“Công nghệ giáo dục” không thuyết phục tôi!

tiengviet - "Công nghệ giáo dục" không thuyết phục tôi!
ảnh: zing.vn

Bác sĩ trị bệnh không đúng thuốc, có thể giết chết một hay vài người. Còn Thầy-Cô dạy sai kiến thức khoa học thì làm hại cả một thế hệ. Chính vì thế, tôi xin nêu nhận xét của người khác về ”Công Nghệ Giáo Dục”, cách diễn giải sai của thầy Hồ Ngọc Đại và thầy Nguyễn Thành Nam. Sau đó là ý kiến của tôi về ”Công Nghệ Giáo Dục” quá ngược đời (không có ở nước nào ngoài Việt Nam) vì nó rắc rối, rườm ra, phản phương pháp sư phạm về ”ngữ âm học”: phonologie, phonématique!!!

A- GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ Học, cho rằng việc dạy đánh vần bắt đầu từ những khái niệm NGỮ ÂM, ÂM VỊ HỌC như cuốn sách Tiếng Việt Công Nghệ Giáo Dục là KHÔNG DỄ với trẻ em sáu tuổi. (Nguyễn Hà)

B- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói về ”hậu quả” của nền giáo dục hôm nay: laodong.vn

C- ”Tiến sĩ” Hồ Ngọc Đại khinh khi Cha Mẹ học sinh, phát biểu thế nầy: ”Phụ huynh biết gì mà can thiệp…”: youtube.com.

D- Thầy Nguyễn Thành Nam dạy sai như sau: Lan tỏa phong trào Chế giễu cách phát âm bằng hình khối VUÔNG … (Video nầy bị chặn ngày 17.9.2018) Vậy, kính mời xem:

Ông Hồ Ngọc Đại trả lời báo chí với thái độ rất ngạo mạn khi nói về trình độ của phụ huynh: youtube.com

E- Lập luận sai của ”công nghệ giáo dục” và ý kiến của người viết

1- Trong Video (đã bị chặn) tại phần D, ở phút 6:32, thầy Nam gọi SAI tên của các mẫu tự tiếng Việt ”t,r,n,g” (nơi chữ ”Trong”) như sau: tờ, rờ, nờ, gờ!!! Chẳng lẽ thầy ấy cũng đọc hay viết ”tam giác a, bờ, cờ” thay vì ”tam giác ABC” (a, bê, xê), HCL (trong hóa học) là hờ-cờ-lờ?

2- Thầy Nam: ”Âm ”cờ” có ba chữ cái để ghi nó là C, K, Q (xê, ca, qui).

Ý kiến:

a- Ký hiệu /k/ chẳng phải là chữ cái! Cho nên, không được đọc nó là ”cờ” có dấu ”huyền” như thầy Đại chẳng rành về cách phát âm quốc tế! Tôi chỉ nghe âm /k/ rất khẽ trong các chữ ”Cậu Công, con cả cụ Cầu có của, cặm cụi, cần cù, keo kiệt, cứ cãi cọ cùng các cô cơ cực.” Trong từ ”của” có âm /k/. Còn từ ”kaki” của Pháp, gốc Nhật, được Việt hóa thành ”caki”, nhưng người mình vẫn viết: kaki. Chữ ”calcium” (tạm đọc theo âm Pháp: can-xi-om), do gốc latinh ”calx”. Thầy-Cô Việt dạy hóa học phát âm ”calci” là /kalsi/ gần như cách vừa nêu.

b- Trong chữ ”ke”, có âm /k/ cũng không được đọc là ”cờ” như thầy Đại! Chữ ”ke” được phát âm là ”ke” /kɛ/ theo phiên âm quốc tế.

3- Thầy Nam dám nói và viết: ”QUA được đọc là ”COA, cờ, oa, qua!”

Ý kiến:

a- Tiếng Việt không có cách viết ”COA”. Còn tiếng Pháp thì có chữ ”quoi, coi”, đọc là ”qua” /kwa/. Xin nhờ thầy Đại phiên âm hai từ nầy ”quả, của” ra sao! Dạy đọc từ Latinh ”aqua” (nước), người Đức, Anh, Pháp… KHÔNG cần nêu ký hiệu phát âm cho con nít mới học tiếng ấy!

b- Trong chữ ”qua”, có ký hiệu âm /kw/ không được đọc là ”quờ” có dấu huyền như cách chẳng đúng của nhiều Việt Bào dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc vì, khi kết hợp với ”a,”, mẫu tự đôi ”qu” cùng với mẫu tự ”a” được phát âm là /kwa/ như trong chữ Latinh ”aqua” /akwa/ và Pháp ”aquatique” /akwatik/.

4- Thầy Nam: Trong chữ QUA, chữ U là âm ĐỆM!

Ý kiến: Trong chữ QUA, ”u” KHÔNG phải âm đệm bởi vì, theo ngôn ngữ học (linguistique), ”lưỡng âm tự” (digramme) ”qu” là ”âm tố” (phonème)
cơ bản của ngôn ngữ NÓI. Người Pháp cũng gọi ”qu” là ”graphème”, tức là ”sự kết hợp của hai hay ba chữ cái”: un assemblage de deux ou trois lettres.

5- Thầy Nam: ”Theo luật chánh tả, âm cờ đứng trước âm ĐỆM thì được ghi chữ qui: (Q)

Ý kiến:

a- Thầy Nam không phân biệt được ”luật chánh tả” với ”luật ký âm” dành cho phụ âm ”q” nên mới gọi tên mẫu tự ”q” là ”qui” như cách đọc của người Pháp!

b- Mẫu tự ”q” trong tiếng Việt mang tên là ”cu” /ku/ như trong tiếng Pháp ”coucou” (đọc là cucu), và như trong mẫu chữ cái tiếng Đức hay Tâybannha, chứ không phải [kɥ]. Thầy Nam không phân biệt được âm /ɥ/ như trong chữ ”tu” /tɥ/ và chữ ”nuit, tuyau” /nɥi/ ; /tɥi.jo/ của Pháp nên thầy ấy đọc mẫu tự ”q” của tiếng Việt là ”qui” thay vì ”cu” chắc là để tránh âm ”cu” tượng thanh, tượng hình…?

c- Ký hiệu ”u” (sau ”q”), trong từ Latinh cũng không phải âm đệm vì ”qu” được biểu hiện với ”dạng” /qw/, không thể đọc là ”quờ” như tiếng Việt, mà để nó (/kw/) được đọc trong chữ ”qui” của tiếng Latinh, chẳng hạn: ”Ego sum qui sum.” (Êgô xum qui xum. Ta là ”Đấng” Hằng Hữu.)

d- Tôi thử đọc tất cả các chữ Việt trong Từ Điển từ chữ ”qua” đến chữ ”quỵt” (có lẽ trừ chữ ”quờ, quớ, quở, quơ) mà KHÔNG nghe âm ”quờ” của thầy Hồ Ngọc Đại!

Xin kính mời Bà Con nghe Thánh Ca bằng tiếng Latinh có nhiều chữ bắt đầu bằng mẫu tự ”qu”: youtube.com. Chữ ”I,i” (trong ”Iudicanti”) khác với chữ ”j” trong ”judicanti” ở Video nầy:youtube.com bởi vì, trước đây, chữ ”I,i” thay cho chữ ”J,j”.

6- Thầy Đại và thầy Nam đều đọc tên các phụ âm mẫu tự cái tiếng Việt có âm Ờ!!!

Ý kiến: Trong Video nơi số 7 bên dưới, ở phút 6:11, Bà Con sẽ thấy ”ký âm” nhắm giúp phân biệt các phụ âm, chẳng hạn âm /p/ không ”bị” đọc SAI và quá LỚN (như thầy Hồ Ngọc Đại chẳng rành về ngữ âm học) là /pờ/! Ký hiệu /p/ như tiếng ”bật ra hơi” rất nhẹ từ cổ, họng, miệng, lưỡi, môi khi tôi phát âm chữ ”put”, chứ không phải: ”pờ, út, pút”!

7- Thầy Đại tự hào rằng cách ”đánh vần” của thầy là mới lạ, chưa ai biết!

Ý kiến: Thầy ấy quên chân lý nầy: Cách phát âm có cùng lúc với sự xuất hiện của con người! Chính ”Tạo Hóa” ban cho ”họ” khả năng phát âm bằng cách vận dụng cổ, họng, miệng, lưỡi, môi và hơi phát ra âm thanh nào đó, chẳng hạn từ ”put”. Xin xem trong Video bên dưới, ở phút 6:11 và tiếp theo sau đó, có hai hình minh họa về cách vận dụng cổ, họng, miệng, lưỡi, môi và hơi:

Phát âm tiếng Anh 44 âm IPA || Kí hiệu phiên âm quốc tế IPA:youtube.com

Chính tai tôi nghe thầy Đại phất âm không đúng từ tiếng Anh: ”four” và từ tiếng Pháp ”quatre”! Thầy ấy dám bảo rằng tên ”Einstein” (Albert Einstein) chẳng có nghĩa gì trong tiếng Việt! Phát biểu như vậy là ”vô hình trung” coi thường thiên tài vật lý ấy! Xin mời thầy xem người ta định nghĩa quý danh Einstein: ”Der Name Einstein geht zurück auf den weltberühmten Physiker Albert Einstein, der bis heute als Inbegriff eines Genies gilt.
The name Einstein goes back to the world-famous physicist Albert Einstein, who is still considered the epitome of a genius.

Tóm lại, thầy Đại ngang nhiên ”múa rìu” qua mắt thợ: xem thường các học giả lỗi lạc. Thầy bắt cô giáo nọ nói rằng phải cho trẻ thơ phân biệt ”tiếng” và ”từ”… Hà cớ gì thầy vội nhét vào đầu con nít sáu tuổi kiến thức của sinh viên Văn Khoa Anh, Pháp năm thứ ba ngày trước? Nay mai, tôi sẽ viết bài: ”Dạy cho con và người ngoại quốc đọc, viết được hết tiếng Việt trong vòng một tháng.”

Phan văn Phước

Kính gởi Bà Con tài liệu:

a- Alphabet et prononciation du latin:

https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=KTMvxRO9J7o

b- Chữ cái Đức: https://www.youtube.com/watch?v=pGga5_JpmSY

c- Bài hát về chữ cái Đức: https://www.youtube.com/watch?v=zxQXEyMMC0E

d- International Phonetic Alphabet nêu cách phát âm chữ ”lamb” (với ”b” câm) không hề nghe ký tự /l/ là ”lờ”! Cả thế giới không dạy phát âm lạ đời như ở Việt Nam!

Video: https://www.youtube.com/watch?v=o8KppNXfx2k, cách đọc ký hiệu âm /p/ rất khẽ như tôi đã trình bày, có tựa đề: International Phonetic Alphabet (IPA) | English Pronunciation.

Exit mobile version