Bài đọc: 2 Chr 24:17-25; Mt 6:24-34.
Thiên Chúa truyền cho con người phải giữ điều răn quan trọng nhất: “Phải thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.” Nhưng nhiều tín hữu vẫn nghĩ họ có thể du di, để vừa thờ Thiên Chúa vừa cầu tài “ông địa.” Nhiều tín hữu đưa những lý do để không tham dự thánh lễ chủ nhật: “Chúa thông cảm” vì con phải vất vả kiếm tiền nuôi con! Nếu con không làm, họ sẽ đuổi! Nếu con không mở tiệm, khách hàng sẽ bỏ đi!
Các bài đọc hôm nay nêu bật những lý do người tín hữu “không thể làm tôi hai chủ được.”
Trong bài đọc I, vua Joash sau một thời gian cai trị đất nước thịnh vượng và bình an, bắt đầu trở chứng nghe theo một số nịnh thần để thờ thần Baal và giết ngôn sứ do Chúa gửi tới cảnh cáo. Hậu quả là đất nước bị Thiên Chúa để cho rơi vào tay Syrians và vua phải chết trên giường bệnh. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố rõ ràng: người tín hữu không thể làm tôi hai chủ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Quyết định sai lầm của vua Joash và hậu quả nhà vua phải lãnh nhận
1.1/ Vua Joash lại đi theo con đường của cha mình: Trình thuật kể: “Sau khi thượng tế Jehoiada qua đời, các thủ lãnh
Thiên Chúa ban cho vua Joash có cơ hội trở về: Người đã sai các ngôn sứ đến với họ, để đưa họ quay về với Đức Chúa. Các vị ấy đã khuyến cáo, nhưng họ không thèm để tai. Có ông Zechariah, con tư tế Jehoiada, được đầy thần khí Thiên Chúa, đứng trên cao, đối diện với dân và nói: Thiên Chúa phán thế này: “Tại sao các ngươi vi phạm lệnh truyền của Đức Chúa, mà chuốc lấy thất bại? Vì các ngươi đã lìa bỏ Đức Chúa, nên Đức Chúa cũng lìa bỏ các ngươi.” Họ liền toa rập chống lại ông và, theo lệnh vua, họ ném đá giết ông trong sân Đền Thờ Đức Chúa.
Lấy ân báo oán: Vua Joash không nhớ đến tình nghĩa mà ông Jehoiada, thân phụ ông Zechariah, đã dành cho mình, nên mới sát hại ông này. Lúc gần chết, ông Zechariah kêu lên: “Xin Đức Chúa nhìn xem và báo oán cho con.”
1.2/ “Xin Đức Chúa nhìn xem và báo oán cho con.” Vì tội bất trung và còn giết ngôn sứ Thiên Chúa sai đến, Đức Chúa trao
2/ Phúc Âm: Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.
2.1/ Không ai có thể làm tôi hai chủ: “vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.”
+ Phát triển từ ngữ mamonas: Nó đến từ động từ có nghĩa “tin cậy;” và danh từ mamon là của cải mà một người tin cậy giao cho ngân hàng giữ hay chứa đựng nó trong một hộp an toàn. Sau một thời gian mamon không còn có nghĩa “được tin cậy giao cho,” nhưng là cái mà con người đặt niềm tin tưởng vào. Khi Mamon được viết hoa, nó có nghĩa như là một thần. Lịch sử của chữ thay đổi từ chỗ sở hữu tài sản: những gì con người cần có để xử dụng như phương tiện để sống, đến chỗ con người tin tưởng vào tài sản đó, coi nó như một vị thần, thần tài hay thần tiền.
Nói cho cùng, tất cả của cải trong thế giới này là của Thiên Chúa ban cho mọi người được hưởng dùng. Con người không phải là chủ nhân mà chỉ là người quản lý, và phải trả lời với Thiên Chúa hai câu hỏi quan trọng này:
(1) Chúng ta kiếm tiền bằng cách nào? Có nhiều cách kiếm tiền khác nhau; nhưng chúng ta có thể xếp loại vào hai cách chính: Cách hợp pháp và cách bất hợp pháp. Cách hợp pháp là khi chúng ta kiếm tiền bằng sức lao động hay sức cố gắng của mình. Cách bất hợp pháp là khi chúng ta kiếm tiền bằng cách ăn gian, nói dối hay lường gạt.
(2) Chúng ta xử dụng tiền làm sao? Như đã nói ở trên, chúng ta chỉ là người quản lý các tài sản của Thiên Chúa, và nhiệm vụ của người quản lý là biết cách chi tiêu phân phát. Có nhiều cách sử dụng tiền bạc:
+ không sử dụng: giữ tiền cho chắc bụng, để lâu lâu lấy ra đếm cho thích, để biết mình giầu.
+ sử dụng cách hoang phí: trong việc tiêu xài, cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách
+ sử dụng vào các việc phi nhân: buôn bán người.
+ sử dụng để sinh lợi ích cho tha nhân: nuôi dưỡng con cái, học hành, ủng hộ vào những chương trình làm thăng hoa đời sống con người.
Nói tóm, con người là sở hữu của Thiên Chúa. Họ chỉ được quyền tôn thờ một mình Thiên Chúa, và phải biết dùng những của Chúa ban như phương tiện để sinh sống mà thôi.
2.2/ Không được lo lắng! Phải biết tin nơi sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho con người 7 lý do để đừng lo lắng:
(1) Đấng cho sự sống cũng sẽ cho những gì cần thiết để bảo toàn sự sống: “Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?”
(2) Lo lắng làm buồn lòng Thiên Chúa: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?”
(3) Lo lắng được gì đâu? “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?”
(4) Lo lắng đe dọa niềm tin: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học. Chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Solomon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin!”
(5) Có những điều đáng làm và phải làm hơn: “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.”
(6) Lo lắng tìm vật chất là của Dân Ngoại: “Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó.”
(7) Con người chỉ biết có giây phút hiện tại, quá khứ đã qua, và tương lai không ai biết: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Bổn phận của chúng ta là phải thờ phượng Thiên Chúa hết lòng và trên hết mọi sự. Chúng ta không được phép thờ bất cứ một thần tượng nào khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn cho chúng ta tự do để chọn. Chọn đường nào chúng ta sẽ lãnh hậu quả của đường đó.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.