Học cách lắng nghe trẻ

Tuy nhiên, cô giáo của Terri sớm nhận ra rằng sách lược của cô không thích hợp, vì thế, cô đã đặt tay lên vai của Terry, thành thật nói lời xin lỗi: “Con đang trải qua điều gì đó bực bội. Cô xin lỗi vì đã không hiểu. Có chuyện gì vậy con?”

Terri đỡ căng thẳng hơn khi cô giáo thừa nhận mình có lỗi và thật lòng muốn biết điều đang làm cô bé khó chịu. Terri bắt đầu khóc và giải thích rằng anh trai và chị gái của mình thường được nhờ làm những công việc ngoài những bổn phận hằng ngày, nhưng cô bé chưa bao giờ được nhờ làm những việc như thế. Là một đứa trẻ nhỏ, cô bé cảm thấy mình bị loại trừ ra ngoài, và không đủ lớn hoặc không đủ nhỏ để có được một sự chú tâm đặc biệt.

Thì ra đây chính là lý do cho hành động cáu kỉnh của cô bé ngày hôm ấy – cô giáo của bé suy nghĩ – cô bé cảm thấy mình bị gạt ra ngoài và không phải là người quan trọng. Cô giáo lắng nghe cô bé, và nhận ra rằng cô bé có những điểm có lý, không khó gì làm cho cô bé vui lên.

Dựa theo ví dụ trên cho thấy, trẻ con không phải lúc nào cũng cho thấy rõ ngay những gì khiến chúng bực dọc. Thường thì chúng bắt đầu với biểu hiện điều gì đó ngoài mặt để giải thích một phần vấn đề, nhưng lại không tìm cách giải quyết vấn đề mà chúng đang đối mặt. Khi cha mẹ hiểu được cách thức con trẻ thường hành xử, và học biết đối phó với những cách thức ấy, họ sẽ tạo nên một môi trường tốt hơn để tiếp cận và giải quyết điểm cốt lõi của vấn đề, thay vì cố giải quyết hoặc trả lời những vấn đề chỉ ở bên ngoài.

Lắng nghe chính là một yếu tố cần thiết nếu bạn muốn hiểu rõ cốt lõi của vấn đề. Khi con bạn có vẻ bực tức hoặc đang cố nói cho bạn biết điều gì đó, hãy nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải có câu trả lời ngay lập tức, và con bạn cũng không thiết phải có được một giải pháp nhanh chóng, bởi vì cần thời gian để con của bạn hoàn toàn diễn đạt hết vấn đề mà chúng đang gặp phải. Nếu bạn phản ứng lại ngay tức khắc điều đầu tiên mà trẻ nói, chính là bạn đang hành động phản ứng lại những cảm xúc của trẻ chứ không phải cốt lõi vấn đề. Việc phản ứng nhanh như thế có thể gây cản trở cho con bạn trong việc giải thích hết những gì trẻ đang đối mặt. Và kết quả là bạn chỉ giải quyết những vấn đề bên ngoài – cách cư xử không tốt – thay vì là làm sáng tỏ vấn đề thật sự, có thể sẽ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn.

Lấy ví dụ, con trai của bạn trở về nhà sau trận đá bóng với vẻ giận dỗi, và cáu gắt nói: “Con không còn thích đá bóng nữa. Con luôn ở trong đội dở nhất. Trận đấu không công bằng chút nào!” Có thể phản ứng đầu tiên của bạn chính là đứng ở góc độ trái ngược để đưa ra lời bình luận từ câu nói của trẻ: “Đừng ngốc quá Darren, con rất thích đá bóng. Mẹ tin chắc là mọi việc không tồi tệ như thế.” Một kiểu phản ứng lại như thế có thể đã đưa ra một điểm nhận xét khác, nhưng bạn cũng có thể đã bỏ qua điểm thật sự khiến trẻ bực dọc và khiến trẻ chán nản, đó chính là đội của con bạn đã thua cuộc và trẻ không muốn bị thua. Con trai của bạn có thể không muốn nói ngay rằng đội của bé bị thua, vì thế, thay vào đó, bé đã chọn đường vòng để bày tỏ sự thất vọng của mình. Nếu bạn ngừng lại để nghe bé nói, thay vì nhanh chóng phản ứng lại, bạn sẽ hiểu rõ hơn sự bực dọc của bé và giúp cho bé vượt qua được cảm xúc tiêu cực.

Và không chỉ làm lắng dịu bớt cảm xúc của bé, bạn có thể giúp bé diễn đạt hết những gì thật sự khiến bé không vui, bằng một câu nói đơn giản với sự thông hiểu: “Mẹ rất tiếc vì không có sự phân chia đồng đều giữa hai đội”. Con bạn sẽ cảm thấy bạn hiểu được một phần của vấn đề, và cậu bé sẽ tiếp tục giải thích vấn đề rõ hơn. “Không phải hai đội không đồng đều, nhưng Anthony là người giữ khung thành, nhưng bạn ấy chơi không tốt, nên chúng con thua.” Như thế, thay vì nói rằng thua cuộc cũng không sao, bạn chỉ cần nói: “Ồ, thì ra là vậy. Giờ mẹ đã hiểu. Có lẽ Anthony cần luyện tập nhiều hơn, vì bạn ấy chưa chơi bóng đá lâu bằng con.” Và thường thì nỗi bực tức sẽ tan biến bởi vì con trai của bạn cảm thấy rằng bạn hiểu bé.

Cũng giống như người lớn, trẻ con thường cần phải bày tỏ điều khiến chúng không vui hơn là cần được giải quyết vấn đề. Khi bạn cố giải quyết vấn đề một cách quá nhanh chóng, bạn có thể bỏ lỡ điều trẻ đang cố muốn làm rõ và làm trẻ thêm bực bội vì cảm thấy bạn không hiểu rõ vấn đề mà chúng đang trải qua. Cha mẹ không cần phải giải quyết tất cả mọi vấn đề của trẻ, sự thật là, cha mẹ không nên cố gắng làm thế. Khi bạn chấp nhận được điều này, bạn có thể nhẹ nhõm trước áp lực cần phải tìm ra giải pháp mỗi khi con cái của bạn nói cho bạn biết điều gì đó đang khiến chúng không vui.

Cách tốt nhất để biết cách phản ứng lại với con cái chính là hỏi Chúa. Việc xử lý cách cư xử không lễ phép trong khi trẻ đang cố làm rõ sự việc có thể khiến trẻ tức giận trước lời khuyên bạn đưa ra, trong khi đó, nếu bạn đừng chỉ nhìn những cảm xúc nông nổi trẻ con và những hành động còn non dại, bạn sẽ hiểu tại sao trẻ lại bực bội. Dành chút thời gian để kiểm tra lại những phản ứng của bạn cùng Chúa chính là một bước khôn ngoan. Hãy hỏi Chúa: “Có cách nào để con của con bày tỏ sâu sắc hơn sự việc không? Vấn đề là gì?” Một lợi ích của việc hỏi Chúa trước tiên chính là phản ứng của bạn sẽ ít kích động hơn và như thế sẽ yêu thương và thông hiểu hơn, và điều này mang đến kết quả tốt hơn.

Thiên Ân

Exit mobile version