1. Ngày sau Chúa Giáng Sinh…
Tự dưng thèm bát canh đậu hũ nấu cà chua, tớ đi chợ…
Nói đi chợ thì chưa hẳn đúng, bởi chỗ đến mua hàng không phải là chợ, hoặc có đúng ở thì qúa khứ,
Lý do trước đây là khu chợ rộn nhịp, sầm uất… bên cạnh huyện lộ, song ‘lấy cớ’ an ninh, lập lại trật tự giao thông nên xã quyền dẹp không cho bán.
Nói ‘lấy cớ’, theo người dân là để bắt người vào ‘thuê sạp’ chợ mới, chợ này lại là của ‘đầy tớ’ từng thuộc hàng đệ nhất cấp xã…
Khu chợ cũ còn ‘dấu tích’ nhờ vài sạp ‘kiên định’, dẫu đã bị an ninh làm rất dữ, từng bị thu đồ nhưng… rút cục phải ‘nhân nhượng’ vì… lẽ phải thuộc về Dân: Họ có quyền buôn bán trên phần đất của họ, không lấn chiếm lề đường…
Với lại khu chợ mới của ngài ‘đầy tớ’ bất tiện cho buôn bán !…
(Quả thế thật, mấy lần rảo quanh chợ mới, thấy còn trống nhiều sạp; chợ chỉ họp mấy tiếng buổi sáng rồi…tan chợ).
…
Tớ ra sạp ‘bách khoa’ quen thuộc bán các loại rau- củ- quả, thực phẩm…
Một cô gái trẻ măng mặc áo hai giây, bó sát đúng chuẩn con… nhà nghèo theo mốt ‘bảy phần da ba phần vải’…, lại son phấn rực rỡ.
Để nàng đỡ ngại tớ lảng vào phía trong xem hàng…
Bất ngờ có tiếng chào rõ to:
– Con chào cha, nghe nói cha bị đụng xe, tay cha đỡ chưa ?
Có chỗ nói chuyện, hỏi thăm…
Lát thấy nàng không còn… mát mẻ nữa.
Nàng ra xe lấy áo gió khoác, khoác ngược phía trước, che chỗcần che…
Nghĩa là nàng còn biết ngại, còn ý thức đứng đắn khi biết có ‘ông cha’ ở đây.
2. Tớ lại nhớ đến việc ăn mặc, nói riêng chị em khi đi Nhà thờ, tham dự Thánh lễ; đi đền, Chùa…
Dẫu ‘chiếc áo không làm nên thầy thu’ nhưng việc ăn mặc lại góp phần phản chiếu cái nết na, nhất là nơi chị em gái.
Dường như ta đang mất dần ý thức ăn mặc cho ‘phải đạo’ nơi trang nghiêm !?
Lm. Đaminh Hương Quất