CN LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ – 1Cr 11,23-26)
“Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng Máu Thầy”
(1Cr 11,25).
Việc hoàn tất mục đích cứu độ của Thiên Chúa được diễn tả trong Cựu Ước được Chúa Giêsu Kitô làm trung gian và ghi dấu bằng máu Người. Ðây là giao ước của ân sủng và mang lại ích lợi là ơn tha thứ và mối quan hệ được đổi mới với Thiên Chúa và qua Thánh Thần, một sự biến đổi nội tâm giúp tuân phục ý Chúa khiến giao ước không bị phá vỡ nữa. “Giao ước mới” tiên tri Giêrêmia (31,31) loan báo đối nghịch với giao ước tại Sinai, thường được gọi là “cũ” hay “thứ nhất” (x. Dt 8,8).
Giao ước mới hoàn tất các giao ước cũ:
– Giao ước Thiên Chúa ký kết với ông Noe: “Hồng thủy sẽ không tràn ngập mặt đất nữa, cũng vậy, nay Ta thề sẽ không còn nổi giận và hăm dọa ngươi đâu” (Is 54,9-10 Hs 2,119).
– Giao ước với ông Abraham: “Chúa đã thề với Abraham rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù” (Lc 1,72-73 x. Cv 3,25-26 Gl 3,14-16).
– Giao ước tại Sinai: “Ta sẽ thiết lập với ngươi một giao ước vĩnh cửu” (Ed 16,60; x. 16,62; 20,37).
– Giao ước với vua Ðavít: “Ta sẽ thiết lập với ngươi một giao ước vĩnh cửu, để trọn bề nhân nghĩa với Ðavít” (Is 55,3; x. Ed 34, 24-26; 37,25-26; Lc 1,69).
Chúa Giêsu Kitô, Ðấng trung gian của giao ước mới:
– Giao ước mới hoàn tất nơi Ðấng Cứu Thế: “Bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Ðiện của Người …” (Ml 3,1; x. Is 42,6; 49,8).
– Giao ước mới được đóng dấu bằng máu Chúa Giêsu Kitô: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20 // Mt 26,28 // Mc 14,24). (x. Xh 24,8: máu là yếu tố quan trọng trong giao ước cũ tại Sinai; Ga 6,54; 1Cr 10,16; 11,25; Dt 10,29).
Tác động của Chúa Thánh Thần: “Chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2Cr 3,18; x. Is 59,21; Ed 36,26-27; Rm 8,24; 2Cr 3,6.8).
Các phúc lành cao cả hơn của Giao Ước Mới:
– Ðó là lòng Chúa thương xót và ơn tha thứ: “Máu của Ðức Giêsu rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh hơn cả máu Abel” (Dt 22,24)
– Một sự tha thứ hoàn toàn (Dt 8,12; Gr 31,34; Rm 11,27; Dt 10,17)
– Ðược giải thoát khỏi án phạt do lề luật (2Cr 3,9; Gl 3,13-14).
– Một sự khắc ghi sâu trong tâm khảm để có khà năng tuân phục luật Chúa (Gr 31,32-33; 32,38-40; Ed 11,19-20; 2Cr 3,3; Dt 8,9-10; 9,14; 10,16).
– Một hiểu biết mới về Thiên Chúa “Hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn sẽ biết Ta” (Dt 8,11; x. Gr 31,34; 2Cr 3,15-16).
– Một sự giao hòa (bình an) mới mẻ với Thiên Chúa (Ed 3,26-27; Gr 24,7; 31,1; Ed 34,30-32; Hs 2,19-23).
– Một thượng tế, một Ðấng Trung Gian cao trọng hơn (Dt 7,22; 8,6; 9,24-25)
– Một hy lễ hoàn hảo hơn (Dt 9,14.20-23.26-28; 10,4.8-14).
– Một giao ước vĩnh cửu (Is 61,8; Gr 50,5; 1Cr 3,11; Dt 8,7.13; 13,20).n
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY – GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG