Thế mà trong đoạn tin mừng hôm nay (Mc 11, 11-27) thánh Maccô tường thuật cho chúng ta thấy Chúa đã nổi giận đến hai lần liên tiếp trong cùng một ngày. Qua hai câu chuyện “Cây vả bị chúc dữ và “xua đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ Giêrusalem’.
Ta thấy hai câu chuyện này lại đan xen vào nhau, liên quan đến nhau và bổ xung, giải thích ý nghĩa cho nhau. Qua đó, Chúa Giêsu nhằm củng cố cho các môn đệ đời sống đức tin và cầu nguyện.
Thật vậy, hôm ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ rời khỏi Bêtania để đến Giêrusalem Ngài cảm thấy đói. Trông thấy ở đằng xa có một cây vả tốt lá. Ngài đến để tìm trái ăn nhưng không có vì không phải là mùa vả. Người liền lên tiếng chúc dữ cây vả “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa” (Mc 11,12)
Tại sao Chúa lại chúc dữ cây vả ? Phải chăng nhằm thỏa mãn cơn đói của Ngài? Nếu vây Chúa thật là người bất thường “nỗi giận trái mùa”. Vì làm sao có thể tìm trái cây khi không phải mùa sinh hoa kết quả của nó ?
Như vậy, điều Chúa muốn chiếu cố ở đây là gì? Có phải Ngài muốn ám chỉ đền thờ mà Ngài sắp tiến vào để thanh tẩy?
Chúng ta mở lại những trang sử của Do thái giáo để hiểu hơn điều Chúa muốn nói ở đây. Đối với người Do thái, cây nho hay cây vả tượng trưng cho dân Israel và Thiên Chúa là người trồng. Nhưng dân Chúa chẳng mang lại hoa trái, lợi lộc gì lại phản nghịch với lòng mong đợi của Ngài. nên sẽ bi tru diệt (Mc 12, 1-11).
Trang Tin Mừng cho chúng ta thấy, trái cây vả và việc cầu nguyện là những chữ chính trong Tin Mừng này. Chúa Giêsu thấy một cây vả và tìm mãi không thấy trái mà chi có lá mà thôi: và Ngài đã nguyền rủa nó. Sáng sớm hôm sau các Tông Đồ, ngạc nhiên, nói cho Chúa Giêsu là: “Thầy, nhìn kìa! Cây vả mà thầy đã nguyền rủa nay đãchết khô rồi” (Mc 11, 21). Chúa Giêsu trả lời với với họ về đức tin và lời cầu nguyện: “Hãy có lòng tin vào Thiên Chúa” (Mc 11, 22).
Cũng vậy, Đền Thờ này thật lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ nhưng trong đó chất đầy những lễ nghi vụ hình thức bên ngoài mà không có tấm lòng tin kính, tôn thờ. Nó đã trở thành cái chợ để mua bán trao đổi, thành sào huyệt của bọn cướp (Mc 11, 17).
Vậy số phận của nó chẳng khác nào như cây vả xum suê lá mà chẳng có trái đã bi Chúa chúc dữ đó sao? Nó cũng sẽ bị Ngài thanh tẩy ngay lúc này.
Vì thế, Ngài bước vào Đền Thờ Giêrusalem với một thái độ hết sức giận dữ, Ngài bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Ngài không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ (Mc 11, 15-16). Việc Chúa thanh tẩy đền thờ còn mang một ý nghĩa lớn lao hơn. Ngài công bố bãi bỏ kiểu cầu nguyện Do Thái giáo và khai mạc thời ký mới mà Ngôn sứ Dacaria đã loan báo: “Ngày ấy sẽ không còn lái buôn trong nhà Đức Chúa các đạo binh nữa” (Dcr 14, 21).
Cũng như cây vả bị Chúa chúc dữ đã chết khô, Đền thờ bị ô uế đã trở nên vô nghĩa. Từ nay, sự liên kết, gắn bó, với Chúa không còn gò bó nơi Đền thờ, không còn “phải trên núi này hay tại Giêrusalem”(Ga 4, 21) nhưng bởi nơi Đức tin và đời sống cầu nguyện.
Do đó, đức tin và cầu nguyện là hai vũ khí sắc bén không thể thiếu trong đời sống người ki tô hữu, là điều kiện cần và đủ để chúng ta đến với Chúa. Mặc khác, để cầu nguyện được chúng ta phải tin vào Chúa và có tin vào Chúa chúng ta mới dám chắc lời cầu nguyện của chúng ta được Ngài nhậm lời như Chúa đã nói: “cứ xin thì sẽ được” (Mt 7, 7;Lc 11, 9) và “tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý”( Mc 11, 24).
Nhưng chúng ta chỉ kính mến Chúa, yêu Chúa và tin Chúa thôi thì chưa đủ vì “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Hành động mà Chúa muốn nơi ta đó là yêu như Chúa yêu và tha thứ cho nhau như Chúa đã thứ tha chúng ta.
Trong cuộc sống hiện tại, có người cho rằng họ rất it khi cầu nguyện, và khi họ cầu nguyện, thì họ cầu nguyện với hy vọng là Thiên Chúa sẽ giải quyết mọi vấn đề của họ. Và họ biện minh bằng những lời của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe: “Bởi thế Ta, bảo các ngươi, mọi điều các ngươi cầu nguyện kêu xin, các ngươi hãy tin là được, và các ngươi sẽ thấy thành sự”. (Mc 11, 24).
Lời biện hộ của họ rất đúng, theo bản năng con người, dễ hiểu và chính đáng đó. Khi ở đứng trước một vấn đề quá khó khăn đối với chúng ta, chúng ta cần tin tưởng vào Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng phải thêm rằngnhững lời cầu nguyện “vô dụng” “vì Cha các ngươi biết rõ các ngươi cần gì, trước khi các ngươi xin Người.” (Mt 6, 8). Có những lúc chúng ta đã không nhận được những điều mà chúng ta đã cầu xin, bởi vì những gì chúng ta nhận được từ nơi Thiên Chúa đều lànhững ơn sũng và hồng ân của Thiên Chúa ban.
Bời vì thế mà chúng ta không cần cầu nguyện? Tất nhiên, chúng ta nên cầu nguyện: bởi vì chúng ta biết rằng vì lời cầu nguyện của chúng ta mà chúng ta có được ân sủng, lời cầu nguyện của chúng ta đã trở nên xứng đáng và có giá trị hơn: vì nó “vô dụng” và nó “không tốn gì cả”. Hơn nữa, có những lợi ích mà chúng ta nhận được từnhững lời cầu nguyện: bình an trong tâm hồn; biết suy nghĩ chính chắn, hiểu rỗ vấn đề đê giải quyết, cầu nguyện giúp chúng ta phân biệt giữa những gì là tốt và những gì có thể làsở thích cá nhân, hay là những ý định thực sự của lời cầu nguyện của chúng ta. Và tứ đó, chúng ta sẽ hiểu được bằng con mắt đức tin với những gì Chúa Giêsu nói: “Điều gì các ngươi xin nhân danh Ta, Ta sẽ làm, ngõ hầu Cha được tôn vinh nơi Con,” (Ga 14, 13).
Từ sự kiện Phêrô ngỡ ngàng khi thấy cây vả bị Chúa Giê-su rủa ngày hôm trước mà giờ đây đã chết khô, Chúa Giê-su dạy các môn đệ về việc cầu nguyện. Để lời cầu nguyện chắc chắn được Chúa nhậm lời, phải có hai điều kiện. Thứ nhất, đối với Chúa, chúng ta phải tin mà “trong lòng không chút nghi nan”.Với lòng tin như thế, Chúa nói, chúng ta có thể “chuyển núi, dời non.” Thứ đến, phải biết tha thứ cho anh chị em để mình cũng được Cha trên trời tha thứ cho. Thật chẳng khác nào khi Ngài dạy chúng ta cầu nguyện qua kinh “Lạy Cha”: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.”
Điều này thật khó khi chúng ta đang sống trong một xã hội “siêu điện tử”. một xã hội đề cao vật chất và hưởng thụ thì đâu là niềm tin vào Thiên Chúa vô hình dựng nên mọi vật, thấu suốt mọi tâm can? Người ta chỉ tin vào khoa học mà đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa thì làm sao có thể tin yêu và tha thứ cho nhau được. Sống trong một xã hội cạnh tranh quyền lợi ngày càng cao,thì tha nhân là gì?, có ý nghĩa gì?liên quan gì đến mình?Nhưng chúng ta cũng đừng bi quan vì không có gì Chúa không làm được. Hơn nữa, nếu chúng ta có một đức tin dù chỉ bằng hạt cải thôi cũng đủ dời núi lấp biển. Hãy tin vào Chúa vì ơn Chúa đủ cho chúng ta. Ngài luôn làm tất cả mọi sự sinh ích cho những ai mến yêu Ngài. Ngài sẽ biến đổi tâm hồn ta nên khiêm tốn yêu thương phục vụ và quảng đại vị tha.
Vậy trong thời cuộc hiện nay, ta đã sống chứng nhân bằng đời sống đức tin, cầu nguyện và yêu thương tha thứ như thế nào?
Ta hãy cầu nguyện và ta sẽ nhận ra Thiên Chúa thực sự hiện hữu và hiện diện thân tình với ta. Mỗi khi ta đứng trước sự ác, hoặc gặp những bất lực bế tắc trong cuộc sống, thay vì có những phản ứng tiêu cực, nóng vội bạo lực, ta cầu nguyện với niềm tin và tình yêu thương tha thứ, ta sẽ có một tâm thế tích cực để xây dựng một thế giới hoà bình, nơi mọi người thương yêu nhau vì là anh em con cùng một Cha trên trời.
Mỗi ngày ta dành thời gian để cầu nguyện để lòng luôn hướng về điều thiện, nỗ lực khử trừ sự ác, đồng thời sẵn lòng tha thứ cho những ai đang gây ra sự ác cho ta.
Huệ Minh