Hỏi: Sách lễ mới buộc xuất bản một “sách hướng dẫn” của một giáo sư phụng vụ thuộc giáo phận, kèm theo một thư của Giám mục giáo phận nói rằng ngài xem sách hướng dẫn này như là “quy phạm”. Các linh mục đang đặt câu hỏi về nhiều điểm khác nhau, từ cuốn “hướng dẫn” này, xem đó như là cách diễn giải cá nhân, chẳng hạn: “3.Vị tư tế mang dây stola xung quanh cổ và rủ xuống ngực, chứ không mang chéo (Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, GIRM 340)”. Người ta tranh luận để biết liệu Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, có ý định này trong thực hành hay không. Người ta cũng tranh luận để biết liệu điều này và “các điểm thắc mắc” khác có là hợp pháp hay không (ví dụ, ban phép lành cho trẻ nhỏ đi theo hàng người rước lễ; không có lời giới thiệu hoặc lời chào thế tục, như nói “Chào anh chị em buổi sáng” trước khi làm dấu Thánh Giá, …). Cha có thể vui lòng thảo luận các điểm gây tranh cãi này không ạ? – G. S., bang New York, Mỹ
Đáp: Câu hỏi này liên quan đến một một câu hỏi lớn hơn về đến các đặc quyền phụng vụ của các Giám mục địa phương, so với các luật phụng vụ phổ quát.
Thật ra, vị Giám mục có khá rộng thẩm quyền để đặt ra các qui định bắt buộc đối với giáo phận của ngài, trong một số lĩnh vực phụng vụ. Trong một số trường hợp, ngài cũng có thể giải thích luật phụng vụ, nếu không có sẵn lời giải thích của thẩm quyền cao hơn. Các qui định này là có tính bắt buộc trên mọi người, kể cả các nam nữ tu sĩ trong hầu hết các trường hợp.
Luật ngón tay cái liên quan đến quyền bính của Giám mục là ngài không nên cấm những gì mà luật phổ quát cho phép, và cũng không cho phép những gì mà luật phổ quát cấm. Như thế, chúng ta có thể đưa thêm một hệ luận rằng ngài không thể đưa ra một cách hợp pháp các qui định mới của phụng vụ.
Cũng như tất cả các qui chế tổng quát, có thể có trường hợp ngoại lệ hợp pháp, vốn có thể biện minh ngược lại với các khái niệm ấy trong các trường hợp đặc biệt.
Do đó, theo một câu trả lời từ Ủy ban phụng vụ của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma (QCTQSLRM) trao cho Giám mục thẩm quyền đặc biệt để điều chỉnh phụng vụ Thánh Lễ trong các lĩnh vực như sau: “Công bố các qui định về việc đồng tế thánh lễ (QCTQSLRM, số 202.), việc giúp vị tư tế nơi bàn thờ (QCTQSLRM, số 107), rước lễ dưới hai hình (QCTQSLRM, số 282-283), qui tắc về thiết kế thánh đường và sửa chữa thánh đường (QCTQSLRM, số 291 và 315), thích nghi các cử chỉ và điệu bộ (QCTQSLRM, số 43, 3 ), âm nhạc phụng vụ (QCTQSLRM, số 48 và 87), và chọn các ngày khẩn nguyện (QCTQSLRM, số 373)”.
Các tài liệu khác đề cập đến quyền của Giám mục để đặt ra các qui chế liên quan “Quy định cử hành Thánh Lễ trên đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet, và trách nhiệm của ngài về thiết lập một lịch giáo phận”.
Vì vậy, nguyên tắc nói rằng Giám mục không nên “cấm những gì được cho phép” cũng có nghĩa là ngài “đừng làm mất sự tự do, đã được các sách phụng vụ dự liệu, để thích ứng, một cách sáng suốt, việc cử hành vào cơ cấu thánh, hay vào nhóm tín hữu, hay là vào các hoàn cảnh mục vụ, để thế nào toàn bộ nghi lễ thánh được thực sự thích nghi vào tâm thức của con người” (xem Huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 21, Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Chẳng hạn, một Giám mục có thể thường không cấm việc sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể III, hoặc không quy định rằng Kinh nguyện này luôn được sử dụng cho các Thánh lễ an táng.
Việc không cho phép những gì bị cấm, có nghĩa là nói chung một Giám mục không thể đi trái với một qui chế rõ ràng của sách phụng vụ. Ví dụ, một Giám mục thường không có thẩm quyền cho phép không quỳ gối ở bất cứ nơi nào trong giáo phận của ngài, bởi vì việc quỳ là rõ ràng được dự liệu trong các sách phụng vụ.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các Giám mục có quyền hạn rộng về ban miễn chuẩn, và có thể cho phép một số ngoại lệ so với luật phụng vụ phổ quát, vì một lý do chính đáng. Ví dụ, nếu một vài nhà thờ trong giáo phận không có bàn quỳ, và việc sắm bàn quỳ là rất khó khăn về mặt kỹ thuật hay không khả thi về mặt kinh tế trong thời gian ngắn, một Giám mục có thể cho phép giáo xứ ấy bỏ việc quỳ gối và giữ tư thế đứng thống nhất trong Thánh Lễ, ít là cho đến khi có một giải pháp khác.
Việc không đưa ra các điều mới lạ có nghĩa rằng – không Giám mục nào có quyền đưa ra bất cứ sự thực hành phụng vụ mới nào. Câu trả lời trên đây của các Giám mục Mỹ nói: “Ngoại trừ các thay đổi này và các thay đổi khác của luật được giao cách rõ ràng cho Giám Mục Giáo phận, không thay đổi bổ sung nào cho luật phụng vụ có thể được đưa ra cho việc thực hành phụng vụ giáo phận, mà không có sự chấp thuận đặc biệt trước của Tòa Thánh”.
Về một số “điểm gây thắc mắc” được độc giả của chúng tôi nêu ra, cần phải nhớ rằng vị Giám mục không có thẩm quyền để giải thích luật và đưa ra các qui chế nhất quán với cách giải thích ấy.
Vì vậy, nếu một Giám mục chấp nhận việc giải thích rằng Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, loại trừ việc mang chéo dây stola trong hình thức thông thường, hoặc lời chào thế tục khi bắt đầu Thánh lễ cần được bỏ qua, điều này là tốt trong quyền hạn của ngài trong việc điều hành phụng vụ và là một giải thích hợp lý của luật. Việc liệu Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, có ý tích cực loại trừ sự mang chéo dây stola hay không, sẽ không tạo sự khác biệt cho khả năng rằng Giám mục có thể xem đây là một suy luận hợp lý, và đặt ra một qui định để bảo đảm một sự thực hành chung trong thánh lễ đồng tế.
Vấn đề ban phép lành cho trẻ em trong hàng người rước lễ là khó hơn, bởi vì ở đây chúng ta đang đối phó với một sự mới lạ. Nhiều nguồn tin cho biết rằng Tòa Thánh ít ủng hộ việc này. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục và cá nhân Giám mục đưa ra tín hiệu lẫn lộn.
Từ quan điểm pháp lý, tôi sẽ nói rằng, do là một sự mới lạ, một Giám mục sẽ ngăn cấm việc thực hành này trong thẩm quyền của ngài. Nếu được thuyết phục, ngài có thể xem nó như là một tùy chỉnh mục vụ hữu ích, trừ phi cuối cùng Tòa Thánh sẽ quyết định cách khác. Tuy nhiên, ngài không nên áp đặt về mặt pháp lý sự thực hành này cho các linh mục của ngài, vì điều này sẽ cố gắng để đưa ra một sự mới lạ về phụng vụ.
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org 7-5-2013)