Trả lời:
Thiên Chúa là tình thường, là Cha rất nhân lành, là“Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2 :4). Vì thế, Thiên Chúa đã sai Con Một mìnhlà Chúa Giêsu xuống trần gian làm Con Ngườiđể “hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người” ( Mt 20:28).
Như thểđủ cho chúng ta tinchắc rằngThiên Chúa không muốn cho một ai phải bị lên án và hư mất đời đời vì tội lỗi.
Giáo Hội cũng dạy rằng: “Chúa Kitô đã chết cho tất cả mọi người, không trừ một ai. Công Đồng Quiercy (năm 833, DS 624) đã dạy rằng: không có,đã không có và sẽ không có người nào mà không được Chúa Kitô chịu đau khổ vì mình.” (x. SGLGHCG, số 605)
Nghĩa là sự cứu rỗi cho con người là điều mong muốn của chính Thiên Chúa, là điều chắc chắn mà mọi tín hữu chúng ta phải tin và hy vọng, căn cứ vào lời Chúa và lời dạy trên đâycủa Giáo Hội .
Tuy nhiên, cho được hưởng công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô để vào Nước Trời hưởng Thánh Nhan Chúa,người ta cầnphải có những điều kiện sau đây:
I-Trước hết, phải được tái sinh qua Phép rửa,vì ” ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ.Còn ai không tin sẽ bị kết án” (Mc 16:16) . Lại nữa: “không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần khí” ( Ga 3:5).
Trên đây là chính những lời Chúa Giêsu đã nới với các Tông Đồ và với ông già Ni-cô-đê-môxưa về tầm quan trọng và sự cần thiết phải lãnh nhận Phép rửa để được tái sinh trong sự sống mới sau khi con người cũ đã chết vì hậu quả của tội Nguyên Tổ (original sin).Tuy nhiên, cần nói thêm một lần nữa ở đây là mặc dù Chúa nói như trên, nhưng Ngài vẫndành cho những người không biết Chúa và khôngđược rửa tội một lối thoát, nếu họ chẳng mayrơi vào hoàn cảnh không được ai nói cho biết về Chúa và được chịuphép rửa để vào Nước Trời.
Nói rõ hơn,những người đã sinh ra và chếttrước khi Chúa Cứu Thế Giêsu ra đời,hoặc ngay cảsau khi Chúa sinh ra nhưng không được ai dạy bảo cho họ biết về Chúa, về Tin Mừng cứu độvà về Phép rửa khiến họ không được rửa tội thì đó không phải là lỗi của họ, bởivì“Làm sao họ tin Đấng họ không nghe? Làm sao mànghe nếu không có ai rao giảng ? .như Thánh Phaolôđã quả quyết..(Rm 10: 14). Nói cách khác,không ai có thể tự mình nhận biết có Thiên Chúa mà không cần người khác giúp lúc khởi đầu.Đólà lý do tại sao Chúa Kitô đã chọnvà sai các Tông Đồ đi
“… khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loại thụ tạo. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu rỗi. Cònai không tin sẽ bị kết án.” ( Mc 16:15-16)
Như thế, phải cần phải có người rao giảng Tin Mừng của Chúa cho người khác từ ban đầu cho đến ngày nay.Đó là sứ mệnh Phúc Âm hóa thế giới mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ Chúa Kitô qua các Thánh Tông Đồ và những người kế vị để mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và mầu da ở khắp nơi trên trái đất này.
Nhưng như đã nói ở trên, nếu có những người không biếtChúa Kitô và Phúc Âm sự sống của Người vì không ai rao giảng cho họ, thì đó không phải là lỗi của họ. Dầu vậy, nếu họ đãsống ngay lành theo tiếng nói của lương tâm hướng dẫn,thì họ vẫn có thểđược cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, vì “Ngoài Người (Chúa Kitô) ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4: 12; 1Tm 2: 5; SGLGHCG số 1281, Lumen Gentium, số 16 )
Ngược lại, những người đã nghe Phúc Âm của Chúa, đã được tái sinh qua Phép Rửa mà không sống những cam kết khi được rửa tội là thực tâm yêu mến Chúa, yêu tha nhânvà xa lánh mọi tội lỗi, thì Phép rửa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô cũng không mang lại lợi ích thiêng liêng nào cho họ.
Nói khác đi, công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô được áp dụng không nhữngcho những người đã nhận biết Chúa, đã được rửa tội – và đangsống những cam kết của Phép rửa ( Baptismal promises) mà còn áp dụngcho cả những người không được biết Chúa và không được rửa tộivì không ai dạy cho họ biết. Đó là trường hợp của tổ tiên Việt Nam và các dântộc khác trên thếgiới đã sinh ra và chếtđi trước khi Chúa Cứu Thế Giêsu ra đời, rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và chết trên thập giá để đền tội thay cho nhân loại. Những người này không biết Chúa và không được lãnh phépRửathì đóhoàn toàn không vì lỗi của họ, nên Chúa không thể bất cônglên án họ vì lỗi này được. Ngược lại, họ vẫn có thể được cứu rỗinếu họ đã sống ngay lànhtheo sự hướng dẫncủa lương tâm và có ý đi tìm Đấng Tối cao là Thiên Chúa để thi hành thánh ý Ngài như đã nói ở trên..
Đang khi còn bị treo trên Thập giá, Chúa Giêsu đã bị “một tên linh lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người : tức thì máu cùng nước chảy ra.” ( Ga 19 : 34)
Nước đó chính là nước rửa cho con người sạch mọi tội một lần nhưng không tiêu diệt hết mọi mầm mống của tội và trả lại cho con người tình trạng“ngây thơ, công chính ban đầu” (original innocence and justice),một tình trạng ơn phúc đặc biệtmà Adam và Eva đã được hưởng trước ngày hai người phạm tội vì ăn trái cấm, đem lại hậu quả to lớn là “vì mộtngười duy nhất mà tội lỗi xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người bởi vì mọi người đã phạm tội.” ( Rm 5: 12)
Nói khác đi, sự bất tuân của Adam và Eva đã đem tội và sự chết vào trần gian. Nhưng nhờmột người duy nhất vâng phục Thiên Chúa là Chúa Kitô mà “muôn người cũng sẽ thành người công chính” vì “nhờ Đức Giêsu là con Người bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa cho anhem được hòa giải với Người để anhem trở nên thánh thiện, tinh tuyển không có gì đáng trách trước mặt Người.” (Cl 1: 22) theo lời dạy của Thánh Phaolô.
Nhưng đó chỉ là viễn ảnh của niềm tin và hy vọng chứ chưa tức khắc thành sự thật ngay bây giờ cho ai,trử khi có ai chết ngay sau khiđược rửa tội thì chắc có cơ may được hưởng ngay ơn cứu độ để vào Nước trời như Người trộm lành trước kia. Chúa Giêsu đã tha thứ mọi tội cho anh ta vì anh đã sám hối và xin thương xót trước khi chết. (Lc 23:42-43)
Nhưng nếu vẫn tiếp tục sống trên trần thế này, thì mọi người chúng talại có nhiềucơ hội để phạm tội thêm nhiều lần nữa vì bản chất yếu đuối của con người, vì gương xấu của thế gian và nhất là vì ma quỷ cám dỗbao lâu ta còn sống trong thân xác có ngày phải chết này.
.Mặt khác, Phép Rửa, tuy xóa một lầnmọi tội lỗi,nhưng không tiêu diệt hết mọi mầm mống củatội, mà vẫn còn để lại trongcon người“một số những hậu quả của tội như những đau khổ, bệnh tật, sự chếthoặc những yếu đuối gắn liền với sựsống nhưnhững yếu đuối về tính tình…và nhất là sự hướng chiều về tội lỗi mà truyền thống gọi là tình dục,hay còn được gọi là “lò sinh ra tội lỗi (formes percati) được để lại đó cho con người phải chiến đấu chống lại nó” cho đến hơi thở cuối cùng của đời người trên trần thế này. (x. SGLGHCG số 1264)
Ngoài ra,như đã nói ở trên, còn phải kể đếnnhững gương xấu, những dịp tội đầy rẫy ở khắp trên trần gian này nhất là những cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ là “thù địch của anhem như sư tử gầm thết rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5: 8),nhằm lôi kéo con người ra khỏi tình thương của Chúa và ơn cứu độ của Người.
Đó là tất cảnhững thách đó, những nguy cơ mà con người phải đối phó sau khi được rửa tội để sống một đời sống mới theo Thần Khí hướng dẫn để được ơn cứu độ. Vì nếu “hướng đi của xác thịt là sự chết” thì “hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an.”(Rm 8 :6)
II- Phải làm gì nữa để xứng đáng được ơn cứu rỗi?
Chúa là tình thương và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu độ. Nhưng vì con người còn có ý muốn tự do ( free will) mà Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người sử dụng để hoặc sống theo Chúa “là Đường, làSự Thật và là sự Sống” (Ga (14: 6) hay khước từ Chúa để sống theo “văn hóa của sự chết” chối bỏ Thiên Chúa,tôn thờ vật chất, tiền bạcvà mọi thú vui vô luân, vô đạo, gian ác, độc dữ,bất công, bóc lột, độc tài, hà khắc …như thực trạng của thế giới tục hóa ngày nay. Đặc biết là ở các nước Âu Mỹ , và các quốc gia chậm tiến và độc đảng cai trị, nơi không còn gì là luân lý phổ quát(universal moral) khiến người ta coi việc giết thai nhi là hợp pháp, bán con cái cho bọn mãi dâm buôn người là việc buôn bán tự nhiêncủa các cặp vợ chồng đã mất hết bản chất làm cha mẹ trong một xã hội quá suy đồi về luân lý, đạo đức. như xã hội Viêt Nam hiện nay.
Lại nữa, một tệ trạng đang được phổ biến ở các quốc gia Âu Mỹlàviệc cho hợp thức hóa hôn nhân đồng tính (same sex mariage), một suy thoáiđạo đức nghiêm trọng về mục đích của hôn nhân và nền tảng gia đình mà Thiên Chúa đã thiết lập từ đầu khi tạo dựng con người và trao cho sứ mệnh “Hãy sinh sôi nẩy nởthật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” (St 1: 28)
Như thế, để hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, người tín hữu phải thực tâm tỏ thiện chí sống đức tin từ trong nội tâm ra đến hành động cụ thể bên ngoài để cộng tác với ơn thánh trong nỗ lực thánh hóa bản thân và giúpthánh hóa người khác qua gương sống chứng nhân của mình.
Sự cộng tác với ơn thánh thật vô cùng cần thiết, vì nếu không thì, từ ban đầuThiên Chúađã không truyền cho dân Do Thái nói riêng và con người ngày nay nói chung Mười Điều Răn của Chúa mà ông Mô-Sê đã long trọng nói với dân Do Thái xưa như sau :
“ Hãy xem: hôm nay tôi đưa ra cho anhem chọn : hoặc được chúc phúc, hoặc bị nguyền rủa.: Anhem sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em mà tôi truyền cho anhem hôm nay. Anhem sẽ bị nguyền rủa nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA…” ( Đnl 11: 26-28)
Vâng nghe những mệnh lệnh của Thiên Chúa có nghĩa là thi hành những Điều Răn Người đã truyền cho ta phải tuân giữ để được chúc phúc và được cứu độnhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Thiên Chúa ban những lề luật đó không vì lợi íchnào củariêng của Ngài,mà vì lợi ích của con người mà thôi. Vì nếu không có lề luật nào ràng buộc, để con người tự do chém giết, trộm cắp, lấy của người khác làm của riêng tư, cướp vợ ,giật chồng của nhau… thì thế giới này sẽ đi về đâu ? Có giới răn của Chúa mà người ta còn vi phạm, còn làm những sự dữở khắp nơi từ xưa đến nay, huống chi là nếu không có lề luật nào chi phối,thì xã hội loài người đã bị tiêu diệt từ lâu rồi. Do đó, chúng ta phải cám ơn Chúa về những lề luật mà Người đã truyền cho con người phải thi hành để được chúc phúc ngay trong cuộc sống trên trần gian này, trước khi được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Thật vậy, những ai đã được rửa tội rồi cũng ví như dân Do Thái xưa đã vượt qua Biển Đỏ dưới sự lãnh đạo của ông Mô-sêđể trở về quê hương và tiến vào Đất Hứa. Nhưng họ đã không được vào đất nàyngay mà còn phải sống trong sa mạc mấy chục năm để được thử thách về lòng tin yêu Thiên Chúa của họ. Khi sống trong hoangđịa, họ đã chịu thiếu thốn mọi sự, từ thức ănđến nước uống. Vì thế họ đã kêu tráchChúavà ông Mai-sen về những gian khổ mà họ phải chịu đựng .Và tệ hại hơn nữa họ đã đúc Con Bê bằngvàng và sụp lậy nó như vị thần đã đưa họ ra khỏi ách nô lệ bên Ai Cập! (Xh 32:1-6)
Thiên Chúa đã nổi giận và muốn tiêu diệt đám dân vô ân này,nhưng nhờ ông Mô Sê khẩn cầu thay cho họ mà Thiên Chúa “đã thương không giáng phạt dân Người như Người đã đe.” (Xh 32: 14)
Ngày nay, là dân Tân Ước, chúng ta là dân mới của Thiên Chúađã được tái sinh qua Phép rửa, tức là cũng đi qua nước như dân Do Thái xưa vượt qua Biển đỏ để vào đất tự do,thoát ách nô lệ bên Ai Cập. Phép rửa cũng giải phóng cho con người khỏiách nô lệ tội lỗi để sống đời mới theo Thần Khí hướng dẫn để được cứu độ. Nhưng cũng như Dân Do Thái xưa phải sống trong hoang địa 40 năm trước khi được vào Đất Hứa là đất Ca-na-an “tràn trề sữa và mật” (Ds 13:27), dân Tân Ước ngày nay cũng phải sống trong trần thế này một thời gian dài ngắn tùy số phận của mỗi người . Nghĩa là sau khi được tái sinh qua Phép Rửa , chúng ta chưa vào ngay Đất Hứalà Thiên Đàngmà còn phải“lưu vong” trong sa mạctrần thế này để được thử thách vềđức tin, đức cậy và đức mến.
Nếu đức tin đã được chứng minh cụ thể bằng đức mến nồng nàn, nghĩa là thực tâm yêu mến Chúa trên hết mọi sựvà tuân giữ các Giới Răn của Người, yêu mến tha nhân như Chúa Kitô đã dạy cộng thêm quyết tâm xa lánh mọi tội lỗi tức là thi hành những cam kết khi được rửa tội thì“anhem sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì và sẽ trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúagiữamột thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó, anhem phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời…” như Thánh Phaolô đã dạy. (Pl 2:15)
Nói khác đi, những ai đã và đang cố gắng sống theo đường lối của Chúa, chống lại những đòi hỏi bất chính của bản năng, gương xấu của trần gian và mưu chước cám dỗ của ma quỉ,thì đang cộng tác hữu hiệu với ơn thánh để được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.
Khi sạch tội,con ngườisống trong ơn phúc của Thiên Chúa, nghĩalà sốngơn cứu độ ngay ởtrần thế này. Ngược lại, nếu không có thiện chí cộng tác của cá nhân với ơn Chúamà buông mình sống theo “văn hóa của sự chết” thì ơn tái sinh của Phép Rửa sẽ trở nên vô ích và Chúa cũng không thể cứu ai thiếuthiện chí đó.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa: “Không phải bất cứ ai thưa với ThầyLậy Chúa, Lậy Chúalà được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên cao mới được vào mà thôi.” ( Mt 7 :21)
Thi hành ý Cha trên trời có nghĩa là yêu mến Người trên hết mọi sự thể hiện cụ thể qua việc tuân thủ những Điều Răn của Chúa,
vì “ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy
………………………………………
Nếu anhem giữ các điều răn của Thầy,
anhem sẽ ở lại trong tình thương của Thầy
như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga14: 23; 15: 10)
Như thế, thi hành các luật điều về yêu thuơng, công bình, bác ái, xa lánh tội lỗivà sống thánh thiện là thi hành ý muốn của Cha trên trời, Đấng yêu thương con người đến nỗi đã “sai chínhCon mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội cho chúng ta” (Rm 8 :3). Vàchính nhờ “máu Thánh Tử đổ ra mà chúng ta được cứu chuộc”. ( Ep 1 :7)
Tóm lại, Phép rửavà công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô có giá trị cứu rỗi tuyệt đối,nhưng chỉ hữu ích cho những ai có thiện chí cộng tác với ơn Chúa sau khi được rửa tội bằng quyết tâm sống ơn tái sinh của Phép Rửa là “phải cởibỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để cho Thần Khí đổi mới tâm trí anhem và phải mặc lấy con người mớilà con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” như Thánh Phaolô đã dạy. ( Ep 4: 22-24)
Nói khác đi,nếu con người không có quyết tâm chừa bỏ mọi tội lỗi và thực thi đức ái nồng nàn thì không những Phép rửa mà cả công ơn cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cũng sẽ trở nên vô ích,vì Thiên Chúa phải tôn trọng tự do của con người chứ không bắt buộcai phải yêu mến và nhận ơn cứu rỗi của Người. Người chỉ mời gọi và con người có tự do để đáp trả hoặc ưng thuận hay khước từ lời mời gọi đó.
Sau hết, không thể viện cớ Chúa nhân từ vàhay tha thứ để cứtự do sống theo thế gian và xác thịt.
Chúa đầy lòng xót thương: đúng. Nhưng nếu con người lợi dụng tình thương của Chúađể đi hàng hai, nửa nóng nửa lạnh thì “Ta sắp mửa ngươira khỏi miệng Ta” như lời Người đã cảnh cáo trong sách Khải Huyền. (Kh 3:16)
Đó là tất cảnhững gì chúng ta cần suy niệm về tình thươngtha thứ của Thiên Chúa, về công nghiệp cứu chuộc vô giá ( invaluable) của Chúa Kitô và những gì ta phải làm để cộng tác với ơn Chúa hầu được hưởng ơn cứu độ của Người.Amen.
Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn