Giáo hội Việt Nam Thời Hiện Đại

CUỘC LỮ HÀNH ÐỨC TIN

LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Chương 24: GIÁO HỘI VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI
(Sau 1933)

GiamMucVietNam - Giáo hội Việt Nam Thời Hiện Đại

Phần I : GIÁO HỘI THỜI THƯỢNG CỒ

* Giáo hội thời Sứ Đồ

* Giáo hội thời tử đạo

* Đế quốc Roma tòng giáo

* Việc hình thành kinh Tin Kính

* Truyền thống : Các Giáo Phụ

Phần II : GIÁO HỘI THỜI TRUNG CỒ

* Âu Châu ki-tô hóa (tk 6-11)

* Bối cảnh phát sinh Chính Thống Giáo

* Những nền tảng Nước Kitô (tk 11-13)

* Ảo vọng quyền lực

* Hoa trái của lòng tin

* Nước Kitô thời khủng hoảng

Phần III : GIÁO HỘI THỜI PHỤC HƯNG

* Phục hưng và cải cách

* Cuộc canh tân Gíao hội (c.đồng Trentô)

* GH và cuộc khủng hoảng lương tâm Tk.18

* Phúc Âm hóa toàn thế giới (Tkỷ 15-18)

Phần IV : GIÁO HỘI THỜI HIỆN ĐẠI

* Từ Cách Mạng 1789 đến Vatican I

* GH giữa thế giới Tân Tiến (1870-1939)

* Sự trưởng thành các xứ truyền giáo Tk. 19

* Giáo Hội thời Vatican II (1939-1985)

Phần V : GIÁO HỘI VIỆT NAM

* GHVN thời sơ khai (tk 16-17)

* GHVN xây dựng và phát triển

* GHVN thời cận đại (1802-1933)

* Chân dung các thánh tử đạo Việt Nam

* Giáo hội Việt Nam hiện nay

* Lược sử Giáo hội Việt Nam

I. NHỮNG NÉT CHÍNH YẾU


1,1. Tiến đến việc thiết lập hàng giáo phẩm

Chỉ trong vài thập niên, lịch sử Việt Nam, được viết thêm những trang sử lớn. Ngày 2-9-1945 : tuyên ngôn độc lập tại Hà nội. Năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt hẳn sự đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Ngày 30-4-1975, Saigon được giải phóng, hai miền Nam Bắc tái thống nhất trong một quốc gia duy nhất Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với thủ đô Hà Nội.

Lịch sử Giáo hội Việt Nam cũng có những bước tiến dài. Tính đến 1960, số giáo phận tại Việt Nam đã là 20. Năm 1936, giáo phận Thái Bình được tách từ Bùi Chu. Năm 1938, giáo phận Vĩnh Long được tách từ Saigon. Năm 1955 giáo phận Cần Thơ được tách từ Nam Vang. Năm 1957 giáo phận Nha Trang được tách từ Saigon và Qui Nhơn. Trước đó, năm 1939 Phủ Doãn Lạng Sơn cũng đã nâng lên cấp giáo phận.

Ngày 24-11-1960, đức Gioan XXIII qua tông hiến “Venerabilium Nostrorum” thành lập thêm ba giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho (tách từ Saigon) và Long Xuyên (tách từ Cần Thơ), và tuyên bố thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Từ nay các Giám mục đều là giám mục chính tòa thay vì đại diện Tông Tòa như trước.

Giáo hội Việt Nam được chia thành ba giáo khu hay ba Tổng giáo phận : Hà Nội (10 giáo phận), Huế (4 giáo phận), Saigon (6 giáo phận). Đứng đầu ba Tổng Giáo phận là ba Tổng Giám mục. Chỉ trừ hai giáo phận Nha Trang (đức cha Piquet Lợi) và Kontum (đức cha Seitz Kim), 18 giáo phận còn lại đều do các giám mục Việt Nam cai quản. Đức cha Cassaigne Sanh tình nguyện lên phục vụ tại trại phong Di Linh (+1973).

Sau 1960, sáu giáo phận khác được thành lập là :

Đà Nẵng (1963, tách từ Qui Nhơn);

Xuân Lộc, Phú Cường (1965, tách từ Saigon);

Ban Mê Thuột (1967 tách từ Kon-tum)

Phan Thiết (1975, tách từ Đà Lạt),

Bà Rịa (2005, tách từ Xuân Lộc)

Nâng Tổng số giáo phận Việt Nam hiện nay lên 26 giáo phận (Hà Nội 10, Huế 6, Saigon 10).

Theo Niên giám 1964 (trang 504-506) ta ghi nhận các số liệu sau đây :

Tín hữu

%
dân số

Giám mục

Linh Mục

Tu sĩ

Nhà thờ

Triều

Dòng

Nam

Nữ

Hà Nội

155.000

6

2

53

1

13

478

Lạng Sơn

2.500

0,7

1

4

14

Hải Phòng

54.617

3,6

1

8

316

Bắc Ninh

35.423

1,7

1

6

1

24

236

Hưng Hóa

70.181

4,1

1

34

34

356

Thái Bình

88.652

5,3

1

13

26

536

Bùi Chu

165.000

18

1

30

1

90

432

Phát Diệm

58.900

13

1

24

7

34

282

Thanh Hóa

47.000

3

1

27

50

176

Vinh

156.195

8,2

2

124

64

650

ThỐng kÊ ba TỔng GiÁo PhẬn (1964)

Tín hữu

%
dân số

Giám mục

Linh Mục

Tu Sĩ

Nhà thờ

Triều

Dòng

Nam

Nữ

Hà Nội

833.468

5,6

12

323

10

335

3.476

Huế

511.052

11,8

06

393

149

282

1516

1.178

Saigon

943.790

9,56

10

909

243

691

3198

1.083

Tổng số

2.388.310

8,27

28

1625

393

963

5049

5.737

Đối chiếu thống kê 1964 với 1933 (Xc tr.197), ta thấy : số tín hữu miền Trung và Nam gia tăng nhanh do biến cố di cư sau hiệp định Genève, 543.500 tín hữu đến từ miền Bắc.

o Tuy số tín hữu gia tăng hơn một triệu, nhưng so với đà gia tăng dân số từ 13 lên 28,8 triệu, tỷ lệ tín hữu giảm từ 9,97% xuống 8,27%

o Số linh mục Dòng và tu sĩ nam nữ tập trung đông ở các nơi có cơ sở đào tạo, nhiều vị không trực tiếp hoạt động.

Thống kê các giáo phận thuộc hai Tổng Giáo Phận Huế và Saigon theo Annuario Pontificio 1971, như sau :

Giáo phận

Tín hữu

% dânsố

Giám mục

Lm triều

Lm dòng

Nam tu

Nữ tu

Huế

86.138

12,3

3

174

40

129

826

Qui Nhơn

96.125

5

1

73

12

104

264

Kontum

80.627

9,5

1

82

1

6

105

Nha Trang

130.180

11,2

1

138

18

150

200

Đà Nẵng

106.766

9,4

1

82

4

6

369

B.M.Thuột

48.794

17,2

1

63

3

12

35

Saigon

507.753

18,1

2

538

157

626

1.991

Vĩnh Long

89.200

5,2

1

119

7

74

645

Cần Thơ

85.247

5,7

1

89

2

35

229

Đà Lạt

69.193

23

2

66

62

133

405

Mỹ Tho

56.909

4

1

68

19

83

Long Xuyên

105.759

7,5

2

97

5

36

205

Phú Cường

251.708

7,1

1

61

6

11

116

Xuân Lộc

272.646

34,4

1

141

24

109

711

NB. Theo thống kê Thánh Bộ Truyền giáo, năm 1970, dân số Việt Nam là 38.113.000 với số tín hữu 2.491.839, tỉ lệ chỉ còn 6,5%.

1,2. Trong đất nước thống nhất

Trong bối cảnh đất nước thống nhất, Giáo hội Việt Nam hai miền Nam Bắc thực sự trở thành một Giáo hội duy nhất. Việt Nam đã có năm vị Hồng y :

– Hồng y Giuse Trịnh Như Khuê, (22- 5-1976 U1978)

– Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn, (1979 U1990)

– Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1994 U2009)

– Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận (2001 U2002)

– Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn (2003)

Hội đồng giám mục toàn quốc được tiến hành hằng năm kể từ 1980, đã đưa ra đường hướng chung của toàn Giáo hội Việt Nam trong thư chung 1-5-1980, khẳng định ý muốn là “Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam”.

a/ Hội thánh Chúa Giêsu Kitô nghĩa là : gắn bó với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội Thánh toàn cầu ; gắn bó với Đức Giáo hoàng vị đại diện Chúa Kitô… ; gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Giáo hội sơ khai : chỉ một tấm lòng, một linh hồn, không người nào nói là có của gì riêng nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung; trung thành với tinh thần của Công Đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hòa mình với cộng đồng xã hội mình đang sống (…).

b/ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một bổn phận đòi hỏi của Phúc âm, như Công đồng đã nhắc nhở : “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân biệt với người khác về chế độ, về ngôn ngữ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình : là công dân tốt, họ phải thực sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước (Sl. Truyền giáo 15)…

c/ Xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc : “Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Kinh Thánh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta tận dụng những cái hay trong kho tàng văn hóa mà xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong Cộng đồng Hội Thánh này [1].


II. MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ


2,1. Các khâm sứ Tòa Thánh

– Đức cha Constantino Aiuti từ 1925-28

– Đức cha Colomban Dreyer (Ofm) 1928-36

– Đức cha Antonin Drapier (Op) 1936-50

– Đức cha John Dooley, dòng Colomban, 1950-60

– Đại diện khâm sứ Giuseppe Caprio 1957-59

– Đức cha Mario Brini 1959-62

– Đức cha Salvatore Asta 1962-64

– Đức cha Angelo Palmas 1964-69

– Đức cha Henri Lemaitre 1969-75


2,2. Các đức cha tại các giáo phận

Các vị đã về nhà Cha được đánh dấu ( U ).
Khi viết phó (kế vị) ý nói ngài đã làm giám mục chính tòa.


a/ Tổng Giáo phận Hà Nội

Hà Nội : Đc Giuse Trịnh Như Khuê (1950-78) Tgm, hồng y U
Đc phó (kế vị) Giuse Trịnh Văn Căn (1963-90), Tgm, hồng y
U
Đc phụ tá PX. Nguyễn Văn Sang (1981-90) ®(Thái Bình)
Đc Giám quản Phaolô Phạm Đình Tụng 1990, Tgm, HY 1994 hưu
Đc phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng (1994-2005) hưu U2009
Đc Giám quản Giuse Ngô Quang Kiệt (2003) – Tgm 2004
Đc Phụ tá Laurensô Chu Văn Minh (2008)

Hưng Hóa : Đc Phêrô Nguyễn Huy Quang (1960-85) U
Đc phó (kế vị) Giuse Phan Thế Hinh (1976-89) U
Đc Giuse Nguyễn Phụng Hiểu (1991- 92) U
Đc Antôn Vũ Huy Chương (2003)

Lạng Sơn : Đc Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ (1960-98) U
Đc Giuse Ngô Quang Kiệt (1999) ® Hà Nội
Đc Giuse Đặng Đức Ngân (2007)

Hải Phòng : Đc Giuse Trương Cao Đại (OP, 1953-59) U1969
Đc phó (kế vị) Phêrô Khuất Văn Tạo (1956-77) U
Đc Giuse Nguyễn Tùng Cương (1979-99) U
Đc Giuse Vũ Văn Thiên (2003)

Bắc Ninh : Đc Đaminh Hoàng Văn Đoàn(OP, 1950-59) ® (Qui Nhơn)
Đc Phaolô Phạm Đình Tụng (1963-94) ® (Hà Nội)
Đc phụ tá Đaminh Đinh Huy Quảng (1975-92) U
Đc phó (kế vị) Giuse Nguyễn Quang Tuyến (1989-2006)
Đc Giám quản Giuse Ngô Quang Kiệt (2006 –2008)
Đc Cosma Hoàng Văn Đạt (SJ, 2008)

Thái Bình : Đc Đa Minh Đinh Đức Trụ (1960-82) U
Đc phó (kế vị) Giuse Đinh Bỉnh (1979-89) U
Đc Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang (1990-2009) hưu
Đc Phêrô Nguyễn Văn Đệ (SDB, 2009)

Bùi Chu : Đc Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (1936-48) U
Đc Phêrô Phạm Ngọc Chi (1950-59) ® (Qui Nhơn, Đà Nẵng)
Đc Giuse Phạm Năng Tĩnh (1960-74) U
Đc Đa Minh Lê Hữu Cung (1975-87) U
Đc phó (kế vị) Giuse Vũ Duy Nhất (1979-2000) U
Đc Giuse Hoàng Văn Tiệm (SDB, 2001)
Đc phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Đệ (SDB, 2005) ® TháiBình

Phát Diệm : Đc Gioan B. Nguyễn Bá Tòng (1935-45) U
Đc phụ tá Gioan Phan Đình Phùng (1940-44) U
Đc Tađêo Lê Hữu Từ (SOC, 1945-56) U
Đc Phaolô Bùi Chu Tạo (1959-98) U 2001
Đc phó Giuse Lê Quí Thanh (1961-74) U
Đc phó Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-81) U
Đc phó (kế vị) Giuse Nguyễn Văn Yến (1989-2004) hưu
Đc Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh (2004-2009)
Đc Giuse Nguyễn Năng (2009)

Thanh Hóa : Đc Phêrô Phạm Tần (1958-90) U
Đc Bartolomêo Nguyễn Sơn Lâm (1994-2003) U
Đc Giuse Nguyễn Chí Linh (2004)

Vinh : Đc Gioan B. Trần Hữu Đức (1951-71) U
Đc phó Phaolô Trần Đình Nhiên (1963-69) U
Đc Phêrô Nguyễn Năng (1971-78) U
Đc Phêrô Trần Xuân Hạp (1979) hưu U 2005
Đc phó (kế vị) Phaolô Cao Đình Thuyên (1992)


b/ Tổng giáo phận Huế

Huế : Tgm Phêrô Ngô Đình Thục (1960-68) U 1984
G.quản, Tgm (kế vị) Philiphê Nguyễn Kim Điền (1965-88) U
Tgm (giám quản, kế vị) Stephanô Nguyễn Như Thể (1975)
Đc phụ tá Phanxicô X. Lê Văn Hồng (2005)

Đà Nẵng : Đc Phêrô Phạm Ngọc Chi (1963-75) U 1988
Đc Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách (1975-2000) hưu
Đc Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh (2000-2006) hưu
Đc Giuse Châu Ngọc Tri (2006)

Qui Nhơn : Đc Phêrô Phạm Ngọc Chi (1957-63) ® (Đà Nẵng)
Đc Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (1963-74) U
Đc Phaolô Huỳnh Đông Các (1974-99) U 2000
Đc phó Giuse Phan Văn Hoa (1976-87) U
Đc Phêrô Nguyễn Soạn (1999)
Đc phó Matthêu Nguyễn Văn Khôi (2009)

Kontum : Đc Alexis Phạm Văn Lộc (1975-95) hưu
Đc phó (kế vị) Phêrô Trần Thanh Chung (1981-2003) hưu
Đc Micae Hoàng Đức Oanh (2003)

Buôn Ma Thuột : Đc Phêrô Nguyễn Huy Mai (1967-90) U
Đc phó (kế vị) Giuse Trịnh Chính Trực (1981) hưu
Đc phó (kế vị) Giuse Nguyễn Tích Đức (1997-2006) hưu
Đc giám quản Phaolô Nguyễn Văn Hòa (2005-2009)
Đc Vinhsơn Nguyễn Văn Bản (2009)

Nha Trang : Đc PX. Nguyễn Văn Thuận (1967-75) ® (Tp HCM)
Đc Phaolô Nguyễn Văn Hòa (1975-2009) hưu
Đc phó Phêrô Nguyễn Văn Nho (1997-2003) U
Đc phó (kế vị) Giuse Võ Đức Minh (2005)


c/ Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh

Saigon : Đc Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1955-60) ® (Đà Lạt)
Tgm Phaolô Nguyễn Văn Bình (1960-93) U 1995
Đc phụ tá Phanx X. Trần Thanh Khâm (1966-76)
Đc phụ tá Nicolas Huỳnh Văn Nghi (1974-75) ® (Phan Thiết)
Đc Tgm phó PX. Nguyễn Văn Thuận (1975) ® Hồng y U 2002
Đc phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm (1978) hưu U 2001
Giám quản Nicolas Huỳnh Văn Nghi (1993-97)
Tgm Gioan B. Phạm Minh Mẫn (1997), Hồng y
Đc phụ tá Giuse Vũ Duy Thống (2001-09) ® (Phan Thiết)
Đc phụ tá Giuse Nguyễn Văn Khảm (2008)

Vĩnh Long : Đc Phêrô Ngô Đình Thục (1938-60) U
Đc Antôn Nguyễn Văn Thiện (1960-68) hưu Les Cèdres, Pháp
Đc Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (1968-2000) hưu
Đc phó Raphael Nguyễn Văn Diệp (1975-2000) hưu U 2007
Đc Tôma Nguyễn Văn Tân (2000)

Cần Thơ : Đc Phaolô Nguyễn Văn Bình (1955-60) ® (Saigon)
Đc Philiphê Nguyễn Kim Điền (1960-65) ® (Huế) U
Đc Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang (1965-93) U
Đc phó (kế vị) Emmanuel Lê Phong Thuận (1975)
Đc phó Stephanô Tri Bửu Thiên (2003)

Đà Lạt : Đc Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1960-73) U
Đc Batôlômeo Nguyễn Sơn Lâm (1975-94) ® (Thanh Hóa)
Đc phó (kế vị) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (1991)

Mỹ Tho : Đc Giuse Trần Văn Thiện (1960-89) U
Đc phó (kế vị) Anrê Nguyễn Văn Nam (1975-99) hưu U 2005
Đc phó Gioan B. Phạm Minh Mẫn (1993-97) ® (Tp HCM)
Đc Phaolô Bùi Văn Đọc (1999)

Long Xuyên : Đc Micae Nguyễn Khắc Ngữ (1960-98) hưu U2009
Đc phó (kế vị ) Gioan B. Bùi Tuần (1975-2003) hưu
Đc phó (kế vị) Giuse Trần Xuân Tiếu (1999)

Phú Cường : Đc Giuse Phạm Văn Thiên (1966-93) U
Đc phụ tá Giacôbê Huỳnh Văn Của (1976-88) U
Đc phó (kế vị) Louis Hà Kim Danh (1983-95) U
Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ (1999)

Xuân Lộc : Đc Giuse Lê Văn Ấn (1966-74) U
Đc Đa Minh Nguyễn Văn Lãng (1974-88) U
Đc phó (kế vị) Phaolô Nguyễn Minh Nhật (1975-04) U 2007
Đc phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm (1992) ® (Bà Rịa)
Đc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh (2004)
Đc phụ tá Tôma Vũ Đình Hiệu (2009)

Phan Thiết : Đc Nicôlas Huỳnh Văn Nghi (1975-04) hưu
Đc phó (kế vị) Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (2001-09) hưu
Đc Giuse Vũ Duy Thống (2009)

Bà Rịa : Đc Tôma Nguyễn Văn Trâm (2005)


Hiện tình tháng 12/2008

Giáo tỉnh Hà Nội

10 giáo phận

13 giám mục (3 hưu)

Giáo tỉnh Huế

6 giáo phận

13 giám mục (6 hưu)

Giáo tỉnh Tp. HCM

10 giáo phận

18 giám mục (4 hưu)

Toàn quốc

26 giáo phận

44 giám mục (13 hưu)

* Đã có 102Giám mục Việt Nam,chưa kể Tgm Phêrô Nguyễn Văn Tốt (Porto Rico), Đc Đaminh Mai Thanh Lương, USA, và Đc Vinhsơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Canada.

* Sáu chủng viện chính thức hiện nay :


Hà Nội – Vinh Thanh – Huế – Nha Trang – Tp. HCM – Xuân Lộc và Cần Thơ.

2,3. Các Dòng Nam

Ngoài các dòng tu đã kể, Giáo hội Việt Nam từ nay được đón tiếp nhiều dòng tu khác, chúng ta ghi nhận niên hiệu Dòng có người đến Việt Nam :

– 1933 : Dòng Xitô : Mỹ Ca Cam Ranh

Đan viện Phước Sơn gia nhập gia đình Xitô năm 1934 và thiết lập các đan viện Châu Sơn (1936), Phước Lý (1952), hợp thành Chi Dòng Xitô Thánh gia (1964), Châu Sơn lập thêm đan viện Châu Sơn Đà Lạt (1957), Châu Thủy Bình Tuy (1972)

– 1936 : Dòng Biển Đức thiết lập đan viện Thiên An Huế (1940), Thiên Hòa – Ban Mê Thuột (1962), Thiên Bình -Long Thành (1969) và Thiên Phước – Thủ Đức (1976).

– 1952 : Dòng Trợ Thế Gioan Thiên Chúa
: Dòng Don Bosco

– 1953 : Tiểu Đệ Chúa Giêsu

– 1954 : Lazarist Vinh Sang

– 1957 : Dòng Tên trở lại Việt Nam

– 1962 : Các sư huynh Gioan Ankwo (1928) gốc Hoa

– 1970 : Dòng Đức Mẹ người nghèo

– 1972 : Dòng Thánh Thể

Thiết lập tại Việt Nam có các dòng Sư Huynh Thánh Tâm Huế (1939) [2] do đức cha Allys Lý lập từ 1925, Dòng Đức Mẹ Đồng Công (1953) do cha Đa Minh Trần Đình Thủ lập từ 1948. Tu hội Tận Hiến Nhập Thể gồm hai ngành Nam-Nữ, (1969) do cha Micae Việt Anh sáng lập từ 1949, Tu Hội Nhà Chúa (1977) do cha Giuse Vũ Khoa Cử lập từ 1956. Năm 1970 Dòng Sư Huynh Thánh Gia được đức cha Herrgott lập năm 1931 ở Cambốt, nay dời trụ sở về An Giang.

Ngoài ra, còn có các tu hội đang trong thời thử nghiệm như Đắc Lộ do cha Giuse Vũ Khánh Tường từ 1957, Tông đồ Nhỏ từ 1957, tu hội Chúa Giêsu 1961, Tôi Tá Thánh Linh từ 1962, Tu sĩ Truyền giáo Phaolô Cần Thơ từ 1963, Gioan Tiền Sứ 1974, Gia đình Nagia Thủ Đức 1975 …


2,4. Các Dòng Nữ

Ngoài các dòng đã nói, nhiều dòng tu khác đã đến Việt Nam phục vụ theo thứ tự thời gian :

– 1935 : Nữ Kinh sĩ Augustin
: Nữ Đan sĩ Clara.

– 1938 : Phụ tá truyền giáo.

– 1953 : Tiểu muội Chúa Giêsu

– 1954 : Nữ Tá quốc tế Công giáo
: Nữ đan sĩ Biển Đức (Bathilda)

– 1958 : Nữ tu Đấng Chăn Lành

– 1961 : Dòng Con Đức mẹ phù hộ Salesian,
: Tu hội Nhập Thế

– 1963 : Nữ lao động truyền giáo (Eau Vie)

– 1964 : Tu hội Dâng Truyền

– 1968 : Tu Hội Bác Ái (Foyers de Charité).

– 1974 : Dòng Phaolô Thiện Bản
: Tu hội Chúa Giêsu Hài Đồng

Trong các dòng thành lập tại Việt Nam, ta phải nói đến

a/ Dòng Mến Thánh Giá do đức cha Lambert de La Motte sáng lập tu viện đầu tiên ở Kiên Lao Nam Định năm 1670. Lần lượt dòng được chia thành 23 chi nhánh như sau : Mến Thánh giá Cái Nhum (1800), Thủ Thiêm (1840), Cái Mơn (1844), Chợ Quán (1852), Phát Diệm (1902), Qui Nhơn (1929), Thanh Hóa (1932), Hà Nội (1938), Hưng Hóa Xã Đoài Nha Trang (1943), Tân Bình Vinh (1952), Khánh Hưng Cần Thơ (1958), Tân Lập (1960), Sóc Trăng (1961), Đà Lạt và Thừa sai Huế (1962), Tân Việt và Bắc Hải (1963), Bắc Ninh (1965), Tân An (1973), Lưu Phương – Hà Nội ; Phan Thiết và Thừa sai Huế – Xuân Lộc.

b/ Dòng nữ Đa Minh Việt Nam do các cha Đa Minh lập từ 1715 và được cải tổ thánh dòng giáo phận theo tinh thần Công Đồng GMVN Đông Dương 1934. Hiện nay có sáu hội dòng Nữ Đa Minh Việt Nam : Bùi Chu (1951), Tam Hiệp (1951) Thánh Tâm Hố Nai (1958), Rosa Lima Xuân Hiệp (1973), Lạng Sơn Gò Vấp (1978) và Thái Bình (2004).

– 1937 : Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Huế (MTG Kim Đôi lập 1924)

– 1946 : Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi, Bùi Chu

– 1947 : Dòng Tu Ảnh Phép lạ Kontum

– 1953 : Dòng nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương.

– 1961 : Dòng chị em Khiết Tâm Đức Mẹ, Nha Trang.

– 1963 : Tu hội Nagiaret, nay là Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu linh mục (1981)

– 1967 : Dòng Con Đức Mẹ Bình Thủy, Cần Thơ
tách từ Dòng Con Đức Mẹ Russey-Keo (Nam Vang).

– 1969 : Dòng Nữ Vương Hòa Bình Ban Mê Thuột
: Ngành nữ tu hội Tận Hiến.

– 1972 : Đan Viện nữ Xi-tô.

– 1987 : Nô tì Thiên Chúa

– 1993 : Nữ Tỳ Chúa Giêsu Thánh Thể

Ngoài ra còn một số tu hội đang trong thời thử nghiệm như Tôi Tá Thánh Tâm từ 1962, Nữ Tỳ Thánh Tâm 1962, Nữ Tá Truyền Giáo Vĩnh Long 1965, Nữ Tu Lasan 1967, Chiến sĩ Tận Hiến Mẹ Maria 1967…


2,5. Công giáo Tiến Hành

Theo tinh thần của đức thánh cha Piô XII và trào lưu chung trong Giáo hội trên thế giới, người tín hữu được kêu mời tham gia các đoàn thể để thánh hóa bản thân, liên đới với nhau trong các biến cố tang, lễ, hiếu, hỉ, tham gia các công tác từ thiện, xã hội; và nhắc nhở nhau sống chứng nhân giữa đời. Nói chung, trước 1975 tại Việt Nam có gần như đầy đủ các phong trào trên thế giới (Ch. XIX, 4, 1) được chia thành ba dạng [3]

a/ Các hội đoàn chuyên biệt : Cho từng giới :

Thiếu niên : Thiếu Nhi Thánh Thể, và Hùng Tâm Dũng Chí.

Thanh Niên : Sinh Viên Công giáo (JECU), Thanh Sinh Công (JEC), Thanh Lao Công (JOC), Thanh Niên Thánh Nghiệp (JAC), và Thanh Niên Công giáo (JIC).

Gia trưởng có Gia Lao Công, Liên minh Thánh Tâm và Công tư chức Công giáo.

Phụ nữ có Hội Các Bà Mẹ Công giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hội các Thiếu nữ Công giáo.

Trí thức có Nhóm Pax Romana, Hiệp hội Giáo Chức Công giáo và Hội Bác Sĩ Công giáo.

b/ Các hội đoàn không chuyên biệt: nhiều hạng tuổi

– Legio Mariae

– Hiệp Hội Thánh Mẫu

– Gia đình phạt tạ

– Phong trào Hội Học Kitô giáo.

c/ Các hội đoàn phụ tá : chuyên cầu nguyện, từ thiện hay góp phần giáo dục, gồm có

– Hội Bác ái Vinh Sơn.

– Hướng đạo Công giáo.

– Các Dòng Ba Phanxicô, Cát Minh và Đa Minh.


[1] Nguyên văn thư chung, Xc CG và DT kỷ niệm 10 năm giải phóng trang 79-81

[2] Số ghi trong ngoặc là năm được châu phê.

[3] Theo tài liệu Nhà Truyền Thống Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh


BÀI ĐỌC THÊM


HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

Giáo Hội Việt Nam đã có những hoạt động tông đồ giáo dân rất tích cực ngay từ những thế kỷ đầu, khi mới tiếp nhận Tin Mừng. Không kể những nỗ lực của cá nhân kêu mời bạn hữu nghe giảng Tin Mừng, hội Thày Giảng (Cathéchisme) đã góp cho Giáo hội những con người nhiệt thành, dành trọn thời gian cho sinh hoạt huấn giáo.

Ngoài ra, các quý chức (Ông Trương, Ông Trùm, Ông Quản, Ông Từ, Ông Câu, Ông biện) đúng thực là cánh tay nối dài của các linh mục. Tại nhiều nơi, ngoài công tác đôn đốc sinh hoạt tôn giáo : nhắc nhở tham dự phụng vụ, dạy giáo lý, quản trị cơ sở… các ông còn lo cả việc an sinh xã hội như dàn hòa các gia đình, cứu trợ người nghèo, sửa đường, xây chợ, xây trường… Ngoài Dòng Ba, tại nhiều giáo xứ còn có Hội Mân Côi, Hội Kính Danh Chúa Giêsu và Hội thánh nữ Imelda (cho trẻ em rước lễ lần đầu).


MỘT SỐ ĐOÀN THỂ CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH

Về các đoàn thể sinh hoạt nhiều tại các giáo xứ, chúng ta nên biết về thời điểm thành lập và du nhập vào Việt Nam :

Nghĩa Binh Thánh Thể : Được Lm Cros lập tại Ý (1860), được cha Bessière cải tổ tại Pháp (1917). Hai cha Xuân Bích Palard Lý và Uzureau Đoán lập tại Hà Nội năm 1931.

Hùng Tâm Dũng Chí : Do Lm Gaston de Courtois lập tại Pháp (1936 và 1937), được Lm Bùi văn Nho lập tại nhà thờ Ngã Sáu Sài Gòn năm 1940 (Nam) và 1947 (Nữ).

Thanh Lao Công (JOC): Do Lm Cardijn lập tại Bỉ. Đến Việt Nam như các hội ái hữu tại Nam Định và Hà Nội (1936), năm 1941 có ba liên đoàn Bắc, Trung, Nam, lập tổng liên đoàn Việt Nam năm 1958. Ông Trần quang Bửu sau được chọn làm phó liên đoàn Thanh Lao Công quốc tế.

Sinh Viên Công Giáo (JECU) : Một số sinh viên trong Nam Thanh Công Giáo ở Hà Nội đã được tách ra để lập Sinh Viên Công Giáo năm 1937, sinh hoạt tại Câu lạc bộ Phục Hưng Hà Nội, do các cha Đaminh Lyon hướng dẫn.

Hội Con Đức Mẹ : Được thành lập do ý Đức Maria trong những lần hiện ra với nữ tu Catharina Labouré. Hội Con Đức Mẹ Việt Nam đầu tiên được nữ tu Sampré (Bác Ái Vinh Sơn) thành lập tại nhà thờ Gia Định năm 1932.

Hiệp hội Thánh Mẫu : Do Lm Leunis SJ. lập năm 1563 tại Roma. Các sư huynh Lasan lập các hiệp hội đầu tiên tại trường Tabert Sài Gòn từ 1895. Sau đó được các giám mục cổ võ tại Phát Diệm (1934) và Bùi Chu (1937).

Liên Minh Thánh Tâm : Do Lm Hamon SJ. lập tại Montréal, Canada năm 1883. Các cha Chúa Cứu Thế cổ võ tại Hànội từ 1950, rồi tại Huế và Sài Gòn.

Legio Mariae : Do ông Phan Đức (Frank Duff) lập tại Ái Nhĩ Lan năm 1921. Lm Létourneau Cssr lập tại Hà Nội, Lm Trịnh Như Khuê là vị linh hướng đầu tiên cho praesidium Hàm Long. Năm 1948, Legio Việt Nam được sáp nhập vào Liên đoàn Ái Nhĩ Lan.

Hội Gia Đình Phạt Tạ : Do linh mục Phêrô Banh lập tại Vĩnh Long tại Vĩnh Long năm 1945 với danh xưng Hội Phạt Tạ. Năm 1953, đức cha Ngô đình Thục cải tên như hiện nay.


Ban thƯỜng vỤ hỘi ĐỒng GiÁm mỤc

(2004-2007)

Chủ tịch : Đc Phaolô Nguyễn Văn Hòa : Nha Trang

Phó : ĐHY – TGM Gioan B. Phạm Minh Mẫn : Tp HCM

Tổng thư ký : Đc Phêrô Nguyễn Soạn – Qui Nhơn

Thư ký : TGM Giuse Ngô Quang Kiệt – Lạng Sơn

UB Phụng Tự : Đc Phêrô Trần Đình Tứ – Phú Cường

UB Giáo Lý Đức Tin : Đc Phaolô Bùi Văn Đọc – Mỹ Tho

UB Thánh Nhạc : Đc Stêphanô Tri Bửu Thiên – Cần Thơ

UB Giáo Sĩ : Đc Antôn Vũ Huy Chương – Hưng Hóa

UB Tu Sĩ : Đc Giuse Hoàng Văn Tiệm – Bùi Chu

UB Giáo Dân : Đc Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang – Thái Bình

UB Loan Báo Tin Mừng : Đc Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Đà Lạt

UB Văn Hóa : Đc Giuse Vũ Duy Thống – Tp HCM

UB Bác ái Xã hội : Đc. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan – Phan Thiết

Ban thưỜng vỤ hđGm KHÓA X (2007-2010)

Chủ tịch : Đc Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Phó : Đc Giuse Nguyễn Chí Linh

Tổng thư ký : TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Phó : Đc Giuse Võ Đức Minh

UB Giáo Lý Đức Tin : Đc Phaolô Bùi Văn Đọc

UB Kinh Thánh : Đc Giuse Võ Đức Minh

UB Phụng Tự : Đc Phêrô Trần Đình Tứ

UB Thánh Nhạc : Đc Phaolô Nguyễn Văn Hòa

UB Giáo sĩ, Chủng sinh : Đc Antôn Vũ Huy Chương

UB Tu Sĩ : Đc Giuse Hoàng Văn Tiệm

UB Giáo Dân : Đc Giuse Trần Xuân Tiếu

UB Mục vụ Gia Đình : Đc Giuse Châu Ngọc Tri

UB Mục vụ Giới trẻ : Đc Giuse Vũ Văn Thiên

UB Loan báo Tin Mừng : Đc Micae Hoàng Đức Oanh

UB Bác ái Xã hội : Đc Đaminh Nguyễn Chu Trinh

UB Di dân : ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn

UB Văn Hóa : Đc Giuse Vũ Duy Thống

UB Truyền thông Xã hội : Đc Phêrô Nguyễn Văn Đệ



THỐNG KÊ GIÁO HỘI VIỆT NAM 2004


(Theo Niên Giám 2005, trang 511-513)


Tổng giáo phận Hà Nội

Thành lập

Giáo dân

Giáo xứ

Linh mục

Nam tu

Nữ tu

Hà Nội

1659

282.000

132

62

11

231

Hải Phòng

1679

113.092

62

30

Vinh

1846

453.018

143

130

338

Bùi Chu

1848

380.130

129

61

475

Bắc Ninh

1883

123.090

47

9

299

Hưng Hoá

1895

198.000

73

24

112

Phát Diệm

1901

144.721

65

31

24

93

Lạng Sơn

1913

6.078

11

3

7

Thanh Hoá

1932

128.206

46

42

152

Thái Bình

1936

116.399

64

44

79

Tổng số

1.944.734

772

436

35

1.786


Tổng giáo phận Huế

Quy Nhơn

1659

62.520

34

70

315

Huế

1850

65.770

177

107

73

599

Kontum

1932

203.723

48

44

3

191

Nha Trang

1957

185.064

69

154

56

363

Đà Nẵng

1963

57.870

34

74

1

420

Ban Mê Thuột

1967

303.368

49

78

51

280

Tổng số

878.315

411

527

184

2.168


Tổng giáo phận TP HCM

Saigon

1844

602.478

195

528

1.011

3.382

Vĩnh Long

1938

183.728

88

159

35

524

Cần Thơ

1955

176.424

131

160

0

695

Mỹ Tho

1960

111.454

63

88

0

218

Đà Lạt

1960

299.778

71

148

54

595

Long Xuyên

1960

234.360

113

201

35

140

Phú Cường

1965

113.238

64

100

38

184

Xuân Lộc

1965

975.033

219

335

421

1.522

Phan Thiết

1975

134.511

64

85

20

207

Tổng số

2.831.004

1.008

1.804

1.614

7.467


Giáo hội Việt Nam 2004 : 5,67 triệu tín hữu

trên : 82,3 triệu dân,tỷ lệ 6,88 %

với : 1.833 nam tu,

11.421 nữ tu,

2.789 linh mục.
và 2.089 xứ – họ đạo

Lm Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu OP
Hiệu đính tháng 9/2006

Exit mobile version