Đâu là những thách đố và hiểm nguy cho niềm tin có Thiên Chúa ngày nay?

Hỏi: xin cha nói rõ về những nguy hiểm hay thách đó cho niềm tin có Thiên Chúa trong hoàn cảnh thế giới ngày nay..

Trả lời:

Hơn bao giờ hết, Giáo Hội nói chung và người tín hữu Chúa Kitô nói riêng đang phải đương đầu  với những thách đố (challenges) của thời đại tiến bộ vượt bực về mặt khoa học,  kỹ thuật, điện toán, nhưng lại thụt hậu thê thảm về  mặt tinh thần,  luân lý,  và đạo đức.

Thực vậy, các chủ nghĩa tục hóa ( secularism) chủ nghĩa tương đối  (relativism) cùng với chủ nghia hưởng thụ  khoái lạc ( Hedonism) và  chủ nghĩa duy vật  ( materialism) và cộng  sản( communism) ngày một bành trướng ở khắp nơi để  thách đố những ai còn niềm tin nơi Thiên Chúa là Đấng có thật và vô cùng tốt lành, thánh thiện;, nhưng rất chê ghét mọi tội lỗi, sự dữ, sự độc  ác và ô uế, nhơ nhuốc,  là những sản phẩm của các chủ nghĩa phi luân vô đạo nói trên.

Nhưng tiếc thay, con người ở khắp mọi nơi lại đang giang tay đón chào và sống theo  các tà thuyết  tai hại đó để tự lún  xâu vào “thảm họa của văn hóa sự chết” như Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II( nay là Thánh) đã cảnh giác khi Ngài còn cai trị Giáo Hội. Lời cảnh báo của Ngài vẫn còn nguyên giá trị trước thực trạng con người và thế giới ngày nay.

Và đó cũng là lý do tại sao  Đức  Giáo Hoàng Bê-nê-đich-tô 16  ( đã về hưu năm 2013)  đã kêu gọi Giáo Hội tiến hành “Tái Phúc Âm hóa=Re-evangelization” hay Tân Phúc Âm hóa – New Evangelization để không những đào xâu thêm lời Chúa hầu  sống sung mãn với mọi chiều kích của lời ban sự sống   mà còn thích nghi việc rao giảng Tin Mừng  trong hoàn cảnh thế giới tục hóa, duy vật  sa đọa  hiện  nay. Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô cũng đặc biệt lưu ý Giáo Hội về thực trạng “tôn thờ tiền bạc=cult of money” và dửng dưng  đối với người nghèo  khó của con người thời đại hôm nay.

Hậu quả trông thấy  của các chủ nghĩa vô luân vô đạo nói trên là thể giới ngày một tụt  hậu về ý thức luân lý và  đạo đức  để sống trong hận thù , ghen ghét, chém. giết, và  khủng bố,    vì  người ta thiếu hay mất  niềm tin vào một Đấng Tạo Hóa  đang điều khiển vũ trụ và số phận của mỗi con người  trong trật tự  đầy khôn ngoan, công bình và yêu thương..Vì thiếu niềm tin  , hay chối bỏ  niềm tin này  để tự vạch lấy con đường đi  riêng  cho mình,  nên người ta đã mặc sức sống với  sự dữ, sự  tội trong đời sống cá nhân hay trong cộng đồng xã hội.

Trên bình diện quốc tế, các nước giầu và có võ khí giết người hành loạt ( mass destruction) cấu kết với nhau để chèn ép và khai thác tài nguyên của các nước nghèo.( Mỹ và khối NATO đem quân đánh Lybia, giết Khadafi,  vì mỏ dầu béo bở của nước này chứ không phải vì thương gì dân Lybia bị cai trị hà khắc. Đánh và giết Khadafi  để độc quyền khai thác dầu hỏa  ở đây,  nhưng  lại làm ngơ,  không dám đánh Syria, dù Assad là một nhà độc tài khát máu, đã sát hại hàng chục ngàn thường dân vô tội  từ hơn  bốn  năm nay..Ngoài ra Assad còn bị tố cáo là đã dùng võ khí hóa học để tàn sát dân chống đối y nữa. Nhưng Mỹ vẫn là ngơ không dám trừng phạt Asad. Lý do là Mỹ sợ đụng đầu với Nga và Trung Cộng là hai nước bênh vực cho Assah vì quyền lợi của họ tại Syria.

Mặt khác, Mỹ và Tây Âu  vẫn   làm ngơ trước những  bất công , nghèo đói và  sự dữ ở  trên thế giới  – và cách riêng- ở các nước có chế độ độc tài , độc đảng chà đạp nhân quyền, vơ vét tài sản  quốc gia để gửi tiền ra nước ngoài phòng thân, trong khi đàn áp  bóc lột người dân vô tội chẳng may rơi vào ánh thống trị độc ác  của họ. Cụ thể,  nạn giết trẻ nữ ( infanticide)  hậu quả của chính sách một con cho mỗi gia đình – (nay đã cho  mỗi gia đình có hai con)-  ở Trung Hoa lục địa, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em cho  bọn hành  nghề  mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi , nạn buôn người ( human trafficking) để bắt làm nô lệ  lao động  hay  tình dục  cùng với nạn sát hại hàng ngàn phụ nữ mỗi năm ở Ân Độ vì  họ không  có của  hồi môn cho nhà chồng !, .. tất cả vẫn là những  thực  trạng tội ác đáng nghê sợ trong thời đại văn minh ngày nay. Thực trạng này vẫn tiếp tục thách đố lương tâm nhân loại trong khi cộng đồng  thế giới thờ ơ hay dửng dưng  trước những bất công,  bóc lột và tội ác ở khắp nơi trên thế giới hận thù và vô nhân đạo  hiện nay.

Về phương diện luân lý, đạo đức, thực trạng còn đáng buồn hơn nữa.Chủ nghĩa  tương đối ( relativism) cùng với chủ nghĩa hưởng thụ khoái lạc và tục hóa ( hedonism and vulgarism ) đang rao bán những sản phẩm  nhơ nhớp   và độc hại của chúng để đầu độc giới trẻ  và  quyến rũ  nhiều tín hữu bỏ Đạo, hay coi thường việc thực  hành đức tin như tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng quanh năm, cầu nguyện chung và  đi xưng tội ít là một đôi lần trong năm.

Thống kê ỡ Mỹ và ở các Nước  theo Công Giáo ở Âu Châu như  Pháp, Đức , Ý ,Tây Bân Nha…cho thấy là đa số giới trẻ không còn siêng năng đi dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nữa. Ở Mỹ, tình trạng có khả hơn nhưng cũng không được khích lệ như mong muốn.Một thăm dò mới đây của một cơ quan truyền thông cho biết có tới 51 % phần trăm người Công Giáo Mỹ đã tán thành việc kết hôn của những người đồng tính ( same sex mariage) trong khi chỉ có 39 %  người Công giáo Mỹ chống lại việc này !!  các chinh trị gia  Mỹ ,  như cựu  Phó Tông Thống Joe Biden, bà dân biểu Nancy Pelosi, đều là người công giáo.Nhưng đã công khai tán thành việc kết hôn của những cặp đồng tính và ủng hộ việc phá thai,  trái với giáo lý của Giáo Hội về việc tôn trọng sự sống của con người , cũng như tôn trọng . truyền thống hôn nhân giữa người nam và người nữ, một định chế hôn nhân mà chính Thiên Chúa đã thiết lập từ đầu khi tạo dựng con người có nam có nữ và  truyền cho họ: “ Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất…” ( St 1: 28)

Nhưng thực tế rất  đáng buồn  là Nước Mỹ đã cho phép phá thai từ năm 1973, và ngừa thai trái với giáo lý của Giáo hội. Hậu quả  là  hàng triệu thai đã bị giết mỗi năm ở Mỹ ! Nay lại  công khai tán thành việc kết hôn đồng tính, và một  số Tiểu Bang đã hợp thức hóa  việc vô luân, phản tự nhiên này  để chiều lòng những kẻ bệnh hoạn về tâm sinh lý. Đây ;là một ô nhục cho những người  tự nhận mình là Kitôhữu ( Christians) nhưng lại chà đạp lên niềm tin của mình và nêu gương xấu cho người khác.Lại nữa, có thể nói : Hoa Kỳ là nước sản xuất phim ảnh, sách báo dâm ô, bạo động và có nhiều sòng bạc  nhất thế giới, tạo dịp tội cho quá nhiều người vấp  ngã vào hố trụy lạc vì cờ  bạc, dâm đãng…

Đây là tội mà Chúa Giêsu  xưa đã đặc biệt lên án như sau :

Không thể  không có những cớ làm cho người ta vấp ngã. Nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó  hơn là để nó làm cớ cho một trong  những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” ( Lc 17 :1-2)

Dĩ  nhiên, không phải chỉ có Hoa Kỳ là nước có nhiều thực trạng phản KitôGiáo. Các quốc gia có truyền thống KitôGiaó  lâu đời như  Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha,  Canada,  Mễ Tây Cơ….cũng đầy rẫy những suy thoái về niêm tin có Thiên Chúa là Chủ Tể vũ trụ, là Đấng tạo dựng mọi loài, mọi vật  hữu  hình và vô hình. Hậu quả của sự suy thoái này là nhiều nhà thờ đã không có  giáo dân  lui tới cầu nguyện ( ở Canada) đến nỗi  phải bán làm nơi kinh doanh  hay trở thành bảo tàng viện ( Museum) như  Nhà Thờ Đức Bà cổ kính  Notre Dame de Paris ở Ba Lê, Pháp Quốc.

Bên kia thái cực , các nước đang bị cai trị đôc đoán bởi cá nhân hay tập đoàn thống trị, chỉ biết vơ vét của cải tiền bạc cho đầy túi tham.  Và dửng dưng trước sự nghèo đói của đám dân đen bị trị triên miên, không biết bao giờ mới có hy vọng được thoát khỏi gông cùm của sự dữ , của thể chế  vô nhân đạo, phản dân chủ và vô cùng bất công này. Nhưng các nước tự nhận là muốn  bảo vệ cho nhân quyền và mọi tự do căn bản của người dân, lại chỉ lên tiếng lấy lệ trong khi vẫn làm ăn buôn bán với các nước  độc tài đảng trị,   bỏ quên trách nhiệm bênh vực cho tự do, dân chủ và nhân quyền chỉ vì quyền lợi kinh tế của họ.

Ở những quốc gia có chế độ cai trị hà khắc, thì tình trạng xuống cấp về luân lý, đạo đức  hiển nhiên là một thực tại không ai chối cãi được, vì  kẻ cầm quyền với bản chất vô đạo thì đâu còn quan tâm  gì đến việc bảo vệ những giá trị luân lý, đạo đức phổ quát  của con người nói chung , là tạo vật  có lý trí và  lương tri, khác xa loài vật chỉ có bản năng sinh tồn mà thôi.

Khi mà xã hội vắng bóng luân thường đạo lý, hậu quả hiển nhiên của chế độ cai trị , thì sự dữ mặc sức tung hoành  với  đủ mọi hình thái ghê sợ  của xã hội đen như  lừa đảo, gian manh, trộm cướp, giết người, hiếp dâm, bất công, bóc lột, buôn bán thân  xác của phụ nữ và trẻ em, chà đạp công lý và quyền sống căn bản của con người.

Như vậy, trước thực trạng trên đây ở khắp nơi,  khi con người chỉ biết chậy theo những quyến rũ của tiền bạc , của mọi vui thú vô luân vô đạo, của sự dữ. giết hại người khác vì tư lợi, vì thù oán, nhất là vì muốn bảo vệ cho chế độ bóc lột tàn nhẫn vô nhân đạo để làm giầu cho tập đoàn cai trị, thì  hiển nhiên đây là những thách đố to lớn cho  những  ai sống trong đó mà còn có niềm tin Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành.,  đầy công minh và nhân ái. Đầy công minh  nên Người sẽ không thể bỏ qua những sự dữ  như  bóc lột, bất công, lường đảo, xảo trá và gian ác. Mặt khác, là Đấng trọn tốt trọn lành thì  Thiên Chúa cũng không thể chấp nhận những gì là ô uế, là ham mê mọi lạc thú vô luân vô đạo như  tội  ấu dâm ( child prostitution) tội buôn bán phụ nữ cho kỹ nghệ mãi dâm vô cùng khốn nạn; đặc biệt ở những quốc gia độc tài và nghèo đói,  khiến phụ nữ và trẻ em trở thành  nạn nhân của những  kẻ vô đạo với dã tâm buôn bán họ cho những kẻ no cơm dửng mỡ đi tìm thú vui dâm ô tội lỗi và cực kỳ khốn nạn này.

Như  thế, là người có niềm tin Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành, chúng ta phải sống cách nào để không những giữ vững  đức tin của mình không bị lung lạc , chao đảo vì áp  lực của sự dữ dịp tội  tràn ngập  trong mọi xã hội, mà còn phải nêu gương sáng để lôi kéo lên những ai đã và đang sa xuống vực thẳm của văn hóa sự chết trong môi trường sống của mình.Đây  chính là điều Thánh Phaolô đã khuyên bảo   tín hữu Phi Lip-Phê xưa như sau:

“..Anh  em hãy trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa giữa một thế hệ gian tà, sa đọa.Giữa thế hệ đó, anh  em phải chiếu sáng như những vì sao trên  vòm trời, là làm sáng tỏ Lời ban sự sống…” ( PL 2:  15-16)

Xã hội sa đọa vì gương xấu đầy rẫy là thách đố cho ta sống công bình , bác ái và trong sạch để  nâng cao  giá trị cứu rỗi của những nhân đức này. Người đời không tin có Chúa  hay tin mà không sống niềm tin ấy nên  bỏ Chúa để chạy theo tiền bạc ,danh lợi và mọi thú vui vô luân vô đạo,  thì  càng thách đố những ai còn niềm tin  Chúa Kitô   phải có  can đảm làm nhân chứng cho Chúa  bằng quyết tâm xa tránh mọi tội lỗi, xa tránh mọi hình thái của “văn hóa sự chết”  đang lôi cuốn con người ở khắp nơi vào hố hư mất đời đời.

Hơn thế nữa,  chúng ta phải chứng tỏ cho người khác biết rằng thật sự  có Thiên Chúa , có sự sống và hạnh phúc vinh cửu. Do đó, phải tìm kiếm thú vui  lành mạnh, trong sạch và “hãy  sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách , một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời , nơi trộm cắp không bến bảng  mối mọt cũng không  đục phá..” ( Lc 12 : 33)

Đó là sự khôn ngoan của kẻ có niềm tin Thiên Chúa là nguồn mạch duy nhất của mọi vui thú  và giầu sang bất diệt. Nhưng cho được hưởng vinh phúc và giầu sang đó, tức là được cứu rỗi để vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên cõi vĩnh hằng, chúng ta hãy  suy gẫm và thực hành lời Chúa Giêsu  đã  dạy các Tông Đồ xưa,  là   “ hãy chiến đấu để qua được của hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh  em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không  thể được.” ( Lc  13: 24)

đi vào cửa hẹp” là khép mình vào khuôn khổ của luân lý, đạo đức, là xa tránh những thói hư tật xấu của người đời không có niềm tin, là có can đảm để lên án những tội ác như phá thai, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm vô cùng khốn nạn; và sau hết, không được a dua ninh bợ kẻ có quyền thế để mong kiếm chút tư  lợi hay danh vọng phù phiếm.

Sau hết, phải thực sự sống tinh thần nghèo khó của Phúc Âm để  theo gương Chúa Kitô, “ Người vốn giầu sang  phú quý nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó ví anh  em để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh  em trở nên giấu có.” ( 2 Cor  8: 9)

Phải sống khó nghèo nội tâm để chống lại  nguy cơ lôi cuốn của  tiền bạc và hư danh trần thế,  hơn bao giờ hết  là một thách đố to lớn  cho những ai còn niềm tin có Chúa là cội nguồn của mọi phú quí sang giầu  đích thực..

Chúa Giêsu đã nêu gương khó nghèo từ khi sinh ra trong hang bò lừa cho đến ngày chết trần trụi trên thập giá; và không có nơi an táng, khiến môn đệ phải mượn ngôi mỗ trống của người khác cho Chúa nằm nghỉ trong ba ngày chờ sống lại.

Đó là gương khó nghèo đích thực mà mọi Tông đồ lớn nhỏ và mọi tín hữu trong Giáo Hội  phải noi  theo để làm nhân  chứng cho Chúa trước thế gian ham mê tiền của và mọi danh vọng vui thú chóng qua và hư hèn của trần gian này.

Cách riêng người có trách niệm giảng dạy chân lý và luân lý, phải có can đảm lên án những tụt hậu về luân lý đạo đức trong xã hội mình đang sống và thi hành sứ mệnh phúc âm hóa thế gian. Phải có can đảm như Thánh  Gioan-Tẩy Giả xưa đã thẳng thắn lên án vua  Hê-rô-đê về tội lấy vợ của anh mình, khiến phải vào tù và bị chặt đầu vì ác tâm báo thù  của Herodias, người vợ bất hợp pháp của Hê-rô-dê.(Mt 14: 3-12)

Nếu không có can đảm lên án những bất công xã hội , những tụt hậu về luân lý đạo đức, thì người Tông Đồ lớn nhỏ của Chúa trở thành đồng lõa với kẻ gây ra những bất công và tha hóa đó.

Nghĩa là không thể lấy cớ không làm chính trị, để làm ngơ trước  thực trạng vô luân vô đạo của xã hội đang ung thối cần  phải  cứu chữa  để có công bình, nhân đạo và luân lý.. Đây chính  là trách nhiệm phúc âm hóa môi trường của Giáo Hội để mang Ánh Sáng Chúa Kitô chiếu rọi vào nơi xình lầy tối tăm ô uế.

Nói khác đi,  nếu cứ  chạy theo tiền của và danh vọng hư hão chóng qua ở đời này thì  sẽ  không thể  vươn tâm bồn lên tới Chúa là nguồn vui  và hạnh phúc đích thực, cũng như không thể quan tâm , thương giúp  những người nghèo khó, bất hạnh còn đầy rẫy trong xã hội.ỏ khắp nơi.

Tắt một lời: người công giáo mà chạy theo tiền của, hư danh trần thế , người Tông Đồ của Chúa mà không có can đảm lên án  những bất công của chế độ, những tha hóa về luân lý, đạo đức, thì không thể làm nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời , trước thế gian chối bỏ Thiên Chúa  để lao mình vào những con đường tội lỗi dẫn đến hư mất đời đời..

Chúa nói  “Ai có tai nghe thì nghe.” (  Mt  13: 43; Mc 4: 23; Lc 8:8)

Những người cần nghe trước tiên là các tông đồ lớn nhỏ của Chúa, tức những người được sai đi để làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa. Do đó, , nếu không thực sự  sống cái nghèo của Chúa Kitô, Thầy mình,   thì .mọi cố gắng phúc âm hóa, tái phúc âm hóa sẽ vô ích, vì  người rao giảng  không thực thi lời mình  giảng dạy, như trống đánh xuôi kèn thổi ngược

Giáo Hội phải nghèo khó thực sự theo gương Chúa Kitô thì mới hữu hiệu dạy bảo cho tín hữu  khinh chê mọi của cải, giầu sang, danh vọng phù phiếm ở đời này,  vì “ tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm….Vậy anh  em hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa , còn những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Lc  12: 30-31)

Lời Chúa trên đây đang  thách đố mỗi người chúng ta  phải  can đảm thực thi để chứng minh đức tin của mình giữa thế hệ gian tà, giữa bao người chỉ nói mà không làm, giữa bao người cố tình không muốn nghe tiếng nói của lương tâm phản ánh tiếng nói của Chúa trong tâm hồn họ.

Thế gian càng sa đọa, càng tụt hậu về luân lý, đạo đức thì người có  niềm tin Thiên Chúa càng phải sống niềm tin ấy cách cụ thể và sống động  để không những phân biệt mình với kẻ  không có niềm tin, mà còn để lôi kéo những ai đang mê lầm ra khỏi nanh vuốt của ma quỷ và  thế gian   là nguồn của  mọi sự dữ , sự tội  nhờ gương sống chứng tá của mình. Đây là thách đố sống đức tin cho mọi tín hữu chúng ta  trước  những nguy cơ đe dọa đức tin rất nghiêm trọng của thời đại tục hóa  tôn  thờ  vật chất và vui thú vô luân ,vô đạo  ngày nay..

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Exit mobile version