Bài đọc: Eze 43:1-7; Mt 23:1-12
Chúa luôn đòi con người chú trọng đến đời sống tinh thần bên trong hơn là những nghi thức hoành tráng bên ngòai; đến mối liên hệ sâu đậm với Thiên Chúa và giữ các điều răn của Ngài hơn là những danh xưng hào nhoáng và giữ các tập tục của con người.
Các Bài đọc hôm nay lại một lần nữa dạy con người những nguyên tắc căn bản trên. Trong bài đọc I, ngôn sứ Ezekiel nhắc nhở cho con cái
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vinh quang của Thiên Chúa trở lại bao phủ Đền Thờ.
1.1/ Đền Thờ sẽ được xây dựng lại sau thời lưu đày.
Như lời Chúa đã tuyên sấm qua các tiên tri (Isaiah, Micah, Jeremiah, Ezekiel), Chúa tạo cơ hội cho
Thị kiến hôm nay nhắc nhở cho họ biết Đền Thờ sẽ chỉ là cái vỏ vô nghĩa bên ngoài nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Một khi không còn sự hiện diện của Thiên Chúa, Đền Thờ cũng chẳng khác chi các dinh thự khác. Tiên tri cho biết thị kiến ông nhìn thấy vinh quang của Chúa xuất hiện và bao trùm Đền Thờ hôm nay cũng giống như thị kiến ông đã thấy khi Người đến để huỷ diệt thành, thị kiến ông đã thấy bên sông Chebar.
1.2/ Sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ mới
Một khi Đền Thờ đã hoàn tất, cần có sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ. Tiên tri Ezekiel bảo đảm điều này khi ông nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa từ trời ngự xuống trên ngai Cherubim, qua cổng phía đông và ở lại trong Đền Thờ; và lời Thiên Chúa phán với ông: “Hỡi con người, đây là nơi Ta đặt ngai của Ta, đây là nơi Ta đặt các bàn chân của Ta. Ta sẽ ngự tại đây, giữa con cái
2/ Phúc Âm: Nghe nhưng đừng làm.
2.1/ Giá trị giới hạn của kiến thức suông
Tục ngữ Việt-Nam dạy: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo.” Lời nói có thể chỉ cho con người biết điều đúng sai, nhưng gương sáng có sức hấp dẫn để người khác làm theo như vậy. Người lãnh đạo hoàn hảo là người biết dùng cả lời nói lẫn hành động để hướng dẫn những người dưới quyền mình làm theo những gì họ muốn. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy một người lãnh đạo hoàn toàn như thế, người lãnh đạo chỉ bằng lời nói cũng có thế giá giới hạn của họ như Chúa Giêsu đã công nhận hôm nay. Người nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: “Các kinh sư và các người Pharisees ngồi trên toà ông Moses mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.”
2.2/ Những tật xấu của các luật-sĩ và Pharisees: Chúa Giêsu tố cáo họ những điều sau:
(1) Họ là những người làm luật và kiểm soát những người lỗi phạm luật; vì thế họ đặt ra rất nhiều luật đến độ quá chi li không cần thiết, chẳng hạn cách thức rửa tay trước khi ăn hay đóng thuế thập phân những lá cây như bạc hà. Chúa buộc tội: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.”
(2) Họ làm việc cốt để cho thiên hạ thấy: Tất cả những việc đạo đức họ làm không vì Thiên Chúa, nhưng để cho người đời trông thấy để khen ngợi họ. Tuy việc đeo hộp kinh và mang tua áo trong khi cầu nguyện là việc luật buộc phải làm để nhắc nhở họ phải không ngừng nhớ tới Thiên Chúa là Chúa của họ (hộp kinh: Exo 13:16, x/c Deut 6:8, 11:18; tua áo: Num 15:37-41, Deut 22:12); nhưng để kéo sự chú ý của người khác, họ thi nhau làm những hộp kinh lớn hơn và đeo những tua áo dài hơn.
(3) Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường: Trong các đám tiệc, chỗ nào quan trọng nhất là chỗ của họ, chẳng hạn ngồi bên trái hay phải của chủ nhà hay cùng bàn với những nhân vật quan trọng. Trong hội đường Do-thái, những ghế trên đầu là những ghế dành cho những người già cả và vị vọng. Họ muốn những ghế này để tỏ cho thiên hạ biết mình quan trọng và chú ý tới cách ăn mặc của họ cũng như các việc họ làm.
(4) Họ thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rabbi.” Người luật sĩ và Pharisees quan niệm dân chúng phải đối xử với họ như những công dân bậc nhất, hơn cả cha mẹ, vì cha mẹ chỉ có công về phần xác; trong khi họ có công về phần tinh thần và tinh thần quan trọng hơn thân xác.
Tại sao Chúa Giêsu ngăn cấm không cho các môn đệ gọi ai là “rabbi,” “cha,” hay “người lãnh đạo”? Ở đây Chúa muốn nhắc nhở cho các môn đệ đừng tôn thờ ai như thần tượng của mình để bắt chước họ ngòai một mình Thiên Chúa. Sau cùng, Chúa nhắc nhở con người về tiêu chuẩn đánh giá trị của Thiên Chúa: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đền thờ hay thánh đường là nơi Thiên Chúa ngự; mỗi khi đến những nơi đó chúng ta cần có thái độ cung kính và khiêm nhường để học hỏi và cầu nguyện với Chúa. Đó không phải là nơi phô trương các việc đạo đức hay tài năng cho người khác nhìn thấy để bái phục và khen thưởng; càng không phải là nơi để trình diễn thân thể hay thời trang làm chia trí người khác.
– Chúng ta có lý do để không theo những nhà lãnh đạo bằng miệng, nhưng những kiến thức của họ tự nó cũng có giá trị. Vì thế, chúng ta nên theo những gì họ nói mà không làm theo những gì họ làm.
– Thân xác con người là đền thờ của Thiên Chúa, chúng ta cần phải chú trọng đến sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn và biết quí những nét đẹp và giá trị bên trong thay vì những hào nhoáng và các giá trị bên ngoài.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP