CHÚA NHẬT XXVI TN – NĂM B – Mc 9,38-43.45.47-48
“Chúa Giêsu bảo: Đừng ngăn cấm người ta …” (Mc 9,39).
Tính vô tư, không thiên vị là khả năng để không mang thành kiến đối với bất cứ chủng tộc, giai cấp hay cá nhân nào. Thiên Chúa có thái độ này và nhân loại phải bắt chước.
Thiên Chúa “là Đấng không thiên vị ai” (Đnl 10,17; x. 2Sb 19,7):
– Thiên Chúa đối xử công bằng với dân, “Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45 ; G 25,3 ; 34,19 ; Cn 22,2 ; Rm 2,11 ; Ep 6,9).
– Thiên Chúa đoán xét vô tư, “không có chuyện thiên vị” (Cl 3,25 ; x. G 34,11-12 ; Tv 62,12; Gr 17,10 ; Rm 2,9-11; 2Cr 5,10 ; 1Pr 1,17 ; Kh 22,12).
– Thiên Chúa không phân biệt người ta theo dáng vẻ bên ngoài, “người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng” (1Sm 16,7; x. Tv 147,10-11; Gr 9,25; Lc 16,15; Gl 2,6; Kh 2,23).
– Thiên Chúa không phân biệt chủng tộc giai cấp: “Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ở ngay lành, thì thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận” (Cv 10,34-35; Gl 3,28; x. Đnl 10,18; G 34,19; Cv 10,28; 15,7-9).
Sự công bình không thiên vị của Chúa Giêsu Kitô:
– Giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô thẳng thắn không thiên vị: “chúng tôi biết Thầy nói và dạy cách thẳng thắn, không thiên vị ai …” (Lc 20,21// Mt 22,16 // Mc 12,14; x. Mt 20,1-16).
– Chúa Giêsu Kitô tỏ ra không thiên vị khi nói truyện với người ta. Đàm thoại với phụ nữ Samaria. Chúa Giêsu chống lại những ranh giới kỳ thị (Ga 4,9; x. Mt 9,10-12 // Mc 2,15-17 // Lc 5,29-31; Mt 15,22-28 // Mc 7,26-29 ; Mt 20,20-23 // Mc 10,35-40).
Đòi buộc “đừng đối xử thiên vị” (Ge 2,1; x. Cn 29,21; 1Cr 3,3-4; 4,6-7; 1Tm 5,21; Gc 2,9). “Xét xử thiên vị là điều không tốt” (Cn 24,23-25; x. Xh 18,16; Đnl 1,17; 16,19; 24,17; Cn 17,15; Ml 2,9).
– Không thiên vị với người ngoại quốc (Xh 21,21; 23,9; Lv 19,33-34; Ds 15,15-16; Rm 10,12)
– Không thiên vị với trẻ nhỏ (Đnl 21,15-17).
– Không thiên vị với người nghèo (Xh 23,3.6; Lv 19,15; Cn 29,7; Gc 2,2-7).
Đường lối để tránh thiên vị:
– Tránh nhận quà hối lộ: “vì quà hối lộ làm cho những kẻ sáng mắt hóa ra đui mù …” (Xh 23,8; x. G 36,18; Cn 15,27; Is 1,23)
– “không hùa theo số đông để làm điều trái” (Xh 23,2; Mc 15,15).
Các Kitô hữu phải nghiêng về những nguyên tắc thiêng liêng “không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ nọ, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ …” (Mt 6,24 // Lc 16,13; x. Mt 12,30 // Lc 11,23; Mt 7,13-14; Mc 9,39-40 // Lc 9,49-50).
Có những điển hình cho thấy sự thiên vị như: Isaac và Rebecca đối với Giacob và Esau (St 25,27-28), Giacob đối với Lêa và Rakhel (St 29,30-32), Giacob đối với Giuse và anh em (St 37,3-4) Encana đối với Pênina và Anna (1Sm 9,4-6).
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY – GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG