Để việc mừng lễ được nên trọn

Trước sự việc này một cách nào đó làm cho tôi liên tưởng tới việc những người có đạo đang long trọng mừng đại lễ kỷ niệm 30 năm các vị tử đạo Việt Nam được phong thánh, nhất là vào những ngày gần kết thúc. Khắp nơi nơi việc mừng lễ thật là linh đình, rộn ràng, nào cờ quạt, nào trống phách, nào là tổ chức hành hương tấp nập, ầm ĩ..đến những nơi được chỉ định…

Những việc tổ chức đó thì thật là tốt, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó rồi thôi, là xong thì đúng là “ Bà chết cháu được ăn xôi ! ”. Thực ra, Giáo Hội muốn cử hành sự kiện này đâu có phải chỉ muốn khuấy lên một chút để mọi người biết là ta có mặt ở đây! Thực ra, qua sự kiện trọng đại này, Giáo Hội muốn chúng ta là con cháu của các ngài hôm nay sống lại niềm tin bất khuất mà Đức Giêsu nhấn mạnh và được ghi dấu ấn từ thời ông bà tổ tiên. Ngoài ra, qua việc mừng lễ này, còn giúp cho hậu sinh nhận ra sự kiện cha ông chịu “ tử đạo ” không phải là đi vào chỗ bế tắc hay còn gọi là “ Đạo chết ” như có người đã lầm tưởng! Mà là mở ra một chân trời mới của những người sống như Đức Giêsu khi chịu chết trên thập giá để rồi sau đó Ngài phục sinh vinh hiển. Chính trong niềm tin tưởng và hy vọng này, mà những tín hữu mới sẵn sàng và hiên ngang “ chết vì đạo ”

Vì vậy, muốn gì thì muốn, trước hết ta hãy nghe cho kỹ bài hát “ Người đi trong nước mắt ”

ĐK. Người đi trong nước mắt đem hạt giống gieo trên nương đồng. Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngào ngạt hương.
1. Khi Chúa dẫn lưu đồ Sion trở về, ta tưởng trong giấc mơ. Tiếng cười đầy ứ trong miệng, và cửa môi tràn lời ca hát
2. Hôm ấy nghe dân ngoại nói với nhau rằng: bao kỳ công khắp nơi, Chúa thực hiện giữa dân Người, niềm vui sướng vui tràn lan muôn lối.
3. Ai bước ra nương đồng gieo giữa lệ sầu, sẽ về trong sướng vui, lúa vàng từng nhánh tươi màu, và tiếng ca hòa nhịp chân bước.

Vâng, quả đúng là như thế, nhưng có lẽ vẫn chưa diễn tả hết được những “ thảm cảnh ” mà các ngài và biết bao nhiêu tín hữu khác phải đón nhận, bị đón nhận. Nhưng, trên hết ta phải tự hỏi vì đâu mà các ngài chấp nhận và sẵn sàng đánh đổi tất cả, cho dù là bị bêu xấu, gán cho những tội danh phi lý, phải chịu cực hình, và nhất là không chỉ bị chém đầu, bị xiết cổ, bị tùng xẻo, bị thiêu sống… mà còn là bị phân thây, bị phi tang xuống sông sau khi chém đầu, bị chặt ra làm 4 khúc….

Bởi vậy, long trọng mừng lễ các ngài trong những ngày này không phải là dịp để khơi lại sự ác độc, sự ghê tởm kinh hoàng của con người ngày xưa cùng một dòng máu “ Lạc Hồng”, mà đem lòng thù hận như lẽ thường tình con người bị vướng vào theo kiểu cạn nghĩ “ được làm vua thua làm giặc”!

Nhưng đây là dịp để hậu thế có dịp cảm nhận và cám ơn về chí khí quật cường của cha ông trước thử thách đánh đổi của một đức tin vào Đấng tạo dựng nên trời đất, vũ trụ và con người, sự kiện này cũng tương tự như “ lửa thử vàng”. Qua đó, hôm nay chúng ta cũng biết noi gương cha ông, luôn cam đảm và mạnh mẽ sống như thế nào, đến đâu để không uổng phí dòng máu đức tin mà các ngài đã đổ xuống và để lại cho chúng ta có được như ngày hôm nay.

Thiên Quang sss

Exit mobile version