Có được vỗ tay trong bài giảng không?

Hỏi: Các giáo dân trong nhà thờ của chúng tôi thường tự phát trong phản ứng của họ đối với bài giảng thật hay của cha giảng lễ. Đôi khi giáo dân trân trọng vỗ tay sau bài giảng, hoặc là để thông báo là họ đồng ý với linh mục, hoặc để nói lên sự đánh giá cao của họ đối với bài giảng. Tuy nhiên, có lần một tân linh mục đến dâng lễ, và điều này đã xảy ra sau khi cha giảng là rằng cha không hài lòng với việc vỗ tay không thích hợp của họ, và nhắc nhở họ rằng họ đang tham dự một Thánh Lễ, chứ không xem trình diễn văn nghệ. Từ đó, sự tự phát của giáo dân biến mất; thỉnh thoảng, người ta mới được nghe tiếng vỗ tay, nhưng người ta buồn bã cảm nhận một sự ngập ngừng nào đó. Thưa cha, xin cha soi sáng cho chúng con về sự thích đáng của việc vỗ tay sau bài giảng. D. B., Denver, Colorado, Mỹ.

Đáp: Trước hết, đó là một dấu hiệu rất hy vọng của sự cải thiện tổng thể trong chất lượng của bài giảng, mà các tín hữu xem là đáng vỗ tay.

Sau khi đã nói như thế rồi, tôi nhìn nhận là vị linh mục trẻ đã đúng khi nói rằng, nói chung, tiếng vỗ tay là không được khuyến khích trong Thánh Lễ

Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc tuyệt đối. Bài giảng của Đức Giáo Hoàng thường kết thúc với tiếng vỗ tay, và thậm chí đôi khi bị gián đoạn bởi tiếng vỗ tay kéo dài và nhiệt liệt nữa. Trong thế giới cổ đại, các bài giảng tuyệt vời, chẳng hạn như bài giảng của thành Âutinh, đã thỉnh thoảng xen kẽ với tiếng vỗ tay đánh giá cao về phía giáo dân.

Cũng có một số nền văn hóa, mà ở đó việc hoan hô hoặc vỗ tay là một dấu hiệu tự phát của sự kinh trọng, và thậm chí sự bái phục nữa. Ví dụ, một số dân nước châu Phi vỗ tay trong lúc truyền phép, vì đây là cử chỉ truyền thống của họ, được tuân giữ khi nhà Vua hiện diện, và dường như là tự nhiên khi họ thực hiện việc vỗ tay như thế, để chào mừng sự hiện diện của Vua các Vua trên bàn thờ.

Vì vậy, trong khi tôn trọng các sự khác biệt văn hóa, và không loại trừ đôi khi có một loạt vỗ tay sau một bài giảng gây cảm hứng đặc biệt, tôi sẽ đồng ý rằng việc thực hành này không nên được khuyến khích hoặc thường xuyên diễn ra trong khung cảnh giáo xứ phương Tây.

Trước tiên, truyền thống phụng vụ Rôma thường tiết kiệm và giản đơn trong các sự biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài. Điều này cũng đúng trong các nền văn hóa Công Giáo, vốn là cởi mở trong việc biểu lộ lòng đạo đức bình dân, chẳng hạn các cuộc rước kiệu ở châu Mỹ Latinh, bán đảo Iberia và miền nam Ý, nơi mà tiếng vỗ tay, sự cổ vũ… là các nét diễn tả bình thường.

Sau bài giảng, phụng vụ đề nghị một khoảnh khắc thinh lặng để suy ngẫm và thẩm thấu sứ điệp bài giảng. Việc vỗ tay dễ dàng phá vỡ sự tập trung, và làm cho người ta khó thu thập các suy nghĩ của mình, và khó làm cho họ tập trung vào các câu hỏi chính yếu để sống Tin Mừng.

Khi tiếng vỗ tay là không phổ biến và cũng không được chờ đợi, vị linh mục có thể chuẩn bị bài giảng với sự tự do lớn hơn, cả về đạo lý mà ngài muốn truyền tải, và cách thức tốt nhất để chuyển đạt cho giáo dân. Nói cách khác, mặc dù ngài luôn luôn cố gắng để chuẩn bị một bài giảng thật hay từ quan điểm hùng biện, việc không phải lo lắng về tiếng vỗ tay làm cho ngài ít chịu sự cám dỗ của phấn đấu nhiều hơn nữa, để làm hài lòng giáo dân hơn là để hướng dẫn và khuyên khích họ hướng đến sự thánh thiện.

Việc không chờ đợi tiếng vỗ tay cũng giải phóng cả linh mục và giáo dân khỏi nguy cơ đưa ra sự so sánh tinh tế và không tinh tế giữa các linh mục với nhau. Chẳng hạn, bài giảng cha X là đúng giờ; Cha Y được hoan nghênh nhiệt liệt, trong khi rao giảng Cha Z về luân lý Kitô giáo không được vỗ tay gì cả… Lẽ tất nhiên, tôi hơi phóng đại, nhưng vấn đề là bất kỳ yếu tố nào có thể gây ra bất hòa thì nên tránh.

Phản ứng tốt nhất cho một bài giảng có ý tưởng hay và truyền đạt tốt là một quyết định, để hướng về phía trước và tăng trưởng với tư cách là Kitô hữu. Nếu điều này là thiếu, thì việc vỗ tay sau bài giảng chỉ là vu vơ.

Trong cuốn sách “The Spirit of the Liturgy” (Tinh thần của phụng vụ), Hồng Y Joseph Ratzinger, sau là Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đã viết: “Bất cứ khi nào tiếng vỗ tay nổ ra trong phụng vụ, do thành quả tốt của con người, đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng bản chất của phụng vụ đã hoàn toàn biến mất, và được thay thế bằng một thứ giải trí tôn giáo” (trang 198).

Bối cảnh nhận xét của Giáo Hoàng Biển Đức XVI là có liên quan đến việc vỗ tay, sau cái gọi là bài phụng vũ (múa phụng vụ); nó không trực tiếp nói đến trường hợp hiện tại của việc chúng ta vỗ tay, như là một dấu hiệu của sự tôn trọng và đồng ý với sứ điệp của bài giảng. Tuy nhiên, nguyên tắc liên quan việc hoan nghênh thành quả thuần túy con người của một trong các diễn viên phụng vụ, có thể là một nguyên tắc theo kinh nghiệm, để quyết định khi nào việc vỗ tay là thích hợp hay không.


(Nguyễn Trọng Đa,

Zenit.org 20-1-2009)
Exit mobile version