Giám mục hầm trú và cha tổng đại diện bị giam giữ tại tỉnh Hà Bắc của Trung quốc

giam muc ham tru va cha tong dai dien bi giam giu tai tinh ha bac cua trung quoc - Giám mục hầm trú và cha tổng đại diện bị giam giữ tại tỉnh Hà Bắc của Trung quốc

“Mục đích của nhà cầm quyền là nhằm làm tê liệt giáo phận,” một linh mục giấu tên nói

Một giám mục của Giáo hội ngầm ở Trung quốc, tỉnh Hà Bắc và linh mục tổng đại diện của ngài đã bị giam giữ, và một nhà hoạt động giáo dân đã bị tống giam tại Hồng Kông.

Theo UCA News, Đức Giám mục phó Augustine Cui Tai của Xuanhua và linh mục tổng đại diện của ngài, Cha Zhang Jianlin, đã bị giới chức cầm quyền của tỉnh Hà Bắc bắt giữ trong tuần này.

Mục tiêu của nhà cầm quyền là nhằm làm tê liệt giáo phận. Nếu giáo phận không quản lý được cộng đồng, thì chính phủ sẽ sử dụng điều này như một cơ hội để tiếp quản nó, một linh mục ẩn danh từ Giáo hội hầm trú nói với UCA News.

Theo UCA News, vị giám mục đã bị bắt giam vào sáng ngày 29 tháng 3 sau khi ngài nhận được một tin nhắn liên quan đến vụ bắt giữ. Ngài cũng đã bị giam giữ vì truyền giáo vào tháng Tư năm ngoái và đã được phóng thích vào tháng Giêng mới đây.

UCA News báo cáo rằng Cha Zhang đã bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 3 vì vi phạm hạn chế đi lại. Kể từ khi giấy tờ tùy thân bị tịch thu, cha đã không được phép đi lại ngay cả đến một thành phố lân cận.

Vào tháng 11, hai linh mục của Đức Giám mục Cui, Fr. Su Guipeng và Fr. Zhao He, bị bắt cóc vì bị cho là “truyền bá chính sách tôn giáo của chính phủ Trung quốc vì họ từ chối ghi tên vào Hiệp hội Yêu nước. Hai linh mục của Giáo phận Chongli-Xiwanzi, cùng ở Hà Bắc, cũng bị bắt.

Trong khi đó tại Hồng Kông, Yip Po-lam, thành viên của Ủy ban Hòa bình Công lý của Giáo phận Hồng Kông, đã bị bỏ tù vào ngày 28 tháng 3. Một tòa án đã bác đơn kháng cáo về một bản án mà bà đã nhận được năm năm trước vì đã gây náo loạn trong một cuộc biểu tình.

Những cuộc biểu tình ôn hòa đang phản đối Kế hoạch hát triển vùng lãnh thổ Đông Bắc mới gây tranh cãi, nơi mà đã di dời dân làng và tài sản bị thiệt hại. Chủ tịch Hiệp hội Nhân viên Công giáo Hồng Kông, Alexander Yu, đã ra quyết định của tòa án, nói rằng Yip đã hành động chính đáng, theo UCA News.

Chúng tôi đồng ý với hành động của Yip, vì động cơ của bà là đúng đắn khi kêu gọi công chúng kiểm tra sự bất công của kế hoạch phát triển này, ông nói. “Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo chỉ ra rằng tình yêu của chúng ta đối với hàng xóm thôi thúc chúng ta tìm kiếm công bằng xã hội.”

Giáo hội ở Trung quốc đại lục đã bị chia rẽ trong khoảng 60 năm giữa Giáo hội hầm trú, nơi bị đàn áp và những bổ nhiệm giám mục thường không được nhà cầm quyền Trung quốc thừa nhận, và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung quốc, một tổ chức được nhà cầm quyền bảo kê.

Vào tháng 9 năm 2018, Tòa Thánh và Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận nhằm bình thường hóa tình hình của người Công giáo Trung quốc và để thống nhất Giáo hội ngầm và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung quốc.

Thỏa thuận này đã bị chỉ trích gay gắt bởi các nhóm nhân quyền và một số nhà lãnh đạo Giáo hội, gồm có Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục Danh dự Hồng Kông.

Vào tháng 12, hai giám mục của Giáo hội Công giáo hầm trú đã đồng ý bước sang một bên ủng hộ các giám mục của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung quốc , theo sau thỏa thuận tháng Chín.

Một thử nghiệm về kết quả của thỏa thuận Tòa Thánh – Bắc Kinh có thể là việc bổ nhiệm một giám mục cho Giáo phận Jining (Wumeng) tại Nội Mông.

Tờ South China Morning Post đưa tin ngày 29 tháng 3 rằng giáo phận đang lựa chọn các ứng cử viên giám mục, khiến đây là lần đầu tiên Vatican và Bắc Kinh có thể đồng ý về một cuộc bổ nhiệm giám mục kể từ khi có hiệp định tháng 9 năm 2018.

Tự do tôn giáo được chính thức bảo đảm bởi hiến pháp Trung quốc, nhưng các nhóm tôn giáo phải đăng ký với nhà cầm quyền và được đảng Cộng sản Trung quốc theo dõi.

Ý đồ Hán hóa tôn giáo đã được Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy, ông nắm quyền vào năm 2013 và là người đã tăng cường sự giám sát của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo.

Vào năm 2017, Tập nói rằng các tôn giáo không đủ tuân thủ các lý tưởng cộng sản là mối đe dọa đối với chính phủ đất nước, và do đó phải theo “định hướng của Trung quốc.” Từ khi ông ta nắm quyền, các thánh giá đã bị tháo gỡ khoảng 1.500 tòa nhà thờ.

Các báo cáo về sự phá hủy hoặc mạo phạm của các nhà thờ và đền thờ Công giáo đã lan tràn khắp Trung quốc, bao gồm các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Thiểm Tây và Sơn Đông.

Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã viết trong báo cáo năm 2018 rằng năm ngoái Trung quốc “đã mở rộng cái gọi là ‘hán hóa’ tôn giáo, một chiến lược sâu rộng nhằm kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh đức tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa được truyền vào ‘Đặc điểm của Trung Quốc.’ Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo Tây Tạng và các học viên Pháp Luân công đều bị ảnh hưởng.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn

Exit mobile version