Ngài nói rằng khi tranh cãi, có nhiều bất đồng giữa các cặp vợ chồng không phải là về những sự việc quan trọng. Vì thế, chính là ở phong cách diễn đạt ngôn ngữ hay thái độ khi họ diễn đạt. Đây là lý do tại sao mà ngài đề xuất những hướng dẫn sau đây:
1/ Nếu cảm giác khó chịu bắt đầu xuất hiện, chúng cần được xử lý một cách tế nhị, vì e rằng chúng làm gián đoạn động lực đối thoại.
2/ Sự khéo léo để diễn đạt những gì người ta suy nghĩ không làm mất lòng người khác đó là điều quan trọng.
3/ Ngôn từ nên được chọn lựa cẩn thận để tránh xúc phạm, nhất là khi thảo luận về những vấn đề phức tạp.
4/ Đưa ra ý kiến cá nhân không bao giờ được liên quan đến việc trút sự tức giận và gây tổn thương.
5/ Tránh sử dụng giọng điệu trịch thượng với mục đích tìm cách làm tổn thương, nhạo báng, kết tội và xúc phạm người khác.
6/ Phát triển thói quen về việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của người khác, cố gắng nhìn kỹ tâm hồn của họ, để nhận thức được mối quan tâm sâu xa nhất của họ và dẫn họ như là một điểm khởi hành xúc tiến đối thoại.”
7/ Người đối ngẫu quan trọng hơn rất nhiều so với toàn bộ những điều nhỏ nhặt làm tôi phiền toái. Thực tế tình yêu của người ấy không hoàn hảo không có nghĩa là tình yêu ấy không trung thành hay huyền hoặc.
Một đề nghị quan trọng nữa từ tài liệu này là “thời gian là yếu tố để bàn về những điều trên, ung dung ấp ủ, chia sẻ kế hoạch, lắng nghe nhau và nhìn sâu trong mắt nhau, hiểu rõ giá trị của nhau và xây dựng một mối quan hệ gắn bó mật thiết.”
Trong bản liệt kê những lời khuyên thực tế, Đức Thánh Cha nói rằng “để cho nhau những điều tốt đẹp luôn là ‘một nụ hôn buổi sáng, một câu chúc lành buổi tối, giải quyết những công việc trước khi anh/ chị trở về nhà bởi không thể ngủ cho đến khi chờ nhau về đến nhà, tổ chức những chuyến cùng nhau du ngoạn và chia sẻ việc nhà. Tuy nhiên, nó còn giúp để mở ra thông lệ với một buổi liên hoan, và thưởng thức lễ kỷ niệm của gia đình các ngày kỷ niệm và các sự kiện đặc biệt.’”
Jos. Tú Nạc, NMS