Dạy trẻ về những ranh giới và những hình phạt

daytre - Dạy trẻ về những ranh giới và những hình phạt

Trong rất nhiều trường hợp, điều này còn có nghĩa là cả bạn và trẻ phải đi đến việc đồng chấp thuận những nguyên tắc và những hình phạt, như thế, trẻ cũng có phần trong việc đưa ra quyết định, và đồng thời hiểu rằng nếu trẻ vi phạm một trong những nguyên tắc đặt ra, trẻ sẽ phải gánh chịu hậu quả cho những lựa chọn của mình.

Thỉnh thoảng, con của bạn vẫn cảm thấy như bạn đang phạt chúng, dù là chính những hành động của chúng dẫn đến những hậu quả. Nhưng nếu bạn trìu mến nhắc cho trẻ biết hậu quả xảy ra là do chính lựa chọn của trẻ, và rằng trẻ có thể tránh được hậu quả vào lần sau đơn giản bằng cách có lựa chọn khác đi, trẻ sẽ hiểu ra được rằng chính lựa chọn của chúng dẫn đến hậu quả chứ không phải do bạn. Trẻ sẽ học được rằng chúng phải có trách nhiệm – và đó chính là bài học quý giá trong cuộc sống!

Bạn cũng phải kiên định. Bằng việc quả quyết rằng hậu quả tương thích luôn theo sau việc vi phạm nguyên tắc, cha mẹ cho con cái thấy rằng có một sự liên hệ giữa hành động chúng lựa chọn với kết quả theo sau hành động ấy. Điều này dạy trẻ biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng – rằng chúng có thể thực hiện những quyết định quan trọng về chính cuộc sống của chúng. Khi bạn cho trẻ những lựa chọn, chúng học biết rằng chúng có thể kiểm soát được những gì xảy ra với chúng.

Những hậu quả xảy ra không phải là sự trừng phạt. Sự trừng phạt là điều cha mẹ dùng để giáo dục con cái. Ngược lại, những hậu quả chính là những ảnh hưởng mà trẻ biết sẽ xảy ra khi chúng lựa chọn vi phạm nguyên tắc. Những hậu quả phải được coi như là kết quả đương nhiên xảy ra do hành vi không đúng.

Để hiệu quả nhất, hình phạt do ba mẹ đặt ra phải thật sự có liên quan đến hành vi của trẻ. Nếu một đứa trẻ làm vỡ kính cửa sổ, phải bắt trẻ dọn dẹp (nếu trẻ đủ lớn và được trông chừng hoặc giúp người lớn dọn dẹp), xin lỗi chủ nhà và trả cho phần thiệt hại. Nếu một đứa trẻ đánh nhau, hậu quả hợp lý chính là: “nếu không thể chơi cùng, cả hai phải tách ra hoặc ngồi đối diện để nói chuyện rõ với nhau cho đến khi giải quyết xong vụ tranh cãi”.

Ngay cả một đứa trẻ nhỏ cũng có thể lau sạch chỗ sữa bị đổ và học bài học về hậu quả của sự bất cẩn.

Cái hay của việc sử dụng những hình phạt hợp tình hợp lý và đương nhiên chính là trẻ không bao giờ có thể hét lên: “Không công bằng”. Trẻ bắt đầu học được rằng việc kỷ luật là đúng với hành động và rằng chúng phải chịu hậu quả.

Những cách thức thực tế để dạy lựa chọn = những hậu quả

* Bạn có thể dạy trẻ biết rằng những hành động của chúng có những hậu quả liên quan đến những tình huống xảy ra thường ngày. Một trong những quy luật tự nhiên chính là mọi hành động đều có một phản ứng lại; bạn có thể giúp con cái bạn nhìn thấy rõ mối liên hệ giữa những hành động của chúng và những kết quả. Khi nói đến hậu quả, mọi người đều nghĩ hậu quả là điều tiêu cực. Nhưng khi dạy trẻ về nguyên tắc cơ bản này, hãy cố tập trung vào mặt tích cực; những hành động dẫn đến những kết quả tích cực. Ví dụ, bạn có thể cho con cái thấy rằng nếu bạn tưới nước cho cây, nó sẽ lớn lên; nếu bạn bỏ những mảnh vụn vào máng, chim sẽ đến; nếu bạn bày tỏ sự tử tế và yêu thương, mọi người sẽ thích ở bên bạn. Cũng cần chỉ ra cho trẻ thấy những hậu quả tiêu cực nơi hành động của trẻ, nhưng bạn cũng có thể giúp chúng hiểu được mối liên hệ này từ góc độ tích cực.

* Bạn có thể thực hiện một thí nghiệm khoa học đơn giản với trẻ, việc thí nghiệm chỉ ra kết quả hiển nhiên trẻ có thể nhìn thấy và hiểu. Ví dụ, khi trộn bột soda với giấm sẽ xuất hiện hiện tượng sủi bọt. Bạn có thể sử dụng thí nghiệm này và những thí nghiệm đơn giản khác để minh hoạ một thực tế vật lý, cũng như nguyên tắc thuộc về tinh thần, những hành động dẫn đến những phản ứng.

* Bạn có thể lên chương trình một buổi học vể chủ đề “nguyên nhân và kết quả”, sau đó ghi chép lại những kết quả theo dõi của gia đình trong suốt một tuần.

Những ý tưởng này có thể giúp bạn bắt đầu, nhưng nếu bạn muốn bài học này có kết quả lâu dài, bạn cần phải bảo đảm rằng bạn phải thường xuyên áp dụng những hình phạt đã thoả thuận. Tận dụng những sự việc xảy ra mỗi ngày để củng cố bài học này; bằng cách này, trẻ sẽ tự nhiên biết suy nghĩ trước và cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra do những hành động của chúng. Nếu bạn thường xuyên áp dụng những hình phạt đã thoả thuận đối với hành vi xấu, trẻ sẽ hiểu.

Những hình phạt không nên dùng như một loại vũ khí. Mục đích của những hình phạt chính là để dạy trẻ biết nhìn xa hơn kết quả tức thì của hành động của chúng để thấy những ảnh hưởng lâu dài.

Có thể đối với bạn đã rõ ràng, nhưng việc chỉ rõ mối quan hệ giữ hậu quả và hành động của con trẻ là hết sức quan trọng. Chỉ ra mối quan hệ nhân quả tất nhiên xảy ra giữa hành động và kết quả giúp trẻ thấy rõ rằng chính chúng chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra thay vì đổ lỗi cho bạn hoặc những người khác.

Bằng việc sửa lỗi thông qua vật kết nối, bạn dạy cho trẻ một bài học và dựa vào những hậu quả có liên quan ảnh hưởng lâu dài nơi con cái của bạn.

An Nhiêndịch

Exit mobile version