của bất cứ tổ chức nào vừa nói cũng đều là một ngày cố định, rằm tháng Giêng, 19-3, 24-6 hoặc một Chúa nhật đầu tháng hay cuối tháng nào đó trong năm…, còn Chúa nhật XXXIII thường niên không thể là một ngày cố định trong tháng 11, cũng chẳng phải là Chúa nhật thứ ba của tháng 11 – vì nếu lễ Chúa Kitô Vua nhằm ngày 20-11 thì nó sẽ nhằm Chúa nhật trước đó, tức là Chúa nhật thứ hai của tháng 11.
Thực ra các hiển thánh của chúng ta đó có một ngày cố định, ngày 24-11, nhưng số phận thật hẩm hiu, chẳng được ai ngó ngàng tới chỉ vỡ cuộc lễ đó “bị” cử hành vào một Chúa nhật nào trước đó mất rồi. Ngày 24-11 trở thành ông vua không ngai, chỉ còn là một ngày rất xoàng, không quan trọng bằng một ngày giỗ hay ngày cưới, không đáng cho cuộc sống của bất cứ ai bị quấy rầy, không đáng được ai nghỉ việc để tham gia. Đúng là ta đi sai nước cờ, cứ tưởng rằng “tôn vinh” hóa ra lại thành “hạ bệ”.
Ôi! Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thế là Năm thánh tôn vinh các Đấng tối mai sẽ lặng lẽ trụi vào quá khứ. Trước kia, lễ mừng các Đấng nhằm ngày 01-9, kéo theo nguyên cả một “Tháng các Thánh Tử Đạo Việt Nam” đủ 30 ngày. Nay tháng 9 đó mất, ngày 24-11 của các Đấng không kèn không trống, còn niềm hy vọng cánh chung của chúng con thì bị chôn vùi. Xin các Thánh hãy đ̣i lại ngày 24-11 cho mình để nó thành một lễ hội đi vào lòng người, cuốn hút cả tín hữu và lương dân. Còn ngày Chúa nhật XXXIII thường niên thì xin các Đấng đòi lại giúp chúng con, để phụng vụ trả lại cho chúng con thông điệp về các thực tại cuối cùng của lịch sử, để chúng con khỏi bị bốc hơi đức tin chân thật và cao quý mà các Đấng đã đổ máu để minh chứng và truyền lại cho chúng con. Nếu ngày 24-11 trúng vào Chúa nhật thì xin các Đấng vui lòng mừng lễ trước đi một ngày, còn ngày Chúa nhật hãy cứ dành cho Chúa và cho chúng con. Amen.
Lời thưa thêm: Liền trước khi nhắp chuột gửi bài chia sẻ này đến các trang truyền thông Công giáo, tụi nhận được một email bất ngờ: “Riêng đối với giáo phận Hải Phòng trong lịch vẫn ghi 24/11 là lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam chứ không chuyển vào Chúa nhật”. Thì ra, đề xuất của tụi chẳng phải là chuyện mới, chỉ là một câu hỏi nghêu ngao gợi nhớ bài ca ai cũng đó biết, khiến nhiều người buột miệng hỏi theo. Mong sao càng lúc càng thờm nhiều tiếng hát để khắp công trường cùng dậy lên một bản đồng ca rộn rã, bản đồng ca mựa lễ hội.
Qui Nhơn, ngày 23-11-2018
Lm Trăng Thập Tự