Do biến cố lịch sử này, chúng ta tạm chọn ngày 1-1-1882 làm ngày sinh cho Chữ Việt – Chữ tôi đang viết và quý vị đang đọc ở đây.
Nguyên văn Điều 1 và Điều 2 của Nghị định Lafont như sau:
Điều 1: kể từ ngày 1-1-1882, tất cảnhững văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị…sẽ được viết, ký và công bố bằng chữ mẫu tự Latinh.
Điều 2: kể từ ngày trên (1-1-1882), không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép, trong ngạch phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai không ở trong tình trạng viết được chữ Quốc ngữ.
Đã có nhiều Giấy Khai Sinh và Giấy Thế Vì Khai Sinh đã được cấp cho Chữ Việt. Có giấy thì đề năm 1651 của Giáo sĩ Đắc Lộ, có giấy thì đề năm 1838 của Giám mục Bá Đa Lộc, có giấy thì đề năm 1865 của Gia Định Báo… Chúng ta xin dành việc thẩmđịnh chính xác về ngày sinh của Chữ Việt cho các nhà sử học và ngôn ngữ học.
Trong giới hạn của một bài báo, chúng tôi xin mời quý vị đọc bài tóm lược về Chữ Việt được in trong Bách khoa Toàn thư Wikipedia. Xin bấm vào link sau đây để đọc toàn phần. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Quốc_ngữ
Sơ lược lịch sử chữ Việt(chữ Quốc ngữ)
Thế kỷ 16-18
1.Chữ Việt đã xuất hiện phôi thai vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt và ngôn ngữ Việt.
2.Trước tiên là giáo sĩdòng Phanxicô (từ Bồ Đào Nha), kế đến là giáo sĩ dòng Đa Minh rồi dòng Tên (từTây Ban Nha). Tên tuổi những giáo sĩ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh chữ Việt gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.
3.Giáo sĩ Đắc Lộ (tứcAlexandre de Rhodes), người Pháp, được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điểnDictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum mà ông soạn và in ra năm 1651.
Thế kỷ 19
1.Một mốc quan trọng của chữ Quốc ngữ là cuốn tự điển của Giáo sĩ Jean-Louis Taberd, in năm 1838, căn cứ vào những sửa chữa của Giám mụcBá Đa Lộc. Cuốn tự điển của Bá Đa Lộc được soạn từ năm 1773 đến 1815 thì hoàn thành, mang tên Dictionarium Annamatico-latinum nhưng chưa được in ra (bản viết tay nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền giáo Paris). Trong khi đó tự điển của Taberd mang tên Nam Việt Dương hiệp Tự vị (tựa tiếng Latinh cũng giống như cuốn của Bá Đa Lộc là Dictionarium Annamatico-latinum) được in ởSerampore, Ấn Độ.
2.Vào thời điểm này, phạm vi dùng chữ Quốc ngữ vẫn hạn chế trong việc ghi chép của cộng đồng Công giáo. Ngoài ra đại chúng người Việt không dùng lối chữ này.
3.Chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm vẫn không được công nhận là văn tự chính thức cho tới khi người Pháp chiếm lấy Nam Kỳ vào cuối thế kỷ 19.
4.Ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn.
5.Ngày 1 tháng 1 năm 1879, chính quyền Pháp ra lệnh đòi các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầuở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này.
6.Vào ngày 1-1-1882, cách nay 130 năm, là ngày Thống đốc Nam Kỳ Lafont của chính quyền thuộc địa Pháp đã ký nghị định bắt buộc người Việt Nam phải dùng chữ quốc ngữ hay chữViệt thay vì dùng chữ Nôm và chữ Nho.
Thế kỷ 20
1.Sang thế kỷ 20 thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.
2.Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu.
3.Ở Trung Kỳ thìđạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế.
4.Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị Chữ Nho và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.
5.Chữ Quốc ngữ qua những tác phẩm biên khảo, phóng sự, bình luận, du ký của những Nam Phong Tạp chí, Đông Dương Tạp chí, cùng một loạt tiểu thuyết và thơ mới của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với tư tưởng mới, phong cách mới cũng và nhiều tác giả khác đã chứng minh chức năng toàn diện của chữQuốc ngữ làm văn tự của người Việt để rồi sau năm 1945 các chính quyền kế thừa đều công nhận lối chữ này.
Vương Khắc Ngữ (tóm lược và tổng hợp)
nguồn: nghiasinh.org