Di chúc của bà Ljudmila Alekseeva, tông đồ nhân quyền

LjudmilaAlekseeva - Di chúc của bà Ljudmila Alekseeva, tông đồ nhân quyền

Ngày 8 tháng 12/2018, bà Ljudmila Alekseeva qua đời ở tuổi 91 tại Moscow. Bà là thành viên của Hội đồng tổng thống Nga vì sự phát triển xã hội dân sự và nhân quyền, và là đại diện lớn tuổi cuối cùng của thế hệ những nhà bất đồng chính kiến “nhân đạo” của những năm 60 thế kỷ trước. Bà đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các quyền được Tuyên ngôn Helsinki chấp nhận. Liên Xô cũng đã ký bản tuyên ngôn này vào năm 1975.

Trong những năm khó khăn đó, Alekseeva đã lãnh đạo khoa Matxcơva của “Nhóm Helsinki”, thuộc về thế hệ gọi là “những người bảo vệ nhân quyền”. Ông Mikhail Fedotov, người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền hiện nay, khi nói về sự ra đi của bà Alekseeva cho biết “Đây là một mất mát lớn cho toàn bộ phong trào nhân quyền của Nga”. Ông cũng cho biết thêm không chỉ những đóng góp lớn lao cho việc bảo vệ nhân quyền của bà làm cho bà được nhiều người biết đến, nhưng trong những ngày cuối đời của bà trong bệnh viện bà cũng được mọi người yêu mến về cách cư xử của bà đối với những người chăm sóc cho bà.

Lễ tang của Ljudmila Alekseeva diễn ra vào ngày 11/12, được bảo vệ bởi các biện pháp an ninh đặc biệt. Có sự hiện diện của tổng thống Vladimir Putin, người rất tôn trọng “bà mẹ nhân quyền”.

Bà Alekseeva từng là một giáo viên môn lịch sử cho các thợ thủ công ở Moscow, biên tập viên khảo cổ học và nhân chủng học cho một tạp chí khoa học uy tín, và cũng trở thành thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. Vào năm 1966 bà đã không ngần ngại bày tỏ chính kiến, tham gia các cuộc biểu tình công khai để phản đối việc bắt giữ và xét xử nhà văn Andrej Sinjavskij và Julij Daniel, sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của phong trào bất đồng chính kiến Nga. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tổ chức một mạng lưới giúp đỡ và hỗ trợ cho các tù nhân chính trị và gia đình của họ, và tham gia vào việc xuất bản bản tin bí mật đầu tiên trong Mục thời sự về các sự kiện hiện tại, tiếng nói của những người bất đồng chính kiến bị chế độ Xô Viết đàn áp.

Vào năm 1974 bà bị buộc tội “hoạt động chống Liên Xô”, tháng 2 năm 1977 bà bị buộc phải di cư sang Hoa Kỳ. Năm 1993 bà trở lại Nga, và ngay lập tức bà tiếp tục dấn thân cho các hoạt động của “Nhóm Helsinki” để bảo vệ nhân quyền. Từ năm 2002, bà được mời tham gia Hội đồng Nhân quyền của tổng thống, 2012 vì bệnh bà rời khỏi chức vụ. Bà đã được trao nhiều giải thưởng của các nước về những đóng góp của bà cho xã hội.

Vào ngày 9 tháng 12, hội nghị thường niên của Nhóm Helsinki đã khai mạc, trong dịp này, từ bệnh viện bà Alekseeva đã gửi một đến hội nghị một bài viết, được bà viết trong những ngày cuối cùng trước khi bà qua đời, đây thực sự là bản di chúc lý tưởng. Trong đó có một số đoạn như sau:

“Các bạn thân mến, tôi xin lỗi vì lý do sức khỏe đã không cho phép tôi tham gia lễ kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền. Trong những thập kỷ qua với tất cả sức lực, khả năng bằng mọi cách có thể tôi đã nỗ lực để bản Tuyên ngôn Nhân quyền này có thể được thực hiện, trở thành một phần của văn hóa và chính trị, được luật pháp và các tổ chức bảo vệ, phát triển trong cuộc sống hàng ngày. Ngày càng có nhiều người trên thế giới sống trong điều kiện tự do và dân chủ, cho đến nay chúng ta đã cố gắng tránh một cuộc chiến toàn cầu mới … tuy nhiên, các thế hệ mới đang ngày càng trở nên xem thường các giá trị luân lý và thờ ơ với hệ thống mong manh các giá trị và thể chế mà chúng ta đã cố gắng tạo ra. Sự phát triển của chủ nghĩa dân túy chính trị và chủ nghĩa dân tộc, chống lại cuộc khủng hoảng di cư lớn, xung đột trên nền tảng tôn giáo, sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài mới làm cho tất cả những thành tựu quan trọng nhưng mong manh của chúng ta trong quá khứ có nhiều rủi ro và tất cả những điều này đặt lên vai các bạn những điều mới và những dấn thân khó khăn”. Bà Alekseeva đã kết thúc bài viết với lời kêu mời không bao giờ mất hy vọng, ngay cả khi thử thách dường như đã làm cho chúng ta mất hy vọng.

Ngọc Yến

(VaticanNews 15.01.2019)

Exit mobile version