Tin đến như sét đánh, làm cho tim này nhói đau, lòng hụt hẫng, sau vài phút mọi sự mới hoàn hồn và như cuộn film tua lại những ký ức về cuộc đời một vị thánh sống. Một Phật Tử đã và tin theo Chúa Giêsu, cống hiến cả sự nghiệp bác sỹ đầy danh vọng quyền quý, hy sinh cả cuộc đời sống với và cho các anh em dân tộc nghèo khó.
Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.
Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.
Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.
Buồn bã lê bước trở về thành phố với tấm lòng đầy thất vọng, đau buồn làm cho bác sỹ ít nói. Ở đây, chăm sóc chữa trị bệnh nhân với tấm lòng từ mẫu. Cũng như bao vị bác sỹ khác, bác sỹ Chung cũng mở cửa một phòng khám tư tại Tân Bình, từ 1600-2100 mỗi ngày. Bệnh nhân sắp hàng rồng rắn làm bác sỹ khám đến 2 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc cứ đúng 21 giờ đóng cửa, ai khám mai đến. Bác sỹ nhẹ nhàng nói thương người ta từ xa, mãi miền Tây đến để về thì tội, nên anh khám cho họ. Bác sỹ cho biết, anh mua 1 viên Panadol 300 đồng, anh cũng lấy của bệnh nhân 300 đồng. Nhiều nhiều bệnh nhân nghèo kéo đến với phòng khám của bác sỹ Chung làm cho các phòng khám quanh đấy vắng khách. Chính vì lẽ đó mà bác sỹ bị kiện, tố cáo vì ghen tỵ. Cũng vì lý do sức khoẻ, không đủ sở hội trả tiền thuê nhà và nhường bộ để các bác sỹ khác và bác sỹ đã đóng cửa phòng khám này. Nói thế khôg có nghĩa phòng khám của anh chỉ có bệnh nhân nghèo. Anh vẫn thương hay nhắc đến một doanh nhân giàu có nức tiêng Sài Gòn, Tăng Minh Phụng. Anh cho biết, trong mắt anh, Tăng Minh Phụng đẹp lắm. Những chuyện gì anh Phụng phạm anh không quan tâm. Nhưng khi đến khám bệnh thì anh vẫn thu tiền bằng với các bệnh nhân khác. Biết vậy nên mỗi lần truyền nước Minh Phụng hay mua 10 chai và 9 chai tặng người nghèo. Sau khi đóng cửa, anh chỉ thao thức với cái ước mơ ngày nào đi phục những bệnh nhân cùi làm cho anh không còn tâm trí làm trong bệnh viện lớn mà bao sinh viên y khoa khát khao. Anh kể, một em bệnh nhân người Hoa tại Chợ Lớn, tại thời điểm đó thuốc men thiếu, lại thêm kiến thức y khoa mình chưa đủ để cứu em đó. Chính vì lý do đó mà anh cứ dằn vặt lòng mình mãi. Và anh quyết tâm đóng góp cuộc đời cho những bệnh nhận ít người chăm sóc. Dù bận rộn với công việc của một trưởng khoa, ấy thế mà, cứ mỗi chiều tan ca, anh lại chạy thẳng về trại Phong Bến sắn Binh Dương (Sông Bé) để chăm sóc bệnh nhân phong cùi.
Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.
Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu “còn những người khác đang đợi” là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.
Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói, anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.
Cả cuộc đời cha chỉ nghĩ đến những bệnh nhân nghèo. Mà đối tượng sida và cùi là nguy cơ lây lan rất lớn làm cho bao người ngăn cản cha. Mọi người chỉ sợ cha lây bệnh và chết sớm rồi không còn ai chăm lo cho biết bao bệnh nhân nghèo đang rất cần cha. Chứ mấy loại sida, chết sớm cho rồi. Không em! Họ cũng là con người. Anh biết anh không chữa sida được nhưng anh muốn cho họ cái chết lành. Là sao? Anh chỉ chữa bệnh xã hội để giảm bớt đau khổ phần xác và an ủi họ để họ có thể nhắm mắt ra đi mà không uất hận đời. Và có rất nhiều em, anh đã rửa tội gia nhập đạo.
Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.
Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.
Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.
Khi mục vụ trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.
Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.
Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.
Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.
Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.
Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.
Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.
Thiên Ân