HIỆP THÔNG – HỢP THÔNG

Tất cả ba chủ đề đều cần quan tâm, nhưng nhìn vào những sự kiện xẩy ra gần đây, thì Giáo Hội tại Việt Nam đang rất cần mọi người thông cảm và hợp nhất với nhau, nghĩa là hợp thông. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu thuật từ này. Tiếng LatinH của thuật từ là communio.

1. Communio
: Chữ này xuất từ common, do chữ com– và unus, là hợp nhất với nhau, có nhiều nghĩa: dt. (1) Thánh Thể, rước lễ. (2) Nhóm người cùng một niềm tin. (3) Tình đoàn kết. (4) Đoàn thể. (5) Sự góp phần vào. (6) Hợp nhất nên một, chỉ về tình liên đới giữa Kitô hữu với nhau hay với Giáo Hội.

2. Nghĩa của những chữ hiệp, thông.

2.1. Hiệp: ở trường hợp này chữ Hán là chữ 合, mà chữ 合có mấy âm khác nhau tùy trường hợp dùng: cáp, hạp, hợp, hiệp [1], nếu là chữ 合(hợp, hiệp bộ khẩu) thì có 5 chữ Hán, nghĩa là: dt. (1) Phối ngẫu: Thiên tác chi hợp (kết hợp bởi trời). (2) Giữa trời đất: Lục hợp (vũ trụ, vì có trên, dưới, đông, nam, tây, bắc sáu hướng). (3) Họ Hợp. (4) Giao kèo: Hợp đồng. đt. (5) Hội tụ lại, cáp nhập: Hợp nhất. (6) Điều hoà phối nhau: Thê tử hảo hợp. (7) Đóng lại, nhắm: Hợp thượng nhãn (nhắm mắt lại). (8) Gom lại: Hợp cổ (chung vốn). (9) Khéo ghép hai thứ khác nhau: Đông tây hợp bích. (10) Chiết tính: Tam công cân hợp ngũ cân (ba kí-lô tính ra năm cân ta). (11) Đúng ý, phù hợp: Hợp ngã ý (đúng theo ý tôi). tt. (12) Toàn bộ, cả: Hợp gia bình an (cả nhà bình an). pht. (13) Không thiếu, vừa: Hợp thức (vừa vặn). (14) Chung: Hợp doanh (kinh doanh chung).

2.2. Hiệp: Nếu phát âm theo tiếng Việt, thì có 18 chữ Hán, nếu chúng ta bàn về thuật từ hiệp định, là chữ 協(bộ thập十) này, có nghĩa sau: đt. (1) Chung sức: Đồng tâm hiệp lực (đồng lòngchung sức). (2) Giúp đỡ: Hiệp biện công sự (giúp nhau làm việccông); Hiệp trợ. (3) Phục tùng: Tiểu quốc hiệp phụ (nước nhỏ tùngphục). Pht. (4) Cùng: Hiệp nghị biện lý (thương thảo cùng làm).

2.3. Thông: Có 18 chữ Hán, ở đây là chữ: 通, có nghĩa: dt. (1) Người biết thạo: Việt Nam thông (người thạo về ViệtNam). (2) Họ Thông. Loại từ (3) Hồi, phen, bức: Tam thông điện báo (ba bức điện báo). đt. (4) Đến: Đạo viễn nan thông (đường xa khóđến). (5) Đi suốt qua: Thử lộ bất thông (đường này không đi quađược). (6) Có đường đến, thông tới: Điều điều đại lộ thông La Mã (đường nào cũng có thể đến Rôma). (7) Qua lại, gắn với: Thông thương. (8) Truyền đạt: Thông tư. (9) Ngoại tình: Thông gian, thông dâm (có ngoại tình). (10) Giao kết. (11) Hiểu biết. (12) Rỗng: Thôngtim thái (Rau muống). tt. (13) Toàn bộ, cả: Thông dạ (cả đêm). (14) Phổ biến: phổ thông (thông lệ). (15) Xuôi, trôi chảy: Văn bất thông (lời văn không trôi chảy).

3. Hợp thông hay hiệp thông là gì?

Chúng tôi không muốn bàn sâu vào ý nghĩa thần học, chỉ muốn chỉ rõ hợp thông là công trình của Chúa Ba Ngôi thể hiện nơi kẻ tin. Hội Thánh chính là hợp thông của kẻ tin, Chúa Giêsu đã cầu nguyện sau Bữa Tiệc Ly: “Xin cho tất cả nên một, lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ cũng được ở trong Chúng Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21). Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân (ban hành ngày 30/12/1988) nói: “Giáo Hội không phải là một thực thể khép kín lại nơi chính mình, nhưng đúng hơn là thường xuyên mở ra cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và đại kết đầy năng động, bởi vì Giáo Hội được sai đến trần gian để loan truyền và làm chứng, hiện tại hoá và truyền bá mầu nhiệm hợp thông là mầu nhiệm tạo thành Giáo Hội: quy tụ mọi sự và mọi người trong Đức Kitô; là bí tích hợp nhất bền vững cho tất cả mọi người”.

Hợp thông
chính là các thành phần trong Hội Thánh hợp thành một tổng thể với nhau và cùng nhau hợp thông trong Chúa Ba Ngôi.

4. Nghĩa của hiệp thông và hợp thông

Như chúng tôi đã tìm hiểu, chữ 合có thể đọc là hiệp hay hợp, nhưng hiệp có thể hiểu là協(bộ thập), nghĩa là chung sức với nhau, góp sức. Hợp合(bộ khẩu) nghĩa là nhiều phần tử tập hợp với nhau. Hiệp thông là liên kết chung sức với nhau, còn hợp thông là đoàn kết thành một.

5. Kết luận

Liên quan đến chữ合(bộ khẩu), người ta thường gặp thuật từ hiệp nhất, năm 2005 bản dịch Thánh lễ mới đề nghị dùng thuật từ hợp nhất, người ta còn khó chấp nhận, tuy chữ合đọc là hiệp hay hợp cũng được, trên thực tế có người dùng “hiệp nhất”, cũng có người dùng “hợp nhất”. Nay đề nghị dùng hợp thông thay cho hiệp thông càng khó được chấp nhận, vì chưa có ai dùng thuật từ này cả. Nhưng chúng tôi cũng phải nêu rõ cách nói nào chính xác hơn.


______________________________

[1] X. Bài Giảng Chúa Nhật, số 04/2007.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Exit mobile version