Chút duyên với Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận

dc lpthuan - Chút duyên với Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận
Cố Thần Phụ Bề Trên Địa Phận nhà Cần Thơ, Cyprianô Nguyễn Thạnh Mậu (1908-1986?) là người rất chịu cực chịu khó gom góp dòng tộc còn biết được vào Tập Gia Phả TÔNG CHI BẢO GIÁM, bản in rônêô 1973 tại Cần Thơ gom dòng họ bên phụ thân của Ngài, mà nhiềuthân nhân gần xa hôm nay còn giữ được tập Tông Chi đó. Trang đầu gia phảcó vài dòng về vị Cố Giám Mục Lê Phong Thuận:Thế kỷ 19, có hai anh em từ miền Trung vào Nam. Một người định cư tại vùng Long Xuyên, Cù Lao Giêng,Cồn Phưóc, sau nầy cócon cháu là Linh Mục Lê Phong Thuận. Ngưòi kia, lên Xóm Biển, Cao Miên….

Cuối tháng 4/1960, khi mới xong lớp ba trường Tây Đô, Nhà ThờChính Tòa Cần thơ, kẻ viết nầy về nhà cha mẹ nghỉ hè tại họ đạo Trường Thành, cách Cần Thơ 25 km,đi theo lộ xe bên kia bờ sông Cái Răng, chạy ngang Rau Răm, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền, rồi chợ Cầu Nhiếm.Họ đạo lẽ Cầu Nhiếm – Trường Thành –thời đó, được cha Bổn Sở Nguyễn Linh Việt (1901-1977, cùng lớp với Đức Cha Nguyễn Văn Thiện,ông Cha Ba Trần Công Triệu và Ông Cha Hai Trần Công Nhâm, cai quảnmới có hai năm. Từ cuối tháng 4/1960, Ông Cố Việt đã thông báo cho bổn đạo mộtbiến cố lớn lao sẽ diển ra tại Nhà Thờ Chính Tòa Cần Thơ. Đó là thầy sáu Lê Phong Thuận đặng quờn tế lễ ngày 09/06/1960 do Đức Giám Mục Nguyễn Văn Bình và rất nhiều thầy cả đặt tay.

Được tin nầy, chừng chục người lớn họ đạo của kẻ viết nầy bao một chiếc tàu đò đi dự lễ phong chức Linh Mục của Vị Thầy Sáu. Năm đó trúng mùa, an ninh khắp chốn, cuộc sống ấm no, luân thường đạo lý còn được rất trọng vọng, trộm cắp hầu như không còn, tiếng súng gần như im hẳn

Trước kia, thường thường phó tế – thầy sáu – được phong Linh Mục ở tận Nam Vang, Sài Gòn hay những nơi xa xa mãi mãi đâu đâu, chớ mấy khi tại nơi gần kếbên nhà mà người dân xóm đạo có thể đi dự không khó.

Cha tôi cũng cho tôi và người em kế đi cùng. Sau lễ truyền chức, Tân Linh Mục rất bận rộn chúc lành, cho hôn tay và gặp gỡ thân nhân bằng hữu. Trong lúc cha tôi cùng nhóm người đi chung tụ họp trên vỉa hè đầu nhà thờ phía nhà cha sở, thì Cha Nguyễn Văn Dương chợt đâu trờ tới, đi chung với người dì thứ tư và thứ bảy của tôi, cùng nhómdân chúng xóm đạo Hòa Hưng, Trảng Tranh, Thác Lác,Giồng Riềng, Kiên Giang. Cha Dương thăm hỏi vài câu, liền ngoắc tay gọi Tân Linh Mục đang đứng dưới tàn dù cây còng cổ thụ trên sân nhà thờ mé gần lộ xe:

Chín ơi, chín à, tới đây.

Thầy Cả mới Lê Phong Thuận, tôi đoán, là con thứ chín trong nhà, mang bộ áo lễ mới tinh, nhanh chân bước tới vớinhóm thường dân Nam Bộ và ban phép lành “cha mới” cho hết mọi ngưòi.

Năm 1962, khi thi và được vào Chủng viện Á Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, tôi gặp Cha đang làm quản lý kiêm chức giám thị. Ngài có một thân hình cao ráo dong dải, cơ thể tráng kiện, khuôn mặt nở nang,kiếng trắng gọng vàng, vầng trán cao rộng, thông minh trí thức, trông thấy mà ham. Vừa gặp Ngài, tôi liền nhớ lại dịp lễ phong chức hai năm trước.

Trong khoảng 1963-64, có lần sau giờ chơi ban sáng, ba bốnthứ năm liên tiếp,Cha Giám Thị tự nguyện lên lớp – dạy học. Ngài đi qua đi lại giữa hai phòngĐệ Thất A và Đệ Lục trong dãy nhà tôle cập tường gạch góc phải từ cổng nhìn vào, đọc ý nghĩa Thánh Lễ Misa cho anh em chép bài. Đó lànhiệm vụ của cha Linh Hướng Nguyễn Mạnh Đồng phụ trách giáo lý. Nhưng có lẽ Vị Giám Thị nóng lòng Nhà Chúa, nên tình nguyện làm trước, vì muốn cho chủng sinh mới vô chủng viện, múc mọi hiệu quả của Thánh Thể một cách trọn vẹn.

Chủng viện Á ThánhQuý từ Sóc Trăng dời lên Cái Răng lễ Giáng Sinh 1961. Hai năm kế tiếp tại Cái Răng, Ngài sống trong1 phòng nhỏ, đầu nhà ngủ lớncổng ra vào; nay vị trí đó nằm trong nhà nguyện chủng viện.

Năm 1964 Cha Thuận được Đức Cha Nguyễn Kim Điền gởi đi du học Roma rồi Tây Đức.

Năm 1970 về nước, làm thư ký Tòa Giám Mục, có dạy Ban Thần Học Đại Chủng viện Vĩnh Long tới 1975.

Ngài rất chú trọng đặc biệt giáo lý, nên khi về nước 1970, liền tổ chức nhiều khóa tu nghiệp giáo lý tại tòa Giám Mục.

Trong một lần họp mặt 1973, khi nghe Cha Thuận giới thiệu phương cách dạy giáo lý tân thời thu thập từ Âu Châu, thì mình và một số anh em liền xin Ngài mở lớp cho anh em đang đi giúp xứ. Và Ngài đồng ý. Đầu tháng 11/1974,lớp tu nghiệp Giáo Lý đặc biệt dành cho chủng sinh đang giúp xứ năm nhất và năm thứ hai, được mở ra tại Tòa Giám Mục. Kẻ viết nầy lúc đó đang ở Năm Căn, cũngđược thông báo, trở về tham dự.

Tháng 04/1975 Ngài được chọn lên phẩm hàm Giám Mục Phó với quyền kế vị mà chưa bị kinh qua phiền não nào của xứ đạo.

Quê tôi, tháng bảy nước nhảy khỏi bờ rồi cầm chân tới hết tháng 10.Cuối mùa nước ngập 1975 năm đó, Đức Cha Phó kinh lý mục vụ họ đạo Trường Thành bằng vỏ tắc ráng, 10 cây số ngàn, từ chợ Ô môn, đi vào nông thôn. Mấy tháng sơ khai sau 30/04/75 dân chúng bổn đạo gom gọn chừng 40 gia đình mới vừa hồi cư sau 10 năm xa xứ. Nhà thờ cũ do cha Thừa Sai MEP Quimbrôtz xây cất 1930, đã bị bom đạn tan tành thành đống gạch vụn từ 1969.

Tháng 05/1975, tiếng súng không còn, người dân tản cư ra thành thị lật đật hồi hương. Từ đó nhiều nhà thờ, tan hoang chiến tranh, nay được hồi sanh, vật liệu chấp vá. Nên Đức Cha Phó, sau vòng kinh lý, trở về Cần Thơ đi thăm hết các nhà dòng, hễ thấy căn chòi, nhà kho … nào bỏ không, vật liệu nào còn xài được thì liền “ăn xin” không ngại cho những nơi khốn khó, đến nỗi thời gian sau đó, nhiều chị nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng khi vừa gặp Ngài, thì liền cao rao tiếng chào, không phải kính mừng Ngài đầy no ơn phước, mà “chừng nào Đức Cha dỡ nhà của tụi con”. Nghe thấy mà thương cho cả hai bên.

Năm 2000, Tòa Thánh gởi cho Đức Cha nhà mình bức thư chúc mừng ngân khánh 25 năm Giám Mục. Cũng vào dịp nầy, Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN lúc đó là Nicola Nguyễn Văn Hòa đại diện, chúc mừng Ngài đã làm nhiều việc lớn lao cho Địa Phận, trong đó có việc đào tạo nhân sự đầy đủ vững chắc cho tương lai.

Rồi không lâu sau đó, Tòa Thánh cũng gởi một thư riêng, khen Ngài là người đã được hưởng những nền giáo dục tuyệt hảo… vàvì tương lai Giáo Hội phải xúc tiến đào tạo thêm nhân sự.

Thực vậy, lúc nhỏ chú tiểu họ Lê vào Tiểu và Đại chủng viện, được học với đa số ông chabà Phước thừa sai chínhgốc của nước Đại Pháp, 1964 lại du học Roma và Tây Đức. Với kiến thức Đông Tây và kinh nghiệm đi đó đi đây qua bao ngày đàng, ắt hẳn đã thu thập đuợc biết bao sàng khôn của nhân loại. Ngài đã có dư khả năng sắp xếp đào tạo nhân sựtài đức cho Địa Phận nhà cũng như cố vấn cho nhiều Giáo Phận khác. Sau những ngày ấy, Đức Giám Mục Phó họ Tri được đặc trách thêm nhiệm vụ nầy.

Có người nhận định: “Đức Cha Thuận có độc tài, nhưng làm việc có đường hướng …”.

Ngài là người quản lý tài chính Địa phận như Đức Cha tiền nhiệm Nguyễn Ngọc Quang, lo toan trực tiếp nhiều thứ trong ngoài.

Ngài mãn phần dương thế, ra đi ngày 17/10/2010 trở về cội nguồn.

Với 50 năm tế lễ và riêng 35 năm Giám mục trong một Giáo Phận, đã có nhiều thành tích đáng kể do mọi chi thể cùng cộng tác làm nên, dưới thời Ngài giữ chức kế vị các Tông Đồ.

Nhưng mà càng cao danh vọng càng dầy gian nan. Làm lớn, quyền lực trong tay có khi như con dao hai lưỡi; bao giờ cũng dễ bị phê phán hơn là khi không có chức vụ nào. Tùy theo kinh nghiệm, suy diễn, lối nhìn bên ngoài của bá nhân thì bá kiến,mà những thành công và chưa thành của một đời người,lối sống được thương yêu hay bị sợ hãi, đuợc người nhắc nhở hay muốn bỏ quên … thì ở đâu, thời nào ít nhiều đều có.

Tất cả thị phi, đúng sai, tiếng chì tiếng bấc khó thể tránh khỏi, là những bài học kinh nghiệm quí giá cho muôn thế hệ nhân loại trong lịch sử đã qua và luôn mãi sau nầy.

Vớituổi đời 80 vàhơn 50 năm thi hành bí tích, Ngài được nhiều phần phước thiêng liêng, khi được nhìn với con mắt đức tin bù lại.

Cuối cùng, nghĩa tử là nghĩa tận. Xin cầu cho Đức Giám Mục của nhà mình được nghỉ ngơi với Chúa trên chốn bình an. Alleluia. Amen.

(vh, WWGP.Cần Thơ 16–11-2012)

Exit mobile version