Trả lời :
1. Trong Giáo Hội , khi nói đến Công Đồng Chung hay Công Đồng Đai Kết ( Ecumenical Council) là nói đến việc triệu tập tất cả các thành phần lãnh đạo trong Giáo Hội hoàn vũ và giáo hội địa phương ; cụ thể là các giám mục và các Bề Trên Dòng trong toàn Giáo Hội về Roma họp với Đức Thánh Cha để bàn về những vấn đề có liên quan đến tín lý, ( dogma) giáo lý ( doctrine) luân lý ( moral) và kỷ luật ( disciplines) ( x giáo luật số 338-341)
Từ ngữ đại kết =Ecumetical xuất phát từ tiếng Hy lạp- “oikoumene” có nghĩa làToàn diện, toàn thế giới. Do đó, khi đại Công Đồng chung hay Đại kết được triệu tập thì chủ yếu là tất cả các giám mục trong toàn Giáo Hội được mời về giáo đô Rôma theo lệnh Đức Thánh Cha là người triệu tập và cũng là người trụ trì –tức chủ tọa các phiên họp của Công Đồng.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Giáo Hội có nhu cầu quan trọng phải bàn bạc và quyêt định, thì Đai Công Đồng chung được triệu tập để các vị có trách nhiệm trong Giáo Hội hoàn vũ và địa phương ngồi lại với Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và cũng là Thủ lãnh Giám mục đoàn ( College of bishops) để thảo luận và quyết đinh những vấn đề có liên quan đến Sứ vụ vá sứ mệnh của Giáo Hội là Thân Thể nhiệm mầu ( Mystical Body) của Chúa Kitô trong trần thế.
Ngoài các Giám mục là thành phần chính, còn có đại điện các Dòng Tu lớn, các thần học gia nổi tiếng, các chuyên viên giáo luật và phụng vụ cũng được mời để đóng góp ý kiến chuyên môn cho Công Đồng. Các Hồng Y cũng là giám mục nên đều được mời tham dự Công Đồng. Cần nói thêm ở đây là các Hồng Y có vai trò lớn hơn các giám mục, vì là những cố vấn cho Đức Thánh Cha, và đương nhiên là những cử tri ( elector) đi bầu và có khả năng được bầu lên ngôi Giáo Hoàng ( dù không ra ứng cử) nếu dưới 80 tuổi. Khi đương kim Giáo Hoàng từ trần hay từ chức ( Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI từ chức năm 2012) thì các Hông Y dưới 80 tuổi sẽ họp Mật nghị ( Conclave ) để bầu Giáo Hoàng mới cho Giáo Hội.
Theo giáo luật, thì Công Đòng chung phải được chính Đức Thánh Cha triệu tập, chủ tọa, phê chuẩn các sắc luật được thông qua và giải tán Công Đồng ( x giáo luật số 338)
Tuy nhiên, trong lịch sử Giáo Hội, thì tám Công Đồng chung đầu tiên đươc triệu tập ở Đông phương theo lênh của các Hoàng Đế ( Emperor) chứ không do Đức Thánh Cha triệu tập . Tuy Đức Thánh Cha không đich thân tham dự nhưng ngài cũng phê chuẩn các quyết định của các Công Đồng này.
Sau đây là danh sách các Đại Công Đông chung đã được triệu tập từ xưa đến nay:
1. Công Đồng Nicaea ( Nicene) I, A,D 325 lên án bè rối Arianism sai lầm về bản tính của Chúa Giêsu và tuyên bố Chúa Con cùng bản thể với Chúa Cha. Công Đồng cũng chấp thuận Kinh Tin Kính được đọc trong các Thánh Lề ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng từ đó đến nay trong toàn Giáo Hội
2. Công Đồng Constantinople I, A.D 381 lên án bè rối Macedonians và tuyên bố Chúa Thánh Thần đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Con
3. Công Đồng Ephesus, A.D 431 lên án bè rối Nestorians và Pelagians và chính thức tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria là “ Mẹ Thiên Chúa=Theotokos” vì là Mẹ thật của Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa đồng thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.Từ đó Giáo Hội có lễ buộc kính Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 1 tháng 1 mỗi năm.
4. Công Đồng Chalcedon,A.D 451 lên án bè rối Monophysitism
5. Công Đồng Constantinople II, A,D 553, lên án Ba Kinh hội ( Three Chapters)
6. Công Đồng Constantinople III, A, D 680. Lên án ngụy thuyết Monothelitism
7. Công Đồng Nicaea II, A,D 787, lên án việc đập phá ảnh tượng( Iconoclasm)
8. Công Đồng Constantinople IV,869:CHẤM DỨT LY GIÁO HY-LẠP VÀ, TRUẤT PHẾ THƯỢNG PHỤ PHOTIUS
9. Công đồng Lateran I, 1223, ban hành các sắc lệnh về tội mại thánh ( Simony,) và luật độc thân cùa hàng giáo sĩ.
10. Công Đồng Lateran II, 1139, chấm dứt ly giáo về ngôi vị Giáo Hoàng (Papal schism) và ban hành những cải cách mới.
11. Công Đồng Lateran III, 1179, lên án các bè rối Albigenses và Waldenses Và qui định việc bầu Giáo Hoàng.
12. Công Đồng Lateran IV, 1215, chuẩn bị cho cuộc Thập tự chiến( Crusade), Sắc lệnh về việc Rước Lễ hàng năm, và nhắc lại việc lên án các bè rối của Công Đồng Lateran III
13. Công Đồng Lyons I, 1245, hạ bệ Frederick II và chuẩn bị cuộc Thập tự Chinh( Crusade)
14. Công Đồng Lyons II, 1274, nối kết Giáo Hội với phía Hy lạp và công bốnhững cải cách về kỷ luật
15. Công Đòng Vienne, 1311-1312 bãi bỏ Kinh sĩ Templars và ban hành những cải cách mới.
16. Công Đồng Constance, 1414-1418, chấm dứt cuộc Đại ly giáo Tây Phương kéo dài từ năm 1378 đến 1414 mà nguyên nhân chính là vấn đề tranh chấp ngôi vị Giáo Hoàng của các phe người Pháp, Ý và Đức
17. Công Đồng Florence , 1431-1445, vấn đề hiệp nhất với phía Hy Lạp, Và ban hành nững cải cách mới.
18. Công Đồng Lateran V, 1512- 1517 đói phó với nhóm Tân Aristote ( Neo-Aristotelians) và ban hành những cải cách mới
19. Công Đồng Trent, 1545-1563, lên án nhóm Thệ phản ( Protestantism) Và đóng thư qui (canon) Kinh Thánh
20. Công Đồng Vaticanô I, 1869-1870).lên án những sai lầm, và công bố ơn bất khả ngộ ( infallibility) của Đức Thánh Cha
21. Công Đồng Vaticanô II, do Đức Thánh Cha Gioan XXIII triệu tậpVà khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 1962.Khóa 1 chấm dứt ngày 8 Tháng 12,1962 , sau khi Đức Thánh Cha Gioan qua đời ngày 3-6-1963. Đức Thánh Cha Phaolô VI được bầu lên thay thế và tiếp tục công việc của Công Đồng thêm ba khóa họp nữa vào những ngày sau đây :
Từ 26 tháng 9 đến 4 tháng 9 năm 1963
Từ 14-đến 21 tháng 11 năm 1964
Từ 14 tháng 9 đến 8 tháng 12 năm 1965 là ngày kết thúc
Công Đồng với 16 tuyên ngôn và sắc lệnh được Đức Thánh Cha
Phaolô VI ký cho ban hành trong toàn Giáo Hội .
(source : Catholic Encyclopedia)
Đây là Đại Công Đông Chung lớn nhất được triệu tập trong Giáo Hội từ trước đến nay, với sự tham dự của trên 2000 giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới đem lại thành quả lớn lao là canh tân hay đổi mới Giáo Hội về mọi phương diện. đặc biết là phụng vụ, bí tích . Cụ thể : Thánh Lễ Tạ Ơn ( The Eucharist) và các bí tích được cử hành bằng ngôn ngữ của các dân tộc thay vì bằng La ngữ thống nhất từ trước cho đên năm 1965, là năm kết thúc Công Đồng Vaticanô II.
Dầu vậy , vẫn có sự bất đồng trong Giáo Hội về những cải cách của Công Đồng. Cụ thể Tổng Giám mục Marcel Lefebvre ( Pháp) đã ly khai khỏi Giáo Hội hậu Công Đồng để tiếp tục làm lễ bằng tiếng Latin và bác bỏ mọi cải cách của Công Đồng. Ông cũng lôi kéo được một số người có khuynh hướng bảo thủ đi theo.Nay nhóm này đã tan rã, sau khi Tổng Gián muc Lefebvre qua đời năm 1991. Một khi Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đich-tô XVI ( đã về hưu năm 2012) cho tái lập lại nghi thức cũ cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Latinh,song song với nghi thức mới bằng các ngôn ngữ địa phương, theo đó từ nay nơi nào có nhu cầu và có linh muc đọc được tiếng Latinh, thì khỏi phải xin phép Tòa Thánh để làm lễ Latinh như trước.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn