Kitô giáo là cái nôi của khoa học

ThomasAquinas - Kitô giáo là cái nôi của khoa học
Thánh Thomas Aquinas, tiến sĩ của Giáo hội

Lật lại quan niệm sai lầm

Trong hơn 150 năm, giới trí thức thế tục luôn phổ biến quan niệm rằng liên quan đến những kiến thức về thế giới tự nhiên, các tín hữu Kitô giáo đời đầu và thời Trung cổ đều là những người thiên về mê tín dị đoan. Để diễn dịch lại phần mở đầu của một chương trình truyền hình phổ biến trên đài ESPN, ông Colson nhắc lại 4 điểm vẫn được truyền bá: “Trước chuyến hành trình đầu tiên của Columbus, con người cho rằng thế giới nằm trên một mặt phẳng. Khi nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus viết rằng Trái đất xoay quanh mặt trời, mở màn cho thuyết nhật tâm, thật ra ông ấy không hề dựa trên bất kỳ chứng cứ nào cả. Thứ ba, “cuộc tiến hóa khoa học” vào thế kỷ 17 đã phát minh ra nền khoa học mà chúng ta biết hiện nay. Và cuối cùng, những người theo Kitô giáo đã gây cản trở cho sự phát triển và truyền bá khoa học dựa trên những niềm tin sai lầm”.

Theo ông Colson, vấn đề ở đây là toàn bộ 4 thông tin trên đều không chính xác.

Như giáo sư xã hội học về tôn giáo Rodney Stark của Đại học Washington (Mỹ) trình bày trong cuốn sách mới có tựa đề For the Glory of God, “mỗi người có giáo dục vào thời Columbus (khoảng thế kỷ 15), đặc biệt là các giáo sĩ Kitô, đều biết rằng Trái đất hình tròn”. Hơn 800 năm trước khi Columbus dong thuyền vượt biển, sử gia của Giáo hội là Bede đã giảng dạy điều đó, cũng như Bề trên tu viện Hildegard (1098-1179) của xứ Bingen, Thánh Thomas Aquinas, tiến sĩ của Giáo hội. Tựa đề của quyển sách phổ biến nhất thời Trung cổ về đề tài thiên văn học là Sphere (hình cầu), không phải là cái tên thích hợp cho một cuốn sách bị cho là diễn giải Trái đất trên một mặt phẳng.

Về việc Copernicus đột ngột nghĩ ra ý tưởng Trái đất hình tròn, giáo sư Stark dẫn lời sử gia Bernard Cohen của Đại học Harvard (Mỹ), rằng “Copernicus tiếp nhận kiến thức về những nền tảng quan trọng dẫn đến thời khắc “eureka” trên từ các giáo sư của mình, chính là các học giả Kitô giáo”. Mô hình này được “phát triển dần dần bằng sự thừa kế kiến thức của các nhà khoa học khoảng 2 thế kỷ trước đó”. Giáo sư Cohen kết luận: “Dựa trên các công trình nghiên cứu của họ về cơ học quỹ đạo, Copernicus đã bổ sung một bước kế tiếp để hoàn thành định đề”.

Nền tảng cho khoa học hiện đại

Do vậy, ý tưởng lâu nay cho rằng “khoa học đã được khai sinh vào thế kỷ 17 do cộng đồng Kitô giáo đã bị suy yếu nên không cần đủ sức trấn áp tình hình”, là quan niệm sai lệch. Hàng trăm năm trước thời thiên tài vật lý Isaac Newton, giới tu sĩ như John xứ Sacrobosco, tác giả quyển Sphere, vẫn thực hiện những nghiên cứu và thí nghiệm khoa học. Chính các tín hữu Kitô giáo chứ không phải Thời đại khai sáng vào thế kỷ 18 đã phát minh ra khoa học hiện đại, theo kết luận dựa trên các chứng cứ xác thực của tác giả Colson.


Bề trên tu viện Hildegarld của xứ Bingen

300 năm trước giai đoạn Newton, một tu sĩ tên Jean Buridan đã thực hiện thí nghiệm có liên quan đến Định luật về chuyển động đầu tiên mà sau đó nhà vật lý học người Anh thiết lập vào thế kỷ 18. Theo đó, nội dung của định luật này cho rằng một vật thể đang chuyển động sẽ duy trì hoạt động này trừ phi bị can thiệp. Đó chính là Buridan, chứ không phải một nhân vật ở Thời đại khai sáng, là người đầu tiên đề xuất rằng Trái đất xoay quanh trục của nó.

Giáo sư Stark đã nói rằng: “Thuyết thần học của Kitô giáo đóng vai trò cần thiết cho sự trỗi dậy của khoa học”. Khoa học hiện đại xuất hiện chủ yếu trong những khu vực địa lý có sự tồn tại của Kitô giáo, đó là châu Âu. Nhiều nền văn minh khác có thuật giả kim, duy chỉ có châu Âu phát triển ngành hóa học. Tương tự, chiêm tinh học được phổ biến khắp nơi, nhưng chỉ trên đất châu Âu mới trở thành thiên văn học. Đó là bởi vì Giáo hội mô tả Thiên Chúa là “đấng toàn năng đầy lý lẽ, có cầu tất ứng, đáng tin cậy”, người đã tạo ra một vũ trụ với cấu trúc “hợp lý, đúng luật và ổn định”. Những niềm tin này đã dẫn dắt các tín hữu tin rằng có sự tồn tại của khoa học.

Vậy tại sao lại có chuyện truyền bá rằng Columbus cố gắng thuyết phục nhân loại tin Trái đất hình cầu? Theo phân tích của giáo sư Stark, “tuyên bố về cuộc chiến ngạt thở tồn tại giữa tôn giáo và khoa học trong hơn 3 thế kỷ thật ra là công cụ mà một số người lợi dụng để tấn công đức tin của con người về Thiên Chúa”. Những kẻ đối đầu với Giáo hội đã sử dụng các chứng cứ và suy luận giả không những nhằm phá hoại uy tín của cộng đồng Kitô hữu, mà còn phục vụ ý đồ tôn vinh bản thân là kẻ giải phóng đầu óc và tinh thần của nhân loại.


Giáo sư xã hội học về tôn giáo Rodney Stark của Đại học Washington (Mỹ)



(BẠCH LINH ,cgvdt.vn25.10.2016)

Vào năm 1991, Chuck Colson đã sáng lập BreakPoint, kênh phát thanh hằng ngày nhằm cung cấp cách nhìn nhận của Kitô giáo đối với các tin tức và xu hướng hiện đại thông qua đài tiếng nói, truyền thông tương tác và báo in.

Ông là cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ năm 1969 đến 1973. Tuy nhiên, sau khi dính vào vụ “Watergate”, Colson đã thay đổi triệt để nhờ vào việc tiếp nhận đức tin Công giáo, và từ đó dành thời gian còn lại của cuộc đời cho các hoạt động từ thiện và phụng sự đức tin. Năm 1993, Colson được trao tặng Giải thưởng Templeton vì Tiến bộ Tôn giáo dành cho nhân vật “có sự đóng góp đặc biệt trong nỗ lực củng cố khía cạnh tâm linh của cuộc sống”. Năm 2008, ông được Tổng thống George W. Bush trao tặng Huân chương Tổng thống.


Exit mobile version